Giải pháp về phòng cháy chữa cháy rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn huyện đakrông, tỉnh quảng trị​ (Trang 106 - 118)

Cháy rừng là một hiện tượng phổ biến, thường xuyên xảy ra ở nước ta và ở nhiều nước trên thế giới, không những gây thiệt hại lớn về tài sản của nhà nước mà còn thiệt hại đến tài sản, tính mạng của nhân dân, ảnh hưởng xấu

đến cảnh quan môi trường... Vì vậy, phòng cháy chữa cháy rừng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đòi hỏi các cấp, các ngành cùng toàn thể cộng đồng tích cực tham gia nhằm bảo vệ tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường sống.

Với đặc trưng khí hậu khô nóng kéo dài trong mùa nắng kèm theo gió Tây- Nam thổi mạnh, trong khi đó ý thức phòng cháy chữa cháy rừng của một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa cao, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn nên nguy cơ tiềm ẩn cháy rừng vẫn thường xuyên đe dọa. Hàng năm, mặc dù các xã và các chủ rừng đã xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng cụ thể phù hợp với điều kiện địa phương mình, đồng thời đã triển khai tích cực nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan làm cho việc xử lý tình huống chậm, lúng túng dẫn đến rừng vẫn bị thiệt hại. Để nâng cao hiệu quả phòng cháy chữa cháy rừng dựa vào cộng đồng chúng tôi đề xuất :

- Xây dựng tổ xung kích phòng cháy chữa cháy rừng gắn với tổ bảo vệ rừng tại chỗ, lực lượng này được đào tạo, huấn luyện và trang bị phương tiện, thiết bị và công cụ chữa cháy cần thiết.

- Xây dựng quy chế hoạt động của tổ xung kích phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn các xã có rừng (trồng) và phân chia thành các nhóm phụ trách các khu vực trọng điểm cháy trên địa bàn.

- Xây dựng phương án chữa cháy rừng trên các cộng đồng ở các vùng trọng điểm. Có quy định cụ thể về chữa cháy rừng của thôn, bản.

- Hàng năm, vào mùa khô hanh những khu rừng dễ cháy như là rừng mới trồng cần phải luỗng phát hạ thấp thực bì để làm giảm nguồn vật liệu cháy hạn chế tối đa khả năng bắt lửa, cường độ ngọn lữa và khả năng lan tràn của đám cháy cũng như dễ dàng tiếp cận đám cháy. Các khu vực rừng trồng của các chủ rừng đã hết thời gian chăm sóc, thực bì đã phát triển trở lại, vì vậy chủ rừng cần đầu tư kinh phí để luỗng phát những diện tích do mình quản lý nhằm phát huy hiệu quả phòng cháy chữa cháy rừng.

- Tổ chức Diễn tập chữa cháy rừng để nâng cao được nhận thức và làm quen với thực tế của công tác phòng cháy chữa cháy rừng từ việc chỉ đạo, điều hành đến phối hợp tham gia chữa cháy của các cấp chính quyền, các ngành và tổ đội chữa cháy rừng. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để triển khai chữa cháy có hiệu quả khi cháy rừng xảy ra.

- Xây dựng quy định cho hoạt động sản xuất nương rẫy (như xác định trạng thái thực bì, quy mô, ranh giới, chế độ trình báo, tự quản và giám sát khi phát/đốt, kỹ thuật xử lý nguồn vật liệu cháy; xử lý và khắc phục hậu quả trong trường hợp để cháy lan...), Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động phòng cháy chữa cháy rừng.

- Động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân, đơn vị có thành tích trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả phân tích, đánh giá số liệu và thông tin thu nhập được trong quá trình nghiên cứu, đề tài rút ra một số kết luận trên địa bàn huyện Đakrông như sau:

Về thuận lợi: Điều kiện kinh tế - xã hội, tiềm năng đất đai dành cho phát triển lâm nghiệp còn lớn, khí hậu thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của rừng. Cộng đồng dân cư thôn, bản ở vùng nghiên cứu có tính cộng đồng cao, sẵn sàng chia sẽ với nhau các lợi ích do rừng mang lại. Đồng thời họ có phong tục, tập quán, kiến thức thể chế bản địa có tác động tích cực đến tài nguyên rừng và đại bộ phận người dân trong cộng đồng chấp hành khá nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, quy ước của cộng đồng về bảo vệ và phát triển rừng.

