Biện pháp 1: Hoàn thiện quy trình phát triển CTĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí phát triển chương trình đào tạo ngành tài chính ngân hàng theo học chế tín chỉ ở trường cao đẳng kinh tế tài chính thái nguyên​ (Trang 82)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lí phát triển chƣơng trình đào tạo ngành Tài chính

3.2.1. Biện pháp 1: Hoàn thiện quy trình phát triển CTĐT

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Khắc phục những tồn tại trong quy trình phát triển CTĐT hiện nay của Nhà trƣờng, hoàn thiện quy trình phát triển CTĐT theo hƣớng đảm bảo cho công tác phát triển CTĐT và quản lí quá trình ĐT SV ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC ở Trƣờng CĐKTTCTN theo đúng quy định của BGD&ĐT, phù hợp với đặc thù của Nhà trƣờng và sự phát triển của lí luận phát triển CTĐT hiện nay để đạt đƣợc chất lƣợng và hiệu quả ĐT cao.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Quy trình phát triển CTĐT đƣợc chia thành các giai đoạn hay các bƣớc thực hiện theo trình tự logic, khoa học để đạt đƣợc mục tiêu. Trên cơ sở tiếp cận kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc về vấn đề này thể hiện ở nội dung chƣơng 1; từ kết quả nghiên cứu thực trạng quy trình phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo HCTC ở Trƣờng CĐKTTCTN chúng tôi đề xuất hoàn thiện quy trình phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng ở Trƣờng CĐKTTCTN gồm 11 bƣớc theo trình tự sau:

Bước 1. Chẩn đoán nhu cầu: Khoa phối hợp với phòng Quản lí đào tạo, phòng Quản lí khoa học thành lập nhóm phát triển CTĐT rà soát CTĐT hiện hành, bắt đầu bằng việc xác định nhu cầu xã hội, nhà trƣờng, SV và nội dung lĩnh vực môn học mà CTĐT dự kiến sẽ đáp ứng đƣợc trên cơ sở kết quả đánh giá CTĐT và chất lƣợng SV ngành Tài chính - Ngân hàng đƣợc ĐT tại trƣờng đã và đang làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp với chủ thể tham gia đánh giá là CBQL, GV, SV và nhà tuyển dụng lao động.

Bước 2. Xác định mục tiêu ĐT: Sau khi nhu cầu đã đƣợc chẩn đoán và đƣợc xác định, nhóm phát triển CTĐT sẽ xác định những mục đích, mục tiêu, chuẩn đầu ra của CTĐT. Kết quả cần đạt ở bƣớc này là xác định đƣợc mục tiêu ĐT, chuẩn đầu ra và xây dựng hồ sơ năng lực của SV tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu của xã hội về sản phẩm ĐT (bao gồm các nhóm năng lực chung, gần gũi với mục tiêu đào tạo của một số ngành đào tạo khác trong trƣờng (gồm các năng lực: giao tiếp, lắng nghe, giải quyết công việc và khắc phục khó khăn, nói trƣớc đám đông) và các nhóm năng lực đặc thù của riêng ngành Tài chính - Ngân hàng (gồm các năng lực: Soạn thảo và kiểm tra tính pháp lí của các loại hợp đồng thông dụng trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, soạn thảo và kiểm tra tính pháp lí các văn bản của ngành, tham mƣu và giải quyết các công việc trong công tác tín dụng - ngân hàng)

