Để nâng cao chất lƣợng tín dụng và từng bƣớc chuẩn hoá công tác quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế thì việc xây dựng và áp dụng một quy trình chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng khoa học đóng vai trò rất quan trọng. Để phân loại khách hàng là doanh nghiệp lớn và DNNVV, ngân hàng dựa vào 2 nhóm chỉ tiêu là chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính.
+ Nhóm các chỉ tiêu tài chính gồm: Vốn kinh doanh, doanh thu thuần, nhóm chỉ tiêu thanh khoản (khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh), nhóm chỉ tiêu năng lực hoạt động (vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu nợ bình quân...), chỉ tiêu cân nợ (nợ phải trả/tổng tài sản, nợ phải trả/vốn chủ sở hữu..), nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh (lợi nhuận trƣớc thuế/doanh thu, lợi nhuận trƣớc thuế/vốn chủ sở hữu)....
+ Nhóm các chỉ tiêu phi tài chính gồm: Năng lực điều hành của Ban Giám đốc, môi trƣờng kiểm soát nội bộ, tính khả thi của phƣơng án kinh doanh, triển
vọng ngành, giá trị thƣơng hiệu của công ty, vị thế cạnh tranh (thị phần), tác động của môi trƣờng vĩ mô....
+ Ngoài ra, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng cũng là một tiêu chí quan trọng trong việc cho điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Nhóm các chỉ tiêu ngân hàng thƣờng xem xét là: tình hình phát sinh nợ quá hạn, số lần khách hàng gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số lần chậm trả lãi vay, mức độ hoạt động của tài khoản tiền gửi...
Trong việc xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng, ngân hàng cần xét đến tính đặc thù và lợi thế của từng ngành kinh tế, đối tƣợng doanh nghiệp lớn hay DNNVV để có mức điểm chấm cho phù hợp. Trƣờng hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì phân loại theo ngành nghề/lĩnh vực nào đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp.
Việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp phải đƣợc thực hiện nghiêm túc, đẩy đủ và cập nhật thƣờng xuyên.