Ngày càng có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ về kinh tế-xã hội để tăng thu nhập cho người dân, đồng thời quy định rõ trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng của các cấp, các ngành; lực lượng bảo vệ rừng hoạt động ngày càng tích cực. Người dân trong cộng đồng dân cư có cuộc sống gắn bó với rừng, tài nguyên rừng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống của họ, tất cả các nguồn thu nhập từ tài nguyên rừng có ảnh hưởng lớn đến tổng thu nhập của của các hộ gia đình. Cộng đồng dân cư thôn, bản hiểu rất rõ về việc quản lý bảo vệ rừng và chính họ là người hưởng lợi từ rừng nhiều nhất và cũng chính họ là những người có khả năng quản lý rừng tốt nhất. Tiềm năng quản lý rừng của cộng đồng dân cư là rất lớn, họ có nguyện vọng nhận rừng để bảo vệ và hưởng lợi theo chính sách của Nhà nước.

Tuy nhiên công tác quản lý rừng cũng gặp những khó khăn thách thức đó là rừng tự nhiên với nhiều loài động, thực vật quý hiếm phân bố xa dân cư,

ở vùng giáp ranh với các huyện, địa hình tương đối phức tạp, đường sá đi lại khó khăn nên rất khó tuần tra bảo vệ. Đời sống của người dân còn nghèo, thu nhập của họ còn dựa vào tài nguyên rừng rất lớn, lao động thiếu việc làm còn nhiều, do vậy, họ thường có những hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng. Người dân tộc thiểu số huyện Đakrông vốn có truyền thống canh tác nương rẫy là nguồn cung cấp chính về lương thực và thực phẩm còn rừng thì cung cấp vật liệu làm nhà, củi đun và bổ sung thêm về lương thực cung như nhu cầu thiết yếu khác cho cuộc sống tiềm ẩn nguy cơ xâm hại rừng cao. Diện tích rừng do UBND xã quản lý chung còn lớn, thiếu kinh phí bảo vệ, một số nơi còn chưa quan tâm đúng mức đối với công tác BVR nên tình trạng chặt, phá, lấn chiếm rừng, đất rừng làm nương rẫy trồng cây công nghiệp, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép, nạn cháy rừng vẫn còn diễn ra.

Quá trình nghiên cứu, đã đề xuất một số giải pháp để quản lý rừng hiệu quả: - Các giải pháp về chính sách: 1) Xây dựng các chính sách liên quan đến quyền lợi của cộng đồng khi tham gia hoạt động quản lý, bảo vệ rừng; 2) Chính sách đãi ngộ đối với lực lượng tổ đội quần chúng bảo vệ rừng của thôn, bản ; 3) chính sách gắn quản lý cộng đồng với xây dựng nông thôn mới. 4) Giải quyết nhu cầu đất sản xuất cho cộng đồng ;

- Các giải pháp về tổ chức :1)Thành lập Tổ bảo vệ rừng thôn, bản; 2)Xây dựng mô hình đồng quản lý rừng.

- Các giải pháp về đào tạo tập huấn : 1) Về chính sách, 2) Về luật pháp, 3) Về nghiệp vụ trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, 4)Về đào tạo nghề truyền thống.

- Các giải pháp về tuyên truyền giáo dục pháp luật bảo vệ rừng và xoá bỏ dần những tập quán không có lợi cho công tác.

2. Tồn tại

Trong quá trình nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Đakrông còn một số tồn tại là:

- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn huyện Đakrông mới chỉ dừng lại ở công tác xây dựng cơ sở lý luận và nghiên cứu hiện trường tại một số điểm cần phải có thời gian, nhân lực và kinh phí để tổ chức thực hiện và đánh giá được hiệu quả của nó.

- Do hạn chế về thời gian, kinh phí cũng như khả năng, nên phần lớn các giải pháp quản lý rừng do đề tài đề xuất còn mang tính định tính và chưa cụ thể.

- Trong quá trình điều tra, thu thập số liệu và phân tích đánh giá, do kinh nghiệm và điều kiện thời gian còn hạn chế, vì vậy chưa khai thác triệt để được những kiến thức bản địa, các kinh nghiệm của của người dân địa phương.