Bước 3. Xây dựng nội dung ĐT: Nhóm phát triển CTĐT và ngƣời sử dụng CT căn cứ vào mục tiêu ĐT, hồ sơ năng lực của SV tốt nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng để xác định hệ thống modul kiến thức thuộc các lĩnh vực kiến thức đáp ứng đƣợc yêu cầu hình thành các năng lực chung và năng lực đặc thù của SV tốt nghiệp. Trên cơ sở đó, xác định tổ hợp tên các môn học/học phần có thể đƣa vào CTĐT; xác định các môn học/học phần trong các khối kiến thức giáo dục đại cƣơng, khối kiến thức giáo dục cơ sở ngành và khối kiến thức giáo dục chuyên ngành (các môn học/học phần bắt buộc và tự chọn; các môn học/học phần học trƣớc, học sau; các môn học/học phần là môn học/học phần tiên quyết của học phần/môn học khác; các môn học tƣơng đƣơng thay thế; thời lƣợng giảng dạy của CTĐT nói chung và từng môn học/học phần tính ra đơn vị TC; phân bố tỉ lệ nội dung dạy học lý thuyết, bài tập, thực hành, thảo luận, seminar, kiểm tra đánh giá của từng môn học/học phần trong CTĐT).

Kết quả cuối cùng của bƣớc này là xây dựng đƣợc khung CTĐT theo mẫu sau:

UBND TỈNH THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG CĐ KINH TẾ - TÀI CHÍNH TN

Số: /CĐKTTC – ĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thái Nguyên, ngày tháng .. năm ..

CHƢƠNG TRÌNH KHUNG

SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO TỪ NĂM HỌC ...

Tên chƣơng trình: Tài chính - Ngân hàng Trình độ đào tạo: Cao đẳng Ngành đào tạo: Tài chính - Ngân hàng Loại hình đào tạo: Chính quy

(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ - ĐT ngày tháng năm của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên )

TT Mã số Môn học Số TC Loại giờ tín chỉ H P tiên q u y ết H P h ọc tr ƣ c H ọc k ì d ki ến Lên lớp th u y ết i tậ p Th c h à n h Th ảo lu ận, S em in a r Th c tế CM

1. Kiến thức giáo dục đại cƣơng 32

Lí luận chính trị 10

1. ML…. Những nguyên lý cơ bản của Chủ

nghĩa Mác – Lênin HP1 2 30 1

2. ML… Những nguyên lý cơ bản của Chủ

nghĩa Mác – Lênin HP2 3 45 1

3. HCM… Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh 2 30 ML…. 5

4. ĐL… Đƣờng lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3 45 HCM…. 6

Khoa học tự nhiên, xã hội 10

5. PDC… Pháp luật đại cƣơng 2 25 10 ML 2

6. TC… Toán cao cấp 3 30 30 1

7. PKT… Pháp luật kinh tế 3 30 30 PDC 3

8. QLH.. Quản lí hành chính công 2 30 1

Ngoại ngữ, tin học không chuyên 10

9. ENG1… Tiếng Anh 1 3 45 2

10. ENG2.. Tiếng Anh 2 3 45 ENG1.. 3

11. ENG…. Tiếng Anh chuyên ngành 4 60 ENG2.. 5

12. IDC… Tin đại cƣơng 2 15 30 IDC.. 1

13. IVP… Tin văn phòng 2 15 30 2

Giáo dục thể chất và quốc phòng 14. GDTC1… Giáo dục thể chất 1 30 1 15. GDTC2.. Giáo dục thể chất 2 30 GDTC1.. 2 16. GDTC3.. Giáo dục thể chất 3 30 GDTC2.. 3 17. GDQP.. Giáo dục quốc phòng 90 45 4 Các học phần tự chọn 2 18. KT.. Kinh tế quốc tế 2 15 30 1 19. KT… Kinh tế đầu tƣ 2 15 30 1 20. KT.. Kinh tế phát triển 2 15 30 1

