Đakrông được xác định là huyện trọng điểm, phức tạp nhất của tỉnh Quảng Trị về công tác quản lý và bảo vệ rừng bởi vì nơi đây có diện tích rừng tự nhiên lớn, chiếm gần ½ diện tích rừng tự nhiên của toàn tỉnh, có đường biên giới Việt Lào kéo dài qua 05 xã thường xảy ra tình khai thác trái phép gỗ từ rừng tự nhiên, xâm lấn rừng để làm nương rẫy, và thẩm lậu gỗ, động vật hoang dã từ nước Lào và các nước trong khu vực về Việt nam.
Trên cơ sở tình hình thực tế của địa bàn, hàng năm Hạt Kiểm lâm đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng các phương án PCCCR, kế hoạch bảo vệ rừng; bố trí 12 công chức Kiểm lâm về phụ trách địa bàn 14 xã, thị trấn;
tham mưu cho chính quyền cấp xã thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; tổ chức phối hợp với các ngành, các đơn vị giáp ranh thực hiện đấu tranh ngăn chặn xâm hại rừng đạt được những kết quả khích lệ.
4.3.2.1. Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật
Xác định tuyên truyền là một biện pháp quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Do vậy, công tác tuyên truyền đã được chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan đóng quân trên địa bàn, lực lượng Kiểm lâm cũng như chủ rừng thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, chính sách, quy định mới trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Chỉ tính trong năm 2018, các đơn vị đã phối hợp với các Đài truyền hình Trung ương và địa phương xây dựng 05 chuyên mục về bảo vệ rừng phát trên các giờ cao điểm; in và phát về thôn bản 400 áp phích có nội dung tuyên truyền; xây dựng bảng biển panô, khẩu hiệu tại các khu vực rừng cấm; tổ chức tuyên truyền đến các thôn, bản, gắn liền với việc ký cam kết bảo vệ rừng, cam kết sử dụng gỗ có nguồn gốc hợp pháp. Thực hiện tuyên truyền thông qua các cuộc họp thôn, bản được 80 đợt, với 3.804 lượt người tham gia, Với đặc điểm dân trí chưa đồng đều, nội dung tuyên truyền được soạn thảo ngắn gọn, dễ hiểu, với một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Hạt Kiểm lâm là đơn vị chuyên trách đã chủ động cử những đồng chí biết tiếng dân tộc hoặc dịch các nội dung tuyên truyền ra tiếng dân tộc Vân Kiều, Pa Kô để phát thanh trên hệ thống truyền thanh của địa phương.
Theo số liệu của Hạt Kiểm lâm Đakrông, năm 2018 đã tổ chức Ký cam kết bảo vệ rừng với 228 hộ gia đình, 12 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản; Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về BVR, bảo vệ động vật hoang dã cho Câu lạc bộ xanh tại trường THCS; Phối hợp với tổ chức Hội
nghị tuyên truyền pháp luật về bảo vệ rừng cho 70 người là các già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện; Ngoài ra, Kiểm lâm địa bàn phối hợp với dự án Red+
tổ chức tuyên truyền chuyên đề tại 11/14 xã thị trấn với 293 người tham gia ;
Năm 2018-2019 có nhiều chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực Lâm nghiệp, cơ cấu tổ chức của các lực lượng bảo vệ rừng từ Trung ương đến cơ sở nên UBND huyện và các xã đã tổ chức các Hội nghị triển khai phổ biến Chỉ thị 13-CT/TW của Ban Bí thư, Luật lâm nghiệp, Nghị định 156/2018 ; 06/2018 ; 01/2019 ; 35/2019 và 8 thông tư liên quan cho cán bộ là lãnh đạo chủ chốt trên địa bàn huyện, xã.
Thông qua tuyên truyền đã nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác BVR.
