Để đánh giá mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với đời sống của người dân trong cộng đồng, bản thân tôi đã phỏng vấn các hộ gia đình, một số cán bộ xã ở điểm chọn nghiên cứu, kết quả cho thấy, tài nguyên rừng rất quan trọng đối với cuộc sống của cộng đồng dân cư thôn, bản.
- Gỗ, củi là nguồn nguyên liệu không thể thiếu được đối với đa số đời sống của cộng đồng dân cư sống trong rừng và ven rừng. Gỗ khai thác ở đây theo ba dạng: 1) khai thác về để làm nhà ở cho gia đình; 2) khai thác để bán
cho đầu nậu kiếm lời; 3)khai thác thuê cho một số đầu nậu. Củi là nguồn nguyên liệu không thể thiếu được đối với cộng đồng dân cư ở đây, củi được dùng làm chất đốt phục vụ sinh hoạt của gia đình. Rừng Đakrông đa dạng về loài lâm sản ngoài gỗ như : Mây tắt, mây nước, song bột, các loài nấm ăn, các loại măng, đoác...đây là tài nguyên quý giá, phục vụ cho cuộc sống của người dân trên địa bàn. Qua nhiều năm, do không có kế hoạch khai thác hợp lý, nguồn tài nguyên này dần bị cạn kiệt. Theo thông tin của Hạt Kiểm lâm, những năm trước đây trên địa bàn huyện rộ lên việc thu mua quả Ươi, Giảo Cổ Lam, hạt Giổi, lan Kim Tuyến đưa đi Trung Quốc tiêu thụ với giá cao dẫn đến việc khai thác ồ át, thiếu biện pháp hợp lý dẫn đến nguy cơ cạn kiệt.
- Tình trạng săn bẫy, bắt động vật rừng: Nguồn động vật rừng ở huyện Đakrông trước đây khá phong phú, đặc biệt tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông nhưng những năm lại đây sản phẩm động vật rừng được thị trường ưu chuộng, được gọi là “Đặc sản” thì nạn săn bắt động vật rừng, nhất là động vật nguy cấp, quý hiếm trở nên phổ biến. Mặc dù bị cấm săn bắt động vật rừng, nhưng vẫn có một số người dân trong cộng đồng bản cố tình vi phạm nên dẫn đến cạn kiệt về số lượng một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Biểu 4.4: Mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với cộng đồng Sản phẩm Mức độ Tầm quan trọng Gỗ, động vật rừng, chất đốt 10 Tập quán làm nhà sàn, sử dụng các đồ dùng bằng gỗ, chất đốt; có sẵn trong rừng nên người dân thường vào rừng để khai thác. Tuy nhiên đây là hành vi bị cấm, lâm sản càng ngày càng khan hiếm. Chính quyền địa
phương, cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra phát hiện, ngăn chặn kịp thời, có quy ước và chế độ hưởng lợi phù hợp đối với các hợp hộ nhận giao rừng để quản lý bảo vệ.
Sản phẩm Mức độ
Tầm quan trọng
Nơi chăn thả gia súc
9 Phù hợp với tập quán thả rông của bà con, tốn ít công chăm sóc, sản phẩm bán có chất lượng, giá cao tuy nhiên thường xuyên đe dọa vì dịch bệnh, vốn đầu tư ban đầu lớn so với mặt bằng kinh tế thôn bả. Vì vậy cần quy hoạch nơi chăn thả, hỗ trợ về vốn và kỹ thuật trong việc phòng bệnh, kỹ thuật chăm sóc khi thời tiết rét đậm, rét hại, đầu tư thêm giống mới
Cây thuốc chữa bệnh
10 Là nguồn dược liệu quý được truyền từ nhiều đời nay trong đồng bào Pa Cô, Vân Kiều tuy nhiên hiện nay tình trạng khai thác quá mức để sử dụng và bán cho tư thương xuất sang Trung Quốc nên rất nhiều loài đang dần cạn kiệt và có nguy cơ biết mất khỏi rừng. Vì vậy cần hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, bảo tồn và phát triển các loại dược liệu quý tiến đến sản xuất thương mại, cải thiện sinh kế cho nhân dân trên địa bàn.
