Một số vấn đề lí luận về quản lí phát triển chƣơng trình đào tạo ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí phát triển chương trình đào tạo ngành tài chính ngân hàng theo học chế tín chỉ ở trường cao đẳng kinh tế tài chính thái nguyên​ (Trang 26)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Một số vấn đề lí luận về quản lí phát triển chƣơng trình đào tạo ngành

chính - Ngân hàng theo học chế tín chỉ ở trƣờng cao đẳng kinh tế - tài chính

1.4.1. Sự cần thiết của vấn đề quản lí phát triển chương trình đào tạo ngành Tài chính -

Ngân hàng theo học chế tín chỉ ở trường cao đẳng hiện nay

Quá trình đổi mới giáo dục - ĐT ở nƣớc ta đã và đang đặt ra những yêu cầu mới về nội dung và CTĐT ở các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Cùng với thế giới, chúng ta đã từng bƣớc xây dựng một nền kinh tế tri thức tuân theo sự điều tiết bởi cơ chế thị trƣờng. ĐT nghề nghiệp trở thành một ngành sản xuất đặc biệt - “Sản xuất nguồn nhân lực” và cũng phải tuân theo quy luật cạnh tranh trên thị trƣờng. Ngành giáo dục và ĐT nói chung, giáo dục bậc cao đẳng ngành Tài chính - Ngân

hàng theo HCTC thuộc khối ngành kinh tế - tài chính nói riêng cần có sự đổi mới tích cực về phát triển CTĐT.

Những lí do chính cần phát triển CTĐT và quản lý phát triển chƣơng trình đào tạo: Để cải thiện nội dung CTĐT thông qua việc sửa đổi và bổ sung những nội dung mới phù hợp hơn; Làm cho quá trình ĐT đáp ứng nhu cầu xã hội, phù hợp hơn với hoàn cảnh và nhu cầu của đất nƣớc và đảm bảo xu thế hội nhập vùng và thế giới; Khắc phục và hạn chế những khiếm khuyết đang tồn tại trong CTĐT.

Khi xã hội phát triển, u cầu về các kĩ năng, trình độ chun mơn làm việc ở các ngân hàng, doanh nghiệp, tổ chức tài chính thay đổi thì CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng ở trƣờng cao đẳng kinh tế - tài chính khơng cịn thích hợp nữa, địi hỏi phải đƣợc phát triển phù hợp. Thêm vào đó, những phát triển mới trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, những suy nghĩ và tầm nhìn mới địi hỏi cần phải thay đổi CTĐT.

1.4.2. Một số cách tiếp cận trong phát triển chương trình đào tạo

Có nhiều cách tiếp cận trong phát triển CTĐT, có thể nêu một số cách tiếp cận nhƣ sau:

Cách tiếp cận nội dung: Cách tiếp cận này coi trọng hình thành ở ngƣời học hệ

thống các tri thức khoa học đầy đủ, song dễ gây hiện tƣợng dạy học thụ động, quá tải, nặng về ghi nhớ, nhồi nhét nội dung trong một thời gian ĐT. Với tốc độ phát triển khoa học và công nghệ hiện nay, cách tiếp cận theo nội dung đến nay khơng cịn phù hợp, phần lớn các nƣớc trên thế giới khơng cịn áp dụng nữa. Tuy nhiên, cách tiếp cận này vẫn còn rất phổ biến ở nƣớc ta.

Cách tiếp cận mục tiêu: Cách tiếp cận này coi trọng việc xác định rõ mục tiêu

ĐT, chú trọng đến sản phẩm ĐT và coi ĐT là công cụ để tạo nên các sản phẩm với các tiêu chuẩn định sẵn. Theo cách tiếp cận này, ngƣời ta quan tâm những thay đổi của ngƣời học sau khi kết thúc khoá học về hành vi trong các lĩnh vực về nhận thức, kĩ năng và thái độ. Cách tiếp cận này tạo thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả và chất lƣợng CT đƣợc đánh giá thuận lợi [17,tr4]. Tuy nhiên, tiếp cận này có hạn chế là ngƣời học bị động, giáo điều máy móc và thiếu sáng tạo, các khả năng tiềm ẩn của mỗi cá nhân ngƣời học không đƣợc quan tâm phát huy, nhu cầu của ngƣời học khó đƣợc đáp ứng.