3. Kiến nghị

- UBND huyện Đakrông cần xây dựng phương án giao toàn bộ diện tích rừng còn lại cho các tổ chức, cá nhân, trong đó đẩy mạnh việc giao rừng cho cộng đồng bảo vệ, mục tiêu giao hết 2.500ha trong giai đoạn 2020-2025.

- Cần có những nghiên cứu tiếp theo để tìm kiếm các giải pháp về kinh tế, khoa học công nghệ nhằm giúp cộng đồng dân cư thôn, bản phát triển kinh tế nhằm làm giảm sức ép đối với tài nguyên rừng.

Quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy nên có các nghiên cứu tiếp theo là: - Nghiên cứu lựa chọn các mô hình phát triển kinh tế Nông-Lâm kết hợp theo hướng phát triển bền vững. Xây dựng những nhóm hộ trồng rừng sản xuất chuyên canh, thâm canh phù hợp có quy mô lớn, liên kết với các nhà máy chế biến lâm sản trên địa bàn từ đó phát huy tiềm năng thế mạnh về đất

lâm nghiệp, phát triển kinh tế hộ, tạo động lực thúc đẩy phát triển nông lâm nghiệp, bảo vệ môi trường trên toàn huyện.

- Nghiên cứu lựa chọn các cây trồng bản địa, các loài dược liệu dưới tán rừng cho hiệu quả kinh tế cao.

- Nghiên cứu khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống đối với cộng đồng dân cư thôn, bản.

- Nghiên cứu phát triển hoạt động lồng ghép mục tiêu bảo tồn với phát triển kinh tế, khai thác tiềm năng du lịch sinh thái cảnh quan của rừng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bjoern Wode và bảo Huy, nghiên cứu thực trạng lâm nghiệp cộng đồng Việt nam, Hà nội tháng 6 năm 2009.

2 Bộ Nông nghiệp & PTNT (2019), Quyết định 911/QĐ-BNN-TCLN ngày 19/3/2019 công bố hiện trạng rừng toàn quốc 2018.

3 Bộ Nông nghiệp &PTNT (2006), Cẩm nang lâm nghiệp; Chương lâm nghiệp cộng đồng.

4 Bộ Nông nghiệp &PTNT (2007), Quyết định 83/2007/QĐ-BNN-KL ngày 04/10/2007 về nhiệm vụ công chức kiểm lâm địa bàn xã.

5 Bộ Nông nghiệp &PTNT (2018), Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về quản lý và truy suất nguồn gốc lâm sản.

6 Bộ Nông nghiệp &PTNT (2018), Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về quản lý rừng bền vững.

7 Bộ Nông nghiệp &PTNT (2018), Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về biện pháp lâm sinh.

8 Bộ Nông nghiệp &PTNT (2018), Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về phân định ranh giới rừng.

44 Nguyễn Duy Chuyên, Vũ Nhâm, Hansson (2002), Phát triển lâm nghiệp cộng đồng ở miền núi phía Bắc, Việt Nam.

9 Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị (2015), Báo cáo đánh giá kết quả giao rừng cho cộng đồng, hộ gia đình giai đoạn 2005- 2015.

10 Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị (2010), Đánh giá kết quả dự án lâm nghiệp hướng tới người nghèo

11 Chi cục thống kê Đakrông (2017), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 huyện Đakrông.

12 Chi cục thống kê Đakrông (2019), Niên giám thống kê năm 2018.

13 Chi cục thống kê Đakrông (2019), Số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở huyện Đakrông 2019.

14 Chính phủ (2018), Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

15 Chính phủ (2019), Nghị định 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 Về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.

16 Trần Bình Đà, Bài giảng Nông lâm kết hợp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

26 Bảo Huy (2006), Một số thuật ngữ trong quản lý rừng cộng đồng, Dự án ETSP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

27 Vũ Tiến Hinh (2012), Giáo trình Điều tra rừng, Đại học Lâm nghiệp.

17 Hạt Kiểm lâm Đakrông (2018), Báo cáo tổng kết công tác quản lý bảo vệ rừng huyện Đakrông năm 2018.

18 Hạt Kiểm lâm Đakrông (2018), Báo cáo tổng kết công tác quản lý bảo vệ rừng huyện Đakrông năm 2018

19 Hạt Kiểm lâm huyện Đakrông (2019), Kết quả giao rừng tự nhiên giai đoạn 2005 – 2018.

20 Hạt Kiểm lâm huyện Đakrông (2019), Số liệu quy vùng sản xuất nương rẫy giai đoạn 2001 – 2018.

21 Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam (2005), Hội thảo quản lý rừng bền vững có sự tham gia của người dân, Tài liệu hội thảo, Hà Nội.

