chỉ muốn làm những gì mình quen tay, những gì mình đã nắm vững (về ngành hàng, về lĩnh vực tín dụng,...) mà ngại mở rộng các đối tƣợng vay vốn, dẫn đến tình trạng tập trung cho vay vào một số lĩnh vực, ngành nhất định. Bên cạnh đó, trong công tác xử lý nợ xấu, đòi hỏi nhiều kiến thức, kinh nghiệm, nếu cán bộ thiếu kỹ năng, kiến thức sẽ gây ra tình trạng lúng túng, “nhát tay” trong công tác tham mƣu, đề xuất các biện pháp xử lý nợ xấu, đa phần không xử lý đƣợc nợ xấu thông qua thỏa thuận với khách hàng mà chủ yếu lệ thuộc vào hiệu quả thực thi của Cơ quan Tòa án và Thi hành án.
+ Quy trình thẩm định và cho vay còn một số điểm chƣa hợp lý, liên quanđến việc phân cấp trách nhiệm của nhân viên thẩm định. Một điểm yếu của quytrình thẩm định và cho vay hiện nay là đối với các khoản vay trong thẩm quyền củaCBTD, nhất là khi phát sinh cho vay tại các Phòng giao dịch trực thuộc, nơi đây chƣa có bộ phận thẩm định, mà CBTD vẫn thực hiện cả ba khâu cơ bản trong quá trình cho vay là: tiếpxúc khách hàng, thẩm định phƣơng án vay vốn, thẩm định – đề xuất định giá tài sản đảm bảo, giải ngân và thu nợ. Để đảm bảocho việc giải quyết hồ sơ vay vốn nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn củadoanh nghiệp, CBTD phải đẩy nhanh tốc độ tìm hiểu thông tin khách hàng, đánhgiá khoản vay. Điều này sẽ dẫn đến việc đánh giá, thẩm định khách hàng, các khoảnvay một cách sơ sài, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng chƣa đúng, làm giảmchất lƣợng khoản vay. Mặc dù trách nhiệm của CBTD khá nặng nề nhƣng cũng làcơ hội để một số ít nhân viên thoái hoá, biến chất lợi dụng để móc ngoặc với kháchhàng vay vốn, cố tình làm sai lệch thông tin để thu lợi cá nhân, tăng nguy cơ phátsinh rủi ro tín dụng.
+ Cơ chế bảo đảm tiền vay và việc định giá tài sản bảo đảm trong quá trìnhthẩm định hồ sơ vay đóng một vai trò hết sức quan trọng nhƣng việc xem xét, đánhgiá tài sản, quản lý tài sản đảm bảo, các chuẩn mực về tài sản mà các Chi nhánhđang áp dụng vẫn còn ở mức sơ khai. Nhận thức về quyền lựa chọn tài sản đảm bảocủa CBTD còn chƣa đầy đủ. Việc định giá đôi khi đƣợc thực hiện một cách chiếu lệvà mang tính thủ tục, đặc biệt đối với các tài sản là công trình xây dựng hoặc dây chuyền máy móc thiết bị. Ngân hàng không phải lúc nào cũng có thể tham vấn ýkiến của các tổ chức định giá chuyên nghiệp. Do đó, để hạn chế rủi ro, Ngân hàng chọn giải pháp là hạn chế việc nhận đảm bảo đối với các tài sàn này. Điều này sẽgiới hạn khả năng phát triển tín dụng ngay cả đối với các khách hàng tốt.
+ Công tác khai thác và xử lý thông tin của ngân hàng trên địa bàn cũng còn hạn chế. Định kỳ, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng chƣa có thống kê tình hình kinh tế, tình hình kinh doanh của một số ngành hàng để hỗ trợ cán bộ, nhân viên trong công tác thẩm định. Bên cạnh đó, số liệu sử dụng để làm căn cứ thẩm
định chƣa đầy đủ, thiếu chính xác hoặc không khách quan làm tăng nguy cơ đánh giá sai lệch về khách hàng vay vốn và hiệu quả của dự án, phƣơng án. Một kênh hữu ích có thể tham khảo thông tin là Trung tâm thông tin tín dụng CIC của Ngân hàng Nhà nƣớc nhƣng thông tin không đƣợc thƣờng xuyên cập nhật hoặc không đầy đủ, đặc biệt là đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu.
+ Mặt khác, trong quá trình thẩm định, các báo cáo tài chính, hầu hết đều do khách hàng lập và cung cấp, phần nhiều là chƣa đƣợc kiểm toán nên tính chính xácvà khách quan của các tài liệu này rất khó đƣợc kiểm chứng. Việc thẩm định thƣờng dựa trên những thông tin chủ quan do khách hàng cung cấp.
- Thứ tƣ, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chƣa thực sự hiệu quả. Hiện nay công tác chấm điểm và xếp hạng khách hàng đã đƣợc triển khai tại Ngân hàng,