Cách tiếp cận phát triển: Theo cách tiếp cận này, ngƣời ta chú trọng đến phát

triển sự hiểu biết ở ngƣời học hơn là truyền thụ nội dung kiến thức đã đƣợc xác định trƣớc hay tạo nên sự thay đổi nào đó về hành vi ngƣời học. Cách tiếp cận này chú

trọng đến lợi ích, nhu cầu của từng cá nhân ngƣời học, chú trọng đến những giá trị mà CT đem lại cho từng ngƣời học. CTĐT theo cách tiếp cận phát triển xem cá nhân ngƣời học nhƣ một thực thể chủ động, độc lập suy nghĩ, và quá trình ĐT giúp ngƣời học phát triển đƣợc tính tự chủ, khả năng sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề [17,tr5]. Cách tiếp cận phát triển gắn với quan niệm “ngƣời học là trung tâm”. Sau khóa học, ngƣời học biết vận dụng kiến thức một cách sáng tạo và tự bổ sung hoàn thiện kiến thức.

Cách tiếp cận hệ thống: Theo cách tiếp cận này, CT là bản thiết kế tổng thể

quá trình ĐT từ khâu đầu (tuyển chọn) đến khâu cuối (kết thúc khoá học) với một hệ thống các hoạt động ĐT theo một trình tự chặt chẽ, kết hợp với các hoạt động qua lại lẫn nhau nhằm thực hiện các nội dung và đạt đƣợc các mục tiêu trong từng giai đoạn của quá trình ĐT. Theo tiếp cận hệ thống cho việc thiết kế và xây dựng các CTĐT có tính hệ thống, chặt chẽ và logic cao, làm rõ vai trị vị trí tác dụng của từng khâu, từng nội dung đảm bảo các mối liên hệ, tác động qua lại giữa các thành tố CT [3].

Cách tiếp cận theo tín chỉ: Đây là hƣớng tiếp cận CT hiện đại đã đƣợc các

nƣớc thực hiện từ lâu nhƣng còn rất mới mẻ đối với Việt Nam. Cách tiếp cận này có ƣu điểm: Cá thể hoá ngƣời học, đáp ứng mọi nhu cầu học tập của SV, tăng hiệu xuất dạy học và thể hiện rõ quan điểm tôn trọng ngƣời học; Tạo ra phƣơng thức quản lý ĐT mới cho cả hệ thống, thay đổi căn bản lề lối, thói quen quản lí cũ mang nặng dấu ấn bảo thủ và lạc hậu; Ngƣời dạy, ngƣời học và ngƣời quản lí ln đối mặt với những yêu cầu đổi mới CT, phƣơng thức giảng dạy và cách thức đánh giá; Tạo điều kiện để có thể hồ nhập quốc tế về ĐT nhân lực. Các khó khăn: Sự hiểu biết của các CBQL giáo dục và GV các trƣờng đại học còn rất mơ hồ, chƣa nhận ra các giá trị của phƣơng thức ĐT mới; Nguồn lực các trƣờng (đội ngũ, tài chính) cịn hạn hẹp; xuất hiện mâu thuẫn giữa triết lí của ĐT TC với mong muốn tiếp cận ĐT TC trong bối cảnh khó khăn về nguồn lực của các trƣờng đại học ở Việt Nam [12,tr62].