Cung cấp thực phẩm
9 Rất nhiều sản phẩm như măng, đoác, đọt mây... là thực phẩm hàng ngày của người dân trên địa bàn cũng như bán với giá cao vì là đặc sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phầm. Vì vậy cần quy hoạch, hỗ trợ kỹ thuật, kinh phí phát triển lâm sản ngoài gỗ theo hướng thương mại. Giữ nguồn
nước, hạn chế thiên tai
10 90% dân số trên địa bàn nghiên cứu sử dụng nguồn nước tự chảy để phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu, làm lúa nước. Những cánh rừng đầu nguồn hạn chế rất nhiều lũ lụt
4.4. Đánh giá kết quả bảo vệ rừng của cộng động sau khi đƣợc giao rừng:
Bằng phương pháp lập ô tiêu chuẩn theo các tọa độ các lô rừng đã được cung cấp từ Hạt Kiểm lâm Đakrông, chúng tôi đã đo đếm, tính toán trữ lượng bằng biểu điều tra 2 nhân tố khu vực trung bộ. (Phụ biểu 10, 11, 12)
Biểu 4.5: Thống kê khu rừng giao cho cộng đồng dân cƣ Làng Cát
Tiểu khu Khoảnh Lô Diện tích (ha) Trạng thái Trữ lƣợng (m3) M/lô (m3) M/ha (m3) 699 1 13,91 TXB 2.121,18 152,49 699 2 12,39 TXN 859,53 69,37 699 3 12,35 TXN 769,66 62,32 699 4 11,35 TXN 688,42 60,65 Tổng cộng 50,00 4.438,79 344,83
Biểu 4.6: Thống kê khu rừng giao cho cộng đồng dân cƣ Tà Lềng.
Tiểu khu Khoản h Lô M/lô (m3) M/ha (m3) M/lô (m3) M/ha (m3) 708 1 14,82 530,912 35,824 585,746 39,524 TXN TXN 708 2 13,64 465,124 34,100 488,789 35,835 TXN TXN 708 3 10,50 327,433 31,184 382,568 36,435 TXN TXN 708 4 11,43 769,639 67,335 792,728 69,355 TXN TXN 708 5 12,60 389,760 30,933 424,956 33,727 TXN TXN 708 6 11,09 962,802 86,817 973,702 87,800 TXN TXN 74,08 3445,670 286,194 3648,488 302,676 Trạng thái khi điều tra lại Trạng thái trƣớc khi giao Vị trí, địa điểm Diện tích
Biểu 4.7: Thống kê khu rừng giao cho cộng đồng dân cƣ Pa Tầng
Tiểu khu Khoảnh Lô M/lô
(m3) M/ha (m3) M/lô (m3) M/ha (m3) 1 708 3 10,3 528,459 51,307 605,777 58,813 TXN TXN 2 708 6 10,4 519,723 49,973 399,568 38,420 TXN TXN 3 708 9 10,2 599,828 58,807 226,100 22,167 TXN TXN 4 708 8 10,1 516,379 51,127 555,365 54,987 TXN TXN 5 708 10 10,2 523,872 51,360 612,952 60,093 TXN TXN 6 708 7 10,1 550,315 54,487 633,135 62,687 TXN TXN 7 708 5 10,5 517,930 49,327 594,370 56,607 TXN TXN 8 708 4 10,2 526,796 51,647 597,176 58,547 TXN TXN 9 708 1 10,2 446,760 43,800 481,304 47,187 TXN TXN 10 708 2 10,5 516,040 49,147 310,380 29,560 TXN TXN 11 708 11 10,1 452,009 44,753 506,549 50,153 TXN TXN 12 708 12 10,2 507,484 49,753 796,756 78,113 TXN TXN 13 708 13 10,0 425,667 42,567 556,267 55,627 TXN TXN 14 708 14 10,5 457,520 43,573 498,610 47,487 TXN TXN 15 708 15 10,3 518,365 50,327 378,010 36,700 TXN TXN Cộng 153,8 7607,147 741,953 7752,319 757,147
Trƣớc khi giao Thời điểm điều tra lại Trạng
thái trƣớc khi giao Trạng thái khi điều tra lại Vị trí, địa điểm Số TT Diện tích
Cộng đồng sau khi được giao rừng đã triển khai các hoạt động quản lý bảo vệ rừng:
- Thành lập Ban quản lý rừng cộng đồng và tổ tuần tra bảo vệ rừng:
Các cộng đồng sau khi được nhận rừng đã thành lập Ban quản lý rừng cộng đồng và tổ tuần tra bảo vệ rừng cộng đồng. Ban quản lý do người dân trong thôn bầu chọn, thành viên của tổ bảo vệ rừng là những người nồng cốt trong thôn, bản, có uy tín và trách nhiệm được cộng đồng lựa chọn và được UBND xã quyết định. Ban quản lý có trách nhiệm việc tổ chức lực lượng, triển khai công tác tuần tra bảo vệ rừng và các hoạt động phát triển rừng. Hoạt động có sổ ghi chép rõ ràng và phân công thời gian tuần tra. Tuy nhiên qua kiểm tra, thanh tra chủ rừng hàng năm do Hạt Kiểm lâm Đakrông thực hiện
cho thấy hoạt động của các Ban quản lý và các tổ bảo vệ rừng còn hạn chế, chế độ thông tin báo cáo các vụ việc xảy ra trên diện tích rừng được giao quản lý chủ yếu bằng lời, chưa cụ thể hóa bằng văn bản do trình độ học vấn, thói quen làm việc khoa học còn nhiều hạn chế.
- Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng:
Các cộng đồng sau khi được giao rừng đã được hỗ trợ xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng, quy ước được xây dựng với sự tham gia của người dân trong thôn và được UBND huyện phê duyệt. Nội dung quy ước đơn giản, mang tính phong tục địa phương, chủ yếu quy định về quyền lợi và trách nhiệm của mọi thành viên trong cộng đồng trong việc bảo vệ phát triển rừng; Nhờ đó góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm người dân trong công tác bảo vệ khu rừng được Nhà nước giao quản lý.
- Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng:
Được sự hỗ trợ của nguồn kinh phí sự nghiệp Kiểm lâm, các thôn được giao rừng đã được hướng dẫn lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng được UBND xã Đakrông phê duyệt. Tuy nhiên việc thực hiện theo kế hoạch quản lý rừng một cách khoa học, có hệ thống thì đòi hỏi phải có thời gian và đầu tư về kinh phí tập huấn hướng dẫn cho cộng đồng.
- Công tác bảo vệ rừng:
Công tác bảo vệ rừng của cộng đồng thôn được tổ bảo vệ rừng thực hiện, tổ bảo vệ rừng có trách nhiệm tuần tra bảo vệ rừng theo sự phân công của ban quản lý thôn, hàng tháng đi tuần tra tối thiểu 1 ngày/1 tháng; ngoài ra gắn công tác bảo vệ rừng với các hoạt động khác của người dân trong thôn như đi thu, hái lâm sản phụ kết hợp tuần tra rừng, hay trong hoạt động làm nương rẫy ở các khu vực gần địa điểm rừng được giao. Các trường hợp phát hiện khai thác gỗ, săn bắt động vật rừng trái phép trên các diện tích rừng giao bảo vệ được báo cáo lại cho Ban quản lý biết, một số vụ việc đơn giản, phát hiện sớm thì thôn áp dụng Quy ước để đình chỉ, họp thôn tuyên truyền nhắc nhở, những vụ việc có tính chất nghiêm trọng thì được thôn báo cáo Kiểm lâm địa bàn,
UBND xã Đakrông để giải quyết theo pháp luật và xử lý theo quy ước. Qua thông tin từ các ban quản lý rừng cộng đồng cho thấy một số trường hợp người dân trong thôn là hộ nghèo, mới lập gia đình, tách hộ có nhu cầu làm nhà đã có hoạt động khai thác nhỏ lẻ ở rừng cộng đồng, Ban quản lý thôn đã nhắc nhở cũng như giám sát, hạn chế những việc trên vì hiện nay về thủ tục hưởng lợi gỗ còn chưa được thực hiện. Một số vụ đã bị xử lý theo quy ước, điển hình thôn Tà Lềng đã xử lý 2 vụ việc theo quy ước: 01 vụ khai thác trái phép phạt 400.000 đồng nộp vào quỹ thôn; vụ phá rừng trái phép ngoài bị Chủ tịch UBND huyện phạt tiền 30 triệu đồng còn bị cộng đồng thống nhất phạt phong tục bằng gà, rượu, xôi, đầu heo để cúng rừng. 3 vụ việc tại cộng đồng Pa Tầng đã bị phạt cảnh cảo, nhắc nhở trước cộng đồng; Các hình thức xử phạt của cộng đồng đều được thống nhất tại cuộc họp của toàn thôn.
Về cơ bản, hoạt động bảo vệ rừng của các cộng đồng thực hiện tương đối có hiệu quả. Tình trạng khai thác, lấn rừng làm nương rẫy, bẫy bắt động vật trong rừng cộng đồng và hộ gia đình giảm rõ rệt, rất nhiều vụ phá rừng, hủy hoại rừng đã được cơ quan chức năng xử lý đều sát ranh giới với rừng cộng đồng cho thấy người dân trong thôn coi trọng những diện tích rừng đã được Nhà nước giao cho cộng đồng quản lý. Điển hình như vụ hủy hoại rừng ở tiểu khu 700B, 708 của Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa-Đakrông nằm sát ranh giới của rừng cộng đồng thôn Tà Lềng và cộng đồng thôn Pa Tầng.