Hình 4.1: Tuyên truyền công tác bảo vệ rừng tại xã A Ngo
Hàng năm các cán bộ của các xã trọng điểm và Hạt Kiểm lâm được tập huấn nghiệp vụ trong lĩnh bảo vệ rừng như: tập huấn về việc sử dụng
các thiết bị, phần mềm phục vụ cập nhật diễn biến rừng, nghiệp vụ tuần tra rừng, nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy rừng, công tác khuyến lâm.. Qua mỗi đợt tập huấn đã giúp cho cán bộ Kiểm lâm địa bàn, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách và cán bộ các xã nâng cao kỹ năng nghiệp vụ về hoạt động lâm nghiệp, kỹ năng tuyên truyền giáo dục pháp luật về công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn.
Qua tìm hiểu từ Hạt Kiểm lâm Đakrông cho thấy, trong năm gần đây, nội dung, hình thức tuyên truyền đã từng bước cải tiến theo hướng có sự tham gia của người dân chứ không rập khuôn nặng về truyền tải các văn bản pháp luật nên đã thu hút sự tham gia tích cực của nhiều đối tượng từ các em học sinh đến những người cao tuổi trong cộng đồng đều được tiếp cận, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi người trong công tác bảo vệ rừng. Chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn một số đối tượng như: cán bộ xã, các học sinh, cán bộ thôn bản, hội nông dân về một số văn bản trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng như : Luật Lâm nghiệp, Nghị định 156/2018/NĐ-CP của chính phủ ... thì kết qủa có đến trên 90% đối tượng được phỏng vấn đều hiểu và trả lời đúng.
Tuy nhiên qua phỏng vấn các đối tượng liên quan thì công tác tuyên truyền vẫn còn những hạn chế sau:
- Kinh phí đầu tư cho hoạt động tuyên truyền còn thấp, các công cụ phục vụ hầu như không có nên chưa thu hút được sự quan tâm của mọi người.
- Kỹ năng tuyên truyền của một số cán bộ xã, kiểm lâm địa bàn còn hạn chế, thông tin truyền tải còn ít nên tính thuyết phục chưa cao.
- Chưa tổ chức đánh giá, khảo sát thăm dò hiệu quả của tuyên truyền đem lại đối với cộng đồng, nên chưa đánh giá kết qủa cụ thể để điều chỉnh nội dung cho phù hợp.
- Việc ký cam kết bảo vệ rừng đối với các hộ gia đình, các tổ chức cộng đồng mới tập trung chủ yếu ở các bản ở các xã cò rừng, chưa rải đều trên các
vùng dân cư, trong khi đó rất nhiều đối tượng vi phạm lâm luật là dân ở địa bàn thôn, bản, xã khác, huyện khác có ít rừng hoặc không có rừng.
- Nhận thức về bảo vệ rừng của một bộ phận cán bộ, nhân dân vẫn còn hạn chế nên còn trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi xâm hại tài nguyên rừng.
Do vậy, công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng cần được tăng cường và tổ chức thường xuyên hơn, mở rộng đối tượng tuyên truyền, không chỉ tập trung ở các thôn, bản, xã còn nhiều rừng mà nên phổ biến sâu rộng trên địa bàn toàn huyện.
4.3.2.2. Ngăn chặn hành vi xâm hại tài nguyên rừng
Trên cơ sở tình hình của địa bàn, UBND các xã, UBND huyện đã xây dựng Phương án bảo vệ rừng, xác định các địa bàn trọng điểm thường xảy ra khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản, phát đốt rừng làm nương rẫy đề chỉ đạo các hoạt động đấu tranh ngăn chặn xâm hại rừng.