1.4.3. Mục tiêu quản lí phát triển chương trình đào tạo

Mục tiêu ĐT là kết quả, là sản phẩm mong đợi của quá trình ĐT. Mục tiêu ĐT hay sản phẩm ĐT chính là ngƣời SV tốt nghiệp ra trƣờng với nhân cách đã đƣợc thay đổi, cải biến thơng qua q trình ĐT. Mục tiêu ĐT là căn cứ để soạn thảo và triển khai CTĐT, đồng thời là cơ sở để lập kế hoạch thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động ĐT.

Trên cơ sở mục tiêu ĐT cụ thể, nhà trƣờng triển khai xây dựng các nhiệm vụ ĐT. Mục tiêu và nhiệm vụ ĐT phải đƣợc thƣờng xuyên rà soát, bổ sung, điều chỉnh và đƣợc triển khai thực hiện.

Quản lí phát triển CTĐT nhằm khơng ngừng điều chỉnh để hoàn thiện CT đáp ứng nhu cầu của ngƣời học và thị trƣờng lao động, phù hợp với xu hƣớng chung của xã hội và trên thế giới. Quản lí phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC trong các trƣờng cao đẳng khối ngành kinh tế - tài chính nhằm ĐT ra đội ngũ cán bộ có trình độ cử nhân về ngành Tài chính - Ngân hàng có phẩm chất đạo đức tốt, nắm vững những kiến thức kinh tế và chuyên sâu về nghiệp vụ tài chính - ngân hàng, về hệ thống thơng tin, về quản lí và điều hành hoạt động tài chính - ngân hàng trong các cơ quan Nhà nƣớc và trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Về kiến thức: CTĐT cử nhân ngành Tài chính - Ngân hàng trang bị cho ngƣời học những kiến thức cơ bản và hệ thống về tài chính - ngân hàng, tiếp cận với tri thức hiện đại của khu vực và thế giới về lĩnh vực tài chính - ngân hàng, bồi dƣỡng năng lực tƣ duy thực tế để ngƣời học có thể ứng dụng những kiến thức đƣợc trang bị vào điều kiện Việt Nam.

- Về kỹ năng: Hình thành và phát triển cho ngƣời học kỹ năng tác nghiệp về quản trị kinh doanh và quản lí Nhà nƣớc trong các lĩnh vực thị trƣờng tài chính, kinh doanh ngân hàng, tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

- Về thái độ: SV tốt nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt.

Lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp của ngƣời học khi hồn thành CTĐT: SV tốt nghiệp có thể đảm nhận vai trị cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách, cán bộ giảng dạy tại các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan Nhà nƣớc, các cơ sở ĐT hoặc tác nghiệp kinh doanh trong các doanh nghiệp, các định chế tài chính - ngân hàng và phi ngân hàng, nhất là trong lĩnh vực mới ở Việt Nam hiện nay nhƣ: Cơng ty chứng khốn; công ty bảo hiểm; quỹ đầu tƣ. Nền tảng kiến thức cơ bản vững vàng và phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc trang bị cũng là cơ sở quan trọng để cử nhân ngành Tài chính - Ngân hàng tiếp tục nghiên cứu ở cấp học cao hơn hoặc tự bổ sung kiến thức khi thâm nhập vào thực tế cơng tác.

1.4.4. Nội dung quản lí phát triển chương trình đào tạo

1.4.4.1. Quản lí phát triển mục tiêu đào tạo

Quản lí phát triển mục tiêu ĐT nhằm tạo điều kiện đảm bảo và phục vụ quá trình ĐT của ngành Tài chính - Ngân hàng, đáp ứng chuẩn đầu ra phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội. Việc xây dựng mục tiêu ĐT luôn đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt, cho phép SV dễ dàng chuyển chuyên ngành ĐT khi có nhu cầu.