Có 2/3 thôn đã xây dựng được quỹ bảo vệ rừng cộng đồng là thôn Làng Cát và thôn Tà Lềng; Quỹ bảo vệ rừng được chi cho các hoạt động tuyên truyền, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động tuần tra, xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi trong thôn (làm sân bóng chuyền, sửa chữa đường ống nước tự chảy, sửa chữa nhà cộng đồng, làm cổng chào thôn...), khen thưởng công tác bảo vệ rừng và chia cho các hộ dân trong thôn. Mặc dù số tiền không lớn nhưng bước đầu đã động viên khích lệ nhân dân trên địa bàn quan tâm hơn đến công tác bảo vệ rừng trên địa bàn.
4.5. Đánh giá tiềm năng quản lý rừng của cộng đồng dân cƣ thôn, bản
Thực tiễn cho thấy, quản lý là nghệ thuật tạo ra sự ràng buộc các đối tượng liên quan với chủ thể quản lý. Do vậy không thể có một chủ thể nào có thể độc lập giải quyết mọi vấn đề trong quản lý mà không có sự hợp tác, trợ giúp của các bên liên quan. Theo quan điểm đó, chúng tôi đã tiến hành tổ chức thảo luận nhóm ở thôn và phân tích để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của cộng đồng trong công tác quản lý rừng. Kết quả thảo luận như sau:
Biểu 4.8: Kết quả phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của cộng đồng thôn, bản trong công tác quản lý rừng.
Điểm mạnh (có 06 điểm mạnh cơ bản) Điểm yếu (5 điểm yếu chủ yếu)
- Ở gần khu rừng nhất, thường xuyên nhất, có điều kiện theo dõi, kế thừa thông tin lịch sử diễn biến khu rừng, có kiến thức bản địa.
- Sự ràng buộc của cộng đồng dân cư buộc các thành viên phải tuân thủ quy định của cộng đồng và nghe lời những người có uy tín trong cộng đồng.
- Khả năng kiểm soát trực tiếp các đối tượng tác động vào rừng thường xuyên nhất
- Khi lợi ích của rừng thật sự gắn bó trực tiếp, thường xuyên đối với cộng đồng dân cư thì họ là lực lượng thường xuyên chăm lo bảo vệ, giữ gìn và bảo vệ rừng có hiệu quả.
- Văn hóa và tập quán truyền thống của cộng đồng dân cư góp phần bảo vệ rừng.
- Vai trò chủ thể tương đối ổn định gắn liền với tính cần cù, chịu khó của người dân, tinh thần đoàn kết tương thân tương ái bao đời nay luôn được phát huy trong cộng đồng.
Các điểm mạnh này thường các chủ thể khác tỏ ra yếu thế hoặc không đủ khả năng
- Phần lớn cuộc sống của cộng đồng dân cư còn khó khăn, thu nhập thấp, phải chịu sức ép về nhu cầu lương thực.
- Thiếu thông tin, kiến thức hạn chế, tập quán sản xuất còn lạc hậu.
- Phương tiện, thiết bị kỷ thuật phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng hầu như không không có gì.
- Thiếu năng lực tài chính. - Trình độ dân trí không đồng đều, hiểu biết và chấp hành các quy định về quản lý, bảo vệ rừng còn hạn chế.
Cơ hội ( 04 cơ hội ) Thách thức( 03 thách thức )
- Luật pháp đã dần từng bước thừa nhận địa vị pháp lý của cộng đồng dân cư, nếu quản lý rừng tốt thì khả năng hưởng lợi đa dạng hơn, thường xuyên hơn, bền vững hơn
- Có thể tạo ra sự hợp tác với các bên liên quan và chủ thể nhà nước để khắc phục các điểm yếu.
- Có thể tiếp nhận sự giúp đỡ của Nhà nước để giữ gìn, phát huy được bản sắc văn hóa truyền thống và kiến thức bản địa,phát triển làng nghề.
- Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ về phát triển kinh tế xã hội cho miền núi
- Quyền năng của cộng đồng theo pháp luật còn hạn chế.
- Lợi ích trước mắt của các chủ thể khác làm hạn chế sự hợp tác hài hòa ( trách nhiệm- quyền hạn- nghĩa vụ - quyền lợi ) và đe dọa vai trò thật sự của cộng đồng dẫn đến hành vi tiêu cực là đồng lõa, tiếp tay cho phá rừng hay bàng quàng trước số phận của rừng.
- Tỷ lệ tăng dân số cao, gây áp lực lớn đối với tài nguyên rừng. Từ kết quả ở biểu trên cho thấy, tiềm năng quản lý rừng của cộng đồng dân cư thôn, bản là rất lớn. Từ bao đời nay, cộng đồng dân cư thôn, bản nhất là người dân tộc Vân Kiều, Pa kô có truyền thống thương yêu đùm bọc lẫn nhau, những cụm bản được hình thành nên từ truyền thống này; ngày xưa các