- Xây dựng, tổ chức tốt hệ thống khai thác và xử lý thông tin phục vụ cho công tác thẩ đ nh tín dụng
3.3.3. Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát sau cho vay
Việc thẩm định cho ph p ta đƣa ra những quyết định cho vay đúng đắn. Tuy nhiên các điều kiện cấp tín dụng, môi trƣờng kinh doanh thƣờng thay đổi theo thời gian làm ảnh hƣởng đến tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. CBTD phải nhạy cảm với những biến động đó và để đảm bảo an toàn, cần phải kiểm tra định kỳ tất cả các khoản cấp tín dụng.
Để đảm bảo chất lượng, có thể sử dụng các phương pháp kiểm tra, giám sát sau:
- Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng: Việc theo dõi các giao dịch tài khoản tiền gởi và tài khoản tiền vay của khách hàng sẽ cho thấy đƣợc các đối tác quan hệ với khách hàng, phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm, dòng tiền, tình hình sử dụng vốn vay và trả nợ. Những biến động thất thƣờng của tài khoản phần nào cho thấy đƣợc những khó khăn trong quản trị tài chính. Qua đó ngân hàng có những định hƣớng chủ động trong quan hệ với khách hàng. Để làm đƣợc điều này, Ngân hàng cần khuyến khích.
- Phân tích báo cáo tài chính theo định kỳ: Không chỉ đối với các đối tƣợng khách hàng vay thƣờng xuyên (hình thức hạn mức, thẻ tín dụng …) mà ngay cả các khoản vay dài hạn, Ngân hàng cũng cần phải phân tích báo cáo tài chính định kỳ để kịp thời phát hiện những thay đổi đáng chú ý làm khả năng hoàn trả của khách hàng bị giảm sút. Tùy vào mức độ mà đƣa ra các biện pháp ngăn ngừa phù hợp.
- Thƣờng xuyên tham quan và kiểm soát địa điểm kinh doanh, nơi cƣ trú của khách hàng vay. Việc viếng thăm khách hàng sẽ cho chúng ta biết thực trạng tổ chức sản xuất kinh doanh, dự trữ tồn kho, chất lƣợng tài sản đảm bảo cũng nhƣ sự duy trì ý muốn trả nợ của khách hàng.
- Ngoài ra việc kiểm tra giáp sát còn có thể thực hiện thông qua các mối quan hệ với khách hàng khác cũng nhƣ phân tích những thông tin từ các phƣơng tiện đại chúng, cơ quan thuế, tòa án…
Việc kiểm tra, giám sát phải tuân thủ theo một số nguyên lý sau:
- Tiến hành kiểm tra tất cả các khoản tín dụng theo định kỳ nhất định, thời gian kiểm tra định kỳ là 30, 60 ngày.
- Xây dựng kế hoạch, chƣơng trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách cẩn thận và chi tiết, đảm bảo các khía cạnh quan trọng nhất của khoản vay phải đƣợc kiểm tra nhƣ:
+ Kế hoạch trả nợ của khách hàng nhằm bảo đảm khách hàng không chậm trễ trong việc trả nợ theo kế hoạch.
+ Chất lƣợng và hiện trạng của tài sản đảm bảo tín dụng.
+ Đánh giá điều kiện tài chính cũng nhƣ nhu cầu của ngƣời vay thay đổi nhƣ thế nào. Trên cơ sở đó để xem xét lại nhu cầu tín dụng của khách hàng.
+ Đánh giá khoản tín dụng có còn tuân thủ chính sách cho vay của ngân hàng và các tiêu chuẩn do cơ quan quản lý đặt ra.
- Quản lý chặt chẽ và thƣờng xuyên các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cƣờng kiểm tra giám sát khi phát hiện những dấu hiệu không lành mạnh liên quan đến khoản tín dụng.
- Tăng cƣờng kiểm tra tín dụng khi nền kinh tế có những biểu hiện đi xuống, hoặc những ngành nghề chiếm tỷ trọng lớn trong dƣ nợ của ngân hàng có những vấn đề quan trọng trong phát triển (nhƣ có các đối thủ cạnh tranh mới, hay có sự áp dụng công nghệ mới đòi hỏi phải có sản phẩm mới và các phƣơng pháp phân phối mới…).
Kiểm tra tín dụng là rất cần thiết để hoạt động tín dụng của ngân hàng đƣợc lành mạnh. Nó không những giúp cho nhà quản lý nhận ra vấn đề một cách nhanh chóng mà còn có tác dụng kiểm tra thƣờng xuyên việc chấp hành chính sách cho vay của CBTD. Kiểm tra tín dụng giúp Ban Lãnh đạo đánh giá đƣợc những rủi ro
tiềm ẩn đối với ngân hàng, từ đó đề ra các biện pháp phòng chống cũng nhƣ định hƣớng chính sách dự phòng bù đắp rủi ro và chiến lƣợc tăng vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
Bên cạnh những giải pháp, cơ chế hỗ trợ từ phía ngân hàng cho doanh nghiệp một cách tích cực thì điều quan trọng, chủ yếu là những nỗ lực từ bản thân doanh nghiệp. Một thực tế hết sức bất cập đó là doanh nghiệp thì thiếu vốn trong khi đó ngân hàng đang thừa vốn không cho vay được, không phải là ngân hàng không muốn cho các doanh nghiệp vay mà ngân hàng e ngại doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Vì thế để khai thông rào cản gây ách tắc quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp thì các doanh nghiệp phải chú ý giải quyết các vấn đề sau:
- DNNVV phải có giải pháp tạo vốn tự có: Nguồn vốn tự có sẽ là cơ sở bảo lãnh cho doanh nghiệp khi vay nên khả năng tiếp cận vốn tín dụng sẽ dễ dàng hơn.
- Các doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh hàng năm và đảm bảo kế hoạch, phương án kinh doanh đó có hiệu quả, có tính khả thi.
- Đổi mới thiết bị công nghệ.
- Coi trọng phát triển nguồn nhân lực
- Tăng cường kỹ năng quản lý và khả năng tiếp cận thị trường - Đảm bảo minh bạch về thông tin doanh nghiệp.