2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 72

Kiến thức cơ sở khối ngành và ngành 18

21. KT1.. Kinh tế học vi mô 3 15 30 KT1.. 2

22. KT2.. Kinh tế học vĩ mô 3 15 30 3

23. NLTK.. Nguyên lí thống kê 2 15 30 2

24. NLKT.. Nguyên lí kế toán 3 30 30 2

25. M… Marketing căn bản 2 30 1

26. LTT.. Lý thuyết tài chính-tiền tệ 3 45 1

Kiến thức ngành và chuyên ngành 31

27. TCQT.. Tài chính quốc tế 2 15 30 LTT.. KT1..,KT2 4

28. TTQT. Thanh toán quốc tế 2 15 30 LTT.. TCQT.. 5

29. NHTW.. Nghiệp vụ ngân hàng TW 2 15 30 5

30. TCDN.. Tài chính doanh nghiệp 3 30 30 LTT.. 5

31. TĐDA.. Thẩm định tài chính DA 2 15 30 3 32. TTTC.. Thị trƣờng tài chính 2 30 4 33. NHTM1. Nghiệp vụ NHTM HP1 4 30 30 30 4 34. NHTM2 Nghiệp vụ NHTM HP2 4 30 30 30 NHTM1 5 35. KTTC Kế toán tài chính 4 30 30 30 NLKT.. 4 36. KTNH Kế toán ngân hàng TM 2 15 30 NHTM1,2 6 37. QTNH Quản trị ngân hàng TM 2 15 30 NHTM1,2 6 38. PTTCDN Phân tích tài chính DN 2 30 TCDN 6 Kiến thức bổ trợ 14

39. IUD Tin ứng dụng 2 15 30 IDC,IVP 5

40. TTC Toán tài chính 3 15 30 30 4

41. TNN Thuế nhà nƣớc 2 15 30 5

42. ĐG Định giá tài sản 2 15 30 3

43. LTKT Kiểm toán BCTC 2 15 30 6

44. ENG3 Tiếng anh chuyên ngành 3 15 30 30 ENG1,ENG2 5

Các môn học tự chọn 4

45. KNGD Kĩ năng giao tiếp & ĐP 2 15 30 4

46. LTVB Lập trình Visual Basic 2 15 30 IDC 5

47. QLCP Quản lí chi phí DA bằng nguồn NSNN 2 15 30 4

48. KDCK Kinh doanh chứng khoán 2 15 30 TTTC 4

49. THCN Thực hành chuyên ngành 2 60 NHTM1,2 6

Thực tập nghề nghiệp và khóa luận 5

Tổng cộng 104

Bước 4. Xác định phương pháp và hình thức tổ chức ĐT: Chiến lƣợc dạy học, phƣơng pháp và hình thức dạy học cần đƣợc xác định ngay trong khâu xây dựng CTĐT. Chiến lƣợc dạy học mà ngƣời dạy, ngƣời học cần thực hiện phải đáp ứng yêu cầu hình thành và phát triển năng lực thực hiện cho SV mà sản phẩm là SV phải thực hiện tốt những yêu cầu về năng lực nghề nghiệp trong lĩnh vực ngành Tài chính - Ngân hàng theo chuẩn trình độ ĐT đại học hệ cao đẳng. Muốn vậy, CTĐT và việc thực hiện CT phải coi trọng dạy học thực hành, thực tập nghề nghiệp, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; phát huy năng lực tự học, tự ĐT của SV. Mỗi môn học/học phần trong CTĐT cần xác định rõ các phƣơng pháp và hình thức chung để thực hiện CT môn học/học phần và xác định cụ thể các phƣơng pháp và hình thức thực hiện từng đơn vị kiến thức nhƣ từng modul, chƣơng, mục của môn học/học

phần. Điều này rất cần thiết vì nếu xác định rõ về phƣơng pháp, hình thức tổ chức sẽ định hƣớng cho việc thực hiện hiệu quả CTĐT thông qua các hoạt động quản lí của phòng Quản lí đào tạo, Khoa chuyên môn, bộ môn và hoạt động của từng GV, SV trong thực hiện quá trình dạy học.