Thực hiện chỉ thị 12/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách quản lý, bảo vệ rừng; Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp; Nghị định 133/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc phối hợp của dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng … các đơn vị đã xây dựng quy chế phối hợp giữa Kiểm lâm - Công an - Quân đội trong công tác bảo vệ rừng. Bố trí 12 công chức kiểm lâm và về phụ trách địa bàn 14 xã, thị trấn để trực tiếp tham mưu giúp chính quyền đia phương thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng. Kiểm lâm địa bàn đã xây dựng quy chế phối hợp giữa Kiểm lâm địa bàn và lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương trong BVR, tham mưu thành lập các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng tại cơ sở để huy động lực lượng tham gia khi có yêu cầu. Đặc biệt được sự hỗ trợ của một số dự án nên đã thành lập được 10 tổ tuần tra rừng của cộng đồng ở thôn, bản, lực lượng này được hổ trợ các
thiết bị cần thiết như: Máy ảnh, áo quần, rựa, ống nhòm… để phục vụ việc tuần tra rừng.
Đối với các khu vực điểm nóng thường xuyên xảy ra phá hoại rừng, các khu vực giáp ranh thì chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng tổ chức truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại tài nguyên rừng, nhằm có biện pháp kịp thời ngăn chặn và hạn chế thấp nhất các hành vi xâm hại tài nguyên rừng. 0 10 20 30 40 50 60 70 2016 (49 vụ) 2017 (57 vụ) 2018 (61 vụ) Số vụ vi phạm
Biểu đồ 4.3: Diễn biến vi phạm lâm luật trên địa bàn huyện Đakrông do Hạt Kiểm lâm Đakrông xử lý từ 2016 – 2018
Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Đakrông 2019
Kết quả trên cho thấy, từ năm 2016 – 2018, tình hình vi phạm trên địa bàn diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng, lực lượng Kiểm lâm đã phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các xã tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, ý thức, trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng của người dân được nâng cao, đồng thời tích cực xây dựng, củng cố lực lượng bảo vệ rừng, trong đó chú trọng việc củng cố mạng lưới cộng tác viên ở cơ sở để cung cấp kịp thời thông tin về các vụ vi phạm, nâng cao vai trò trách nhiệm của chủ rừng và chính quyền địa phương trong đấu tranh các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.
Tuy nhiên, do áp lực sử dụng gỗ và lâm sản của thị trường, cùng với việc lợi nhuận từ buôn bán trái phép lâm sản mang lại cao hơn so với các nguồn thu nhập khác, do đó số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp vẫn còn cao. Trong các vụ vi phạm thì số vụ cất giấu, mua bán, vận chuyển trái phép, chế biến trái phép lâm sản chiếm tỷ lệ cao nhất, các vụ vi phạm này chủ yếu là các đối tượng đầu nậu thu gom vận chuyển buôn bán kiếm lời. Qua số liệu cung cấp của Hạt kiểm lâm Đakrông thì trong số các vụ vi phạm bắt giữ có 120 vụ được cung cấp từ nguồn tin của nhân dân tố giác. Theo tìm hiểu thì trong thực tế còn rất nhiều số vụ vi phạm chưa được phát hiện và xử lý. Nguyên nhân của vấn đề này, một phần là do đối tượng vi phạm hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt trong khi đó lực lượng trang thiết bị phục vụ công tác chống buôn bán trái phép lâm sản chưa đáp ứng yêu cầu, chưa huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng trong đấu tranh tố giác và ngăn chặn vi phạm. Tình hình đấu tranh ngăn chặn diễn ra phức tạp, năm 2017 đã xảy ra 01 vụ chống người thi hành công vụ gây hư hỏng nặng phương tiện của lực lượng Kiểm lâm (2 đối tượng liên quan đã bị xử lý hình sự với tổng hình phạt 44 tháng tù giam).
Song song với việc đấu tranh ngăn chặn, hàng năm Ban chỉ đạo bảo vệ và phát triển rừng huyện đã tổ chức kiểm tra công tác quản lý bảo vệ rừng của các chủ rừng trên địa bàn nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của chủ rừng trong công tác quản lý bảo vệ rừng và sử dụng đất lâm nghiệp, kết quả kiểm tra hầu hết các chủ rừng đều xây dựng phương án bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, chấp hành nghiêm túc các quy định về bảo vệ và phát triển rừng.