1.4.4.2. Quản lí phát triển kế hoạch đào tạo

Trên cơ sở CTĐT của ngành học đã đƣợc thiết kế, nhà trƣờng xây dựng tiến trình ĐT tồn khố (bao gồm kế hoạch học tập, kế hoạch kiểm tra, thi kết thúc học phần, kế hoạch thực hành, thực tập, tốt nghiệp) nhƣ một bản đồ của một vùng tri thức lý luận và thực tiễn trên đó ngƣời học có thể chọn tuyến đi tới mục đích của mình. Bằng tiến trình ĐT cụ thể, ngƣời học có thể điều chỉnh tuyến đi theo mục đích học tập của mình, thay đổi theo nguyện vọng cá nhân, nhu cầu của thị trƣờng nhân lực hoặc phát triển của khoa học và công nghệ. Kế hoạch ĐT mềm dẻo, linh hoạt cho phép ngƣời học chuyển đổi ngành học, học thêm một vài ngành khác, chuyển khoa mà vẫn đảm bảo đúng quy chế ĐT. Nhƣ vậy, phát triển kế hoạch ĐT trong CTĐT theo HCTC có liên quan trực tiếp đến 03 chủ thể: ngƣời học - kế hoạch học tập cá nhân; khoa chuyên môn - kế hoạch ĐT ngành và nhà trƣờng - kế hoạch ĐT của các ngành theo kế hoạch chung của kì học, CT khung của các ngành ĐT. Trong đó, tính chủ thể, tính linh hoạt trong xây dựng và thực hiện kế hoạch cá nhân đƣợc thể hiện rõ, đƣợc coi trọng trong CT theo HCTC.

Quản lí phát triển kế hoạch ĐT nhằm đảm bảo mọi hoạt động ĐT của ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC thực hiện đúng CT, tiến trình ĐT đã xây dựng. Các khối kiến thức, môn học bắt buộc, tự chọn đƣợc xây dựng theo trình tự đảm bảo điều kiện tiên quyết, khoa học phù hợp CTĐT của ngành. Quản lí phát triển kế hoạch ĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC bao gồm các nội dung sau: Kế hoạch phân giao giờ giảng của GV cấp khoa; kế hoạch học tập tồn khóa, năm học, kì học, thi hết học phần; kế hoạch coi thi, chấm thi; kế hoạch kiểm tra, đánh giá, lấy ý kiến phản hồi từ phía ngƣời học đối với GV.

1.4.4.3. Quản lí phát triển nội dung đào tạo

Phát triển nội dung ĐT theo HCTC coi trọng xây dựng, phát triển đồng bộ nội dung ĐT trong các khối kiến thức cơ sở ngành, khối kiến thức ngành và khối kiến thức nghiệp vụ, trong đó, tăng cƣờng điều chỉnh, bổ sung để phát triển khối kiến thức

nghiệp vụ nghề nghiệp; coi trọng phát triển đồng bộ khối kiến thức bắt buộc và khối kiến thức tự chọn trong mối quan hệ thống nhất với nhau. Với những CTĐT định hƣớng ứng dụng ở trình độ cao đẳng cần quan tâm nhiều đến các đơn vị kiến thức tự chọn trong từng khối kiến thức.

Nội dung ĐT ngành Tài chính - Ngân hàng hiện nay đƣợc cấu trúc thành lĩnh vực kiến thức có từ khoảng 90 đến 120 TC: Khối kiến thức giáo dục đại cƣơng (20 đến 35 TC) gồm các mơn học/học phần bắt buộc (lí luận chính trị, khoa học tự nhiên, xã hội, ngoại ngữ, tin học, giáo dục thể chất, quốc phịng), các mơn học/học phần tự chọn; Khối kiến thức chuyên nghiệp (65 đến 80 TC) gồm các môn học/phần bắt buộc thuộc kiến thức cơ sở ngành và khối ngành tài chính - ngân hàng (Lí thuyết tài chính - tiền tệ, Ngun lí thống kê..), các mơn học/học phần bắt buộc thuộc kiến thức ngành và chuyên ngành tài chính - ngân hàng (Tài chính quốc tế, Thanh toán quốc tế, Ngân hàng thƣơng mại...), các môn học/ học phần bổ trợ (Tốn tài chính, Tin học ứng dụng...), các môn học/học phần tự chọn; Thực tập nghề nghiệp và khóa luận tốt nghiệp (5 TC).