Bước 5. Xác định tiêu chí đánh giá, phương thức và phương tiện đánh giá: Nhóm phát triển CTĐT sẽ xác định quan điểm đánh giá, nguyên tắc, các kỹ thuật, phƣơng tiện thích hợp để đánh giá thành tích của SV và đánh giá mức độ thực hiện và đạt đƣợc mục tiêu của CTĐT theo định hƣớng phát hiện và phát triển năng lực thực hiện. Trong đó, cần xây dựng những nội dung cơ bản có tính nguyên tắc về công tác đánh giá SV trong thực hiện CTĐT nói chung và những tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá, thang điểm, điều kiện tham gia đánh giá của SV, các nội dung đánh giá (gắn với những yêu cầu cần đạt của môn học), công cụ và cách thức đánh giá đối với từng môn học/học phần (thông qua bài viết tự luận, thực hành, thảo luận, bài tập lớn); xử lý kết quả đánh giá môn học/học phần.

Bước 6. Hoàn chỉnh CTĐT mới: Nội dung cơ bản của bƣớc này là nhóm phát triển CTĐT hoàn thành việc xây dựng CT khung và CT chi tiết của ngành ĐT. Để đảm bảo tính khoa học của CT, việc tổ chức thẩm định CT bằng cách xin ý kiến của chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực tài chính - ngân hàng, các nhà tuyển dụng, chuyên gia thuộc các cơ sở đào tạo về lĩnh vực tài chính - ngân hàng có chất lƣợng và thƣơng hiệu ở bậc cao đẳng hoặc đại học là cần thiết. Những góp ý của các chuyên gia trong Hội đồng thẩm định sẽ giúp nhóm phát triển CTĐT có thông tin để hoàn chỉnh CTĐT.

Bước 7. Tổ chức thí điểm CTĐT: Thí điểm đƣợc tiến hành theo các nhóm đối tƣợng khác nhau.

Bước 8. Hiệu chỉnh và thống nhất: Điều chỉnh trên cơ sở của số liệu thí điểm nhằm xác định sự biến động về nhu cầu và khả năng, nguồn lực và thực tế sao cho CTĐT có thể thích ứng tối đa với các lớp học.

Bước 9. Thông qua CTĐT chính thức: Đƣợc thực hiện bởi GV, Hội đồng khoa học - ĐT của Nhà trƣờng dựa trên cơ sở đánh giá mức độ thích hợp của CTĐT gắn với các hƣớng dẫn có thể áp dụng đƣợc trong các trƣờng đại học, cao đẳng.

Bước 10. Sử dụng CTĐT: Sử dụng CTĐT đã đƣợc thông qua Hội đồng khoa học - ĐT và Hiệu trƣởng Nhà trƣờng kí duyệt ban hành

Bước 11. Thẩm định thường kì: Khoa học và thực tiễn hoạt động tài chính - ngân hàng trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều phát triển nên để đảm bảo đáp ứng yêu cầu về nhân lực có chất lƣợng, thích ứng ngay với đòi hỏi của thị trƣờng lao động thì công tác ĐT và phát triển CTĐT cần đổi mới thƣờng xuyên, liên tục. CTĐT phải

đƣợc xem xét và đánh giá thẩm định thƣờng kì để điều chỉnh thƣờng xuyên theo yêu cầu của thực tiễn. Đây đƣợc coi là nhiệm vụ quan trọng trong quản lí, phát triển nhà trƣờng, khoa chuyên môn ở trƣờng cao đẳng, đại học.