Công tác xử lý vi phạm được thực hiện kịp thời và nghiêm minh. Theo quy định của Nghị định 35/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp thì tùy theo mức độ và tính chất vi phạm mà đối tượng vi phạm bị xử phạt từ cảnh cáo đến phạt tiền 1 tỷ đồng tùy vào từng hành vi vi phạm, ngoài phạt tiền còn bị tịch thu tang vật, phương tiện và bồi thường thiệt
hại do hành vi vi phạm gây ra. Vì vậy lợi dụng địa hình rừng núi phức tạp, nên khi các cơ quan chức năng tổ chức tuần tra bảo vệ rừng, truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng thì hầu hết các đối tượng vi phạm đều bỏ trốn, để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, dẫn đến số vụ vi phạm vắng chủ (lâm sản bị bắt giữ không có chủ sở hữu) còn chiếm tỷ lệ khá cao, mặt khác mặc dù biết đối tượng tham gia phá rừng nhưng không có đủ chứng cứ để xử lý nên nhiều đối tượng vẫn ngoan cố tiếp tục vi phạm.
Năm 2017 và 2018, huyện Đakrông đã khởi tố hình sự 03 vụ vi phạm về tội Hủy hoại rừng, đối tượng là người dân tộc thiểu số, am hiểu pháp luật hạn chế dẫn đến vi phạm. Việc xử lý vi phạm được thực hiện nghiêm minh theo quy định của pháp luật nên hầu hết các vụ vi phạm được chấp hành nghiêm túc không xảy ra khiếu nại, khiếu kiện.
Qua điều tra tìm hiểu nhận thấy việc cung cấp nguồn gỗ hợp pháp để sử dụng các nhu cầu thiết yếu cho người dân hầu như không đáp ứng, trong 5 năm trở lại đây Nhà nước không có chủ trương khai thác rừng tự nhiên để hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo như trước đây nên việc khai thác buôn bán trái phép lâm sản là điều tất yếu.
Từ kết quả điều tra cũng cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là do đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, cuộc sống của đồng bào dân tộc còn lệ thuộc nhiều vào rừng. Mặt khác do áp lực nhu cầu sử dụng lâm sản của thị trường nên lợi nhuận từ mua bán lâm sản cao, dẫn đến nên bọn đầu nậu luôn lôi kéo dụ dỗ để đồng bào khai thác gỗ và lâm sản bán cho chúng để buôn bán kiếm lời. Một trong những biện pháp để quản lý bảo vệ tốt vốn rừng hiện còn, theo kinh nghiệm của một số cán bộ các xã và cán bộ Kiểm lâm cho biết, phải tổ chức quản lý rừng tận gốc đó là việc tạo được mối quan hệ tốt với cộng đồng dân cư địa phương, kết hợp với biện pháp tuyên truyền giáo dục
pháp luật trong cộng đồng dân cư để họ hiểu tài nguyên rừng không chỉ là tài sản chung của quốc gia mà là tài sản riêng của chính họ, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng, tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy ước BVR thôn, bản. Đặc biệt cần có những chính sách, cơ chế cụ thể để cộng đồng, dân cư được hưởng lợi từ rừng mang lại, có như vậy mới khuyến khích cộng đồng tích cực tham gia quản lý bảo vệ rừng.
4.3.2.3. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
Cháy rừng là một thảm họa bởi nó không chỉ thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái và cảnh quan, chính vì vậy công tác phòng cháy chữa cháy rừng luôn được chú trọng quan tâm đúng mức. Với đặc thù các xã phía Nam của Đakrông mùa khô đến sớm hơn so với các huyện động bằng của tỉnh Quảng Trị khoảng 2 tháng (Mùa cháy rừng ở Quảng Trị được xác định từ tháng 4 đến tháng 9 nhưng ở Đakrông từ thì bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 9) do vậy để chủ động, hàng năm UBND huyện ban hành chỉ thị tăng cường công tác PCCCR, rà soát bổ sung phương án, bố trí lực lượng trực