Quản lí phát triển nội dung CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC đảm bảo tính khoa học, có mục tiêu rõ ràng, cấu trúc hợp lí, xây dựng theo hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trƣờng lao động; Nội dung CT thƣờng xuyên đƣợc bổ sung, điều chỉnh trên cơ sở tham khảo các ý kiến từ nhà tuyển dụng, phản hồi của SV tốt nghiệp, các trƣờng, các tổ chức giáo dục khác cùng khối ngành tài chính - ngân hàng; Đảm bảo tính liên thơng với các trình độ ĐT và CT giáo dục khác. Hội đồng khoa học - ĐT nhà trƣờng dƣới sự chỉ đạo của hiệu trƣởng tổ chức xây dựng và ban hành CT chi tiết, giáo trình các mơn học của ngành Tài chính - Ngân hàng. Cơng tác biên soạn này địi hỏi phải có sự tham gia của các giảng viên trực tiếp giảng dạy trong nhà trƣờng hoặc ngoài nhà trƣờng.

1.4.4.4. Quản lí phát triển phương pháp đào tạo

Quy chế ĐT theo HCTC có sự thay đổi đáng kể so với quy chế ĐT tổ chức theo niên chế. Phƣơng pháp ĐT, với tƣ cách tổ hợp các cách thức hoạt động, tƣơng tác giữa thầy và trị trong q trình dạy học nhằm đạt đƣợc mục đích dạy học, có chức năng xác định những phƣơng thức hoạt động dạy và học theo nội dung nhất định nhằm thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ dạy học.

Phát triển phƣơng pháp ĐT theo HCTC coi trọng phƣơng pháp dạy tự học, phƣơng pháp tổ chức hoạt động thực hành, ứng dụng kiến thức để giải quyết các tình huống, nhiệm vụ thực tiễn. Muốn vậy, cần có những điều kiện về bồi dƣỡng năng lực dạy học theo phƣơng thức dạy phƣơng pháp tự học cho GV; cung ứng đủ những điều kiện cơ bản về phƣơng tiện, trang thiết bị và đồ dùng dạy học để SV đƣợc sử dụng các phƣơng pháp học tập độc lập (phƣơng pháp học cá nhân, nghiên cứu khoa học); phƣơng pháp học tập phối hợp (nhóm SV, trao đổi với GV, chuyên gia, thảo luận, seminar); phƣơng pháp thực hành, trải nghiệm; phƣơng pháp tự đánh giá.

Quản lí phát triển các phƣơng pháp ĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC trên cơ sở quản lí hoạt động dạy của GV, hoạt động học của SV nhằm hình thành động cơ nhận thức, các phƣơng pháp nhận thức, bồi dƣỡng cho SV phƣơng pháp tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức, nâng cao tính tích cực, độc lập, sáng tạo của SV, tăng cƣờng sử dụng các phƣơng pháp phát huy năng lực vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, tăng cƣờng các giờ học thực tế tại phòng thực hành, ngân hàng, cơ quan tài chính, chứng khốn,....

1.4.4.5. Quản lí phát triển hình thức tổ chức hoạt động đào tạo

Xuất phát từ mục tiêu CTĐT, nội dung CTĐT, hình thức tổ chức hoạt động ĐT cũng phải đƣợc phát triển một cách phù hợp. Cần tổ chức hoạt động ĐT mềm dẻo, có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong việc sắp xếp kế hoạch dạy học phù hợp với nhu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí phát triển chương trình đào tạo ngành tài chính ngân hàng theo học chế tín chỉ ở trường cao đẳng kinh tế tài chính thái nguyên​ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)