Theo chúng tôi, mỗi bƣớc trong quy trình phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng chúng tôi xây dựng nhƣ trên thực hiện một chức năng riêng, có vai trò riêng trong công tác phát triển CTĐT nói chung. Thực tế, giữa chúng có mối quan hệ thống nhất chặt chẽ, thực hiện tốt bƣớc thứ nhất có cơ sở tốt để thực hiện bƣớc thứ hai.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Hiệu trƣởng ban hành văn bản chỉ đạo thành lập nhóm phát triển CTĐT gồm các nhà khoa học, GV có khả năng là các thành viên của nhà trƣờng; xây dựng quy chế và nguyên tắc hoạt động, nội dung, kế hoạch, phƣơng pháp, hình thức và thời gian, kinh phí hoạt động; giao nhiệm vụ thực hiện cho Khoa chuyên môn, nhóm phát triển CTĐT;

Phối hợp với các cơ sở ĐT, cơ sở nghiên cứu, các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng để xin ý kiến về các nội dung thực hiện ở các bƣớc có liên quan;

Nhóm phát triển CTĐT thực hiện tuần tự và đầy đủ các bƣớc trong quy trình phát triển CTĐT đã xây dựng;

Quá trình thực hiện các bƣớc trong quy trình phát triển chƣơng trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng theo học chế tín chỉ cần đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, tính linh hoạt, đảm bảo huy động sự tham gia của nhiều chủ thể trong phát triển chƣơng trình, từ hiệu trƣởng nhà trƣờng - Ban Giám hiệu đến phòng Quản lí đào tạo, Khoa chuyên môn, chuyên gia về phát triển chƣơng trình, đại diện doanh nghiệp sử dụng lao động tham gia phát triển chƣơng trình và đội ngũ giảng viên để đạt đƣợc kết quả tối ƣu.

Tổ chức đánh giá, nghiệm thu nghiêm túc CTĐT, ban hành và chỉ đạo thực hiện.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Ban Giám hiệu Nhà trƣờng quan tâm và có những phƣơng pháp phù hợp nhằm chỉ đạo các bộ phận có liên quan thực hiện quy trình phát triển CTĐT có hiệu quả;

Ban hành các văn bản hƣớng dẫn xây dựng CTĐT, ra quyết định ban hành quy trình phát triển CTĐT;

CBQL, GV trong nhóm phát triển CTĐT nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc thực hiện quy trình phát triển CTĐT trong công tác phát triển CTĐT;

Tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động phát triển CTĐT.

3.2.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng năng lực thực hiện, quản lí và phát triển CTĐT ngành Tài chính - Ngân hàng theo học chế TC cho GV và CBQL ĐT

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Đảm bảo các CBQL, GV có năng lực về chuyên môn, có kĩ năng và nghiệp vụ sƣ phạm cao đáp ứng điều kiện giảng dạy CTĐT mới, nắm rõ đƣợc nội dung, PPGD, sử dụng công nghệ phù hợp để CT đạt đƣợc mục đích, mục tiêu xác định, xây dựng đội ngũ CBQL, GV có năng lực thực hiện CTĐT và quản lý hiệu quả CTĐT.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Bồi dƣỡng kiến thức và kỹ năng xây dựng, thực hiện và phát triển CTĐT ngành TCNH cho giảng viên và CBQL cấp Phòng, Khoa chuyên môn. Nội dung chủ yếu bao gồm cập nhật những kiến thức mới, thảo luận và tiếp cận với các khái niệm CTĐT, phát triển CTĐT, CT cốt lõi, môn học bắt buộc, tự chọn, CTĐT tích hợp nhằm xây dựng và phát triển CTĐT phù hợp với nhu cầu xã hội. Trong thời gian tham gia các lớp bồi dƣỡng, các buổi hội thảo CBQL, GV sẽ đƣợc tiếp cận và học tập các nội dung: Kĩ năng phát triển mục tiêu ĐT; phát triển nội dung ĐT; kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch ĐT…. Thông qua lớp bồi dƣỡng, các buổi hội thảo, CBQL, GV cũng sẽ đƣợc cung cấp các kiến thức mới về lí luận, giải đáp một số vấn đề mới đặt ra, góp phần nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ, nghiệp vụ trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí phát triển chương trình đào tạo ngành tài chính ngân hàng theo học chế tín chỉ ở trường cao đẳng kinh tế tài chính thái nguyên​ (Trang 82)