Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn huyện đakrông, tỉnh quảng trị​ (Trang 46 - 48)

4.1.1.1 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên * Thuận lợi

- Đakrông là một huyện có trục đường quốc lộ 9, quốc lộ 14 chạy qua là điều kiện thuận lợi để giao lưu trong tỉnh, trong vùng và các nước trong khu vực. Với tiềm năng đất đai phong phú, tài nguyên rừng trên địa bàn đa dạng về động, thực vật, với tổng diện tích tự nhiên 122.467,40 ha, tổng diện tích có rừng 80.022,94 ha, diện tích đất qui hoạch cho mục đích lâm nghiệp 38.018 ha, đây là điều kiện thuận lợi thu hút các dự án đầu tư để trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất, kết hợp giữa quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội. Với diện tích rừng tự nhiên 71.659,32 ha, chiếm gần 50% diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh, tập trung chủ yếu ở các xã phía nam và 2 xã Đakrông, Hướng Hiệp. Đây là khu vực được thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông và Khu bảo tồn đường Hồ Chí Minh huyền thoại có tính đa dạng sinh học cao đã được nhiều nhà khoa học khẳng định còn lưu trữ rất nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm đại diện cho vùng sinh thái Trung Trường sơn.

- Về đất đai và khí hậu của huyện có tác động rất thuận lợi cho rừng tự nhiên phục hồi và phát triển, thích ứng của nhiều loài cây trồng như Thông nhựa, Keo các loại, cây Cao su, cây Cà phê và một số cây trồng bản địa như Bời lời, cây dược liệu, tạo đà cho sự sinh trưởng và phát triển của rừng trên địa bàn.

* Khó khăn

mạnh, độ dốc lớn nên cũng gây khó khăn cho công tác tuần tra, quản lý bảo vệ rừng.

- Các khu vực rừng có nhiều trữ lượng và các loài gỗ quý, hiếm của Đakrông đều phân bố xa dân cư, địa hình phức tạp, đi lại khó khăn, do vậy gây cản trở cho các hoạt động tuần tra phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng.

- Cùng với việc hệ thống giao thông mở rộng để phát triển kinh tế vùng sâu vùng xa, xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, điện gió lại tiềm ẩn nguy cơ dễ bị xâm hại ở các khu rừng trước đây khó tiếp cận vì không có đường giao thông.

4.1.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội * Thuận lợi

- Được sự quan tâm hỗ trợ của chính phủ và các chương trình dự án đã giúp người dân xây dựng các mô hình để sản xuất phát triển lâm nghiệp bền vững như nuôi ong lấy mật dưới tán rừng, trồng lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng, trồng rừng thâm canh…đem lại hiệu quả thiết thực, nên đời sống của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ngày càng được nâng cao, nhận thức về tầm quan trọng của rừng đối với người dân được nâng lên từ đó hạn chế việc xâm hại đến tài nguyên rừng.

- Trách nhiệm về quản lý bảo vệ rừng của cấp ủy, chính quyền các cấp cũng được phân định rõ ràng vì vậy công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện ngày càng được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả hơn.

- Kinh tế phát triển, thu nhập từ rừng mang lại rõ rệt tạo chuyển biến trong nhân dân nhận thức về vai trò tác dụng của rừng, ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia bảo vệ rừng, tố giác các hành vi vi phạm về lâm nghiệp cho các cơ quan chức năng ngăn chặn, xử lý kịp thời.

* Khó khăn

- Vào rừng để khai thác gỗ, lâm sản, săn bắt động vật rừng là công việc dường như đã trở thành thói quen của một số đồng bào dân tộc trong vùng, họ làm như vậy cũng do đời sống của họ còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, nhất là người dân sống trong rừng, gần rừng, lao động nhàn rỗi còn nhiều.

- Nhu cầu đất để sản xuất, sử dụng gỗ làm nhà và sinh hoạt của người dân ngày càng cao, chính vì vậy áp lực vào rừng là rất lớn.

- Dân số phân bố không đồng đều, trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc sinh sống, cơ cấu lao động còn chưa phù hợp với tình hình địa phương, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn khá cao (48,3%), chủ yếu tập trung ở các vùng sâu, vùng xa gần rừng và trong rừng. Đây cũng là những thách thức lớn trong việc tổ chức phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, quản lý rừng.

- Một bộ phận cán bộ, nhân dân còn cố tình vi phạm hoặc bao che không tố giác các hành vi xâm hại rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn huyện đakrông, tỉnh quảng trị​ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)