- Xây dựng, tổ chức tốt hệ thống khai thác và xử lý thông tin phục vụ cho công tác thẩ đ nh tín dụng
3.4.2. Hoàn thiện pháp uật về xử lý tài sản đảm bảo
- Cầnphát huy thông tƣ liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN giữa Bộ Tƣ pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) về hƣớng dẫn một số vấn đề xử lý TSBĐ đƣợc ban hành, hiệu lực từ 22/7/2014. Theo đó, nếu bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm không thỏa thuận đƣợc giá bán TSBĐ thì ngay cả trong trƣờng hợp bên bảo đảm bất hợp tác, phía TCTD cũng có thể chỉ định tổ chức thẩm định giá để xác định giá bán tài sản (Điều 10 của Thông tƣ này).
- Theo quy định tại Điều 297 BLDS 2015 về hiệu lực đối kháng với ngƣời thứ ba: Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài
sản bảo đảm. Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật này và luật khác có liên quanvề đăng ký giao dịch bảo đảm chƣa có hƣớng dẫn cụ thể. Do đó, để các văn bản pháp luật này có thể phát huy hết tác dụng trong việc giúp các tổ chức tín dụng xử lý nợ quá hạn thì các Bộ ngành có liên quan cần có những hƣớng dẫn cụ thể để thi hành.
- Giảm bớt thời gian xử lý các vụ kiện tranh chấp từ hợp đồng tín dụng: + Toà án nên tổ chức xét xử theo thủ tục khẩn cấp và không đình hoãn phiên xử dù có liên quan đến các vụ án khác, vì đây là vụ kiện đòi nợ đã quá rõ ràng, tài sản thế chấp đã qua công chứng và đƣợc bảo đảm cho riêng món nợ mà ngân hàng đƣợc quyền ƣu tiên thanh toán.
+ Cần có một điều luật quy định việc xét xử vắng mặt để tránh tình trạng bên nợ bỏ trốn, tạo điều kiện cho Toà án có thể xét xử vắng mặt mà không phải chờ đến lúc tìm đƣợc con nợ mới xử tiếp nhƣ hiện nay.
+ Đơn giản hoá thủ tục phát mại khi đã có bản án có hiệu lực pháp lý của Tòa án: Ngân hàng đƣợc quyền trực tiếp ký hợp đồng ủy quyền bán tài sản tại Trung tâm đấu giá với giá khởi điểm do ngân hàng ấn định, không thông qua trung gian Phòng thi hành án nhƣ hiện nay tránh mất nhiều thời gian.
- Về hoạt động của Trung tâm bán đấu giá: cần đơn giản hoá việc ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá với Trung tâm bán đấu giá; cho ph p ngân hàng đƣợc quyền trực tiếp ký hợp đồng ủy quyền với Trung tâm bán đấu giá để phát mại tài sản mà không cần có sự đồng ý của bên đi vay trong trƣờng hợp bên đi vay không có thiện chí hợp tác với ngân hàng để cùng ký hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản với Trung tâm bán đấu giá.
K T LUẬN CHƢƠNG 3
Dựa trên nền tảng lý luận cơ bản cùng với việc nghiên cứu những vấn đề thực tại của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương, tác giảđãđưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả trong hoạtđộng cho vay khách hàngDNNVV, bao gồm:
- Nhóm giải pháp mở rộng cho vay DNNVV.
- Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay DNNVV.
- Kiến nghị một số giải pháp hỗ trợ ngân hàng từ phía cơ quan quản lý nhà nước.
Tuy nhiên cách thức triển khai và thực hiện các giải pháp sao cho phù hợp với tình hình cụ thể tại ngân hàng mới là nhân tố mang lại hiệu quả cao. Để đạt được mục ti u đó cần có sự kết hợp về chính sách, chủ trương, giáo dục và sự phối hợp đồng bộ từ cấp trung ương đến địa phương cũng như nỗ lực không ngừng từ phía ngân hàng. Với những giải pháp đã đề ra hy vọng sẽ góp phần đẩy mạnh hoạtđộng cho vay khách hàngDNNVV tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bình Thuận.