22 Hội thảo quốc gia về LNCĐ (2004), Hướng dẫn thực hiện quản lý rừng cộng đồng tại Việt Nam, Tài liệu hội thảo, Hà Nội.

23 Hội thảo quốc gia về LNCĐ (2001), Khuôn khổ chính sách hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng tại Việt Nam,Tài liệu hội thảo, Hà Nội.

24 Hội thảo quốc gia về LNCĐ (2009), Kỷ yếu Hội thảo, Hà Nội.

25

Hội thảo quốc gia về QLRCĐ (2007), Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các mô hình quản lý rừng cộng đồng thôn, bản tại Việt Nam, Tài liệu hội thảo quốc gia.

28

Nguyễn Bá Ngãi (2005), Nghiên cứu một số mô hình quản lý rừng cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, Báo cáo kết quả thực hiện đề tài cấp bộ, Đại học Lâm nghiệp.

29 Nguyễn Bá Ngãi, Một số ý kiến về chính sách hưởng lợi từ rừng, Báo cáo cho diễn đàn về cơ chế chính sách và quản lý ngành lâm nghiệp.

30 Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Ngọc Lung (2004), Nghĩa vụ và quyền lợi của cộng đồng quản lý rừng, Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

31 Phòng tài nguyên và môi trường huyện Đakrông (2015), Báo cáo quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Đakrông.

32 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật Đất đai 29/11/2013.

33 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2017), Luật Lâm nghiệp 25/11/2017.

34

Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị (2018), Quyết định 87/QĐ-SNN ngày 21/02/2019 về phê duyệt kết q106uả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng năm 2018 của tỉnh Quảng Trị.

36 Hoàng Vũ Thơ, Bài giảng Cải thiện giống cây rừng, Đại học Lâm nghiệp.

38 Nguyễn Văn Thiết, Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học, Đại học Lâm nghiệp.

37 Lê Xuân Trường, Bài giảng Thâm canh rừng, Đại học Lâm nghiệp.

35 Nguyễn Minh Thanh, Bài giảng Sử dụng đất, Đại học Lâm nghiệp.

39 Nguyễn Văn Thiết, Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học, Đại học Lâm nghiệp.

40 Nguyễn Văn Tuấn (2017), Bài giảng Chính sách phát triển lâm nghiệp,

Đại học Lâm nghiệp.

41

Thủ tướng Chính phủ (2012,) Quyết định 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

42 Thủ tướng Chính phủ (2018), Quyết định 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.

43 UBND tỉnh Quảng Trị (2009) quyết định 2356/QĐ-UBND phê duyệt đề án giao rừng cho thuê rừng giai đoạn 2008-2015.

45 Trần Hữu Viên, Bài giảng quy hoạch lâm nghiệp – Điều chế rừng, Đại học Lâm nghiệp.

Phụ biểu 1: Biểu tổng hợp diện tích rừng toàn quốc 2018 theo chủ quản lý. Phân loại rừng Tổng diện tích có rừng Rừng tự nhiên Rừng trồng 14,491,295 10,251,525 4,235,770 BQL Rừng ĐD 2,056,504 1,971,204 85,300 BQL rừng PH 2,984,158 2,499,605 484,553 Tổ chức kinh tế 1,711,594 1,171,267 540,327 Tổ chức KH&CN, ĐT, DN về LN 118,521 54,071 64,450 DN có vốn N.ngoài 66,159 33,854 32,305 Đơn vị vũ trang 198,825 63,632 131,193 Hộ gia đình, cá nhân 2,955,134 1,410,324 1,544,810 Cộng đồng dân cư 1,156,714 1,051,224 105,490 Các tổ chức khác 148,793 85,602 63,191

UBND, (chưa giao) 3,094,893 1,910,742 1,184,151

Phụ biểu 2: Hệ thống công trình và dụng cụ BVR trên địa bàn Đakrông Tên công trình, dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn huyện đakrông, tỉnh quảng trị​ (Trang 106 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)