Các mô hình phân phối của Bancassurance

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo hiểm liên kết với ngân hàng (bancassurance) tại công ty bảo hiểm ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 31 - 36)

7. Kết cấu đề tài

1.1.4. Các mô hình phân phối của Bancassurance

Có nhiều mô hình phân phối khác nhau trên thế giới, theo đó các ngân hàng có thể hợp tác với các CTBH để cho ra các hình thức cơ bản sau: Mô hình thỏa thuận phân phối (Distribution Agreements): bao gồm hai hình thức là đại lý phân phối (Distribution Agencies) và liên minh chiến lược(Strategic Alliance); Mô hình liên doanh (Joint Ventures) và Mô hình sở hữu đơn nhất (Financial Services Group) (Đoàn Thị Thanh Tâm, 2014). Minh họa qua Biểu đồ 1.3

Biểu đồ 1. 3. Mô hình Bancassurance tại châu Á

Nguồn: Swiss Re Economic Research & Consulting (2002) 1.1.4.1. Mô hình thỏa thuận phân phối

Mô hình đại lý phân phối

Mô hình này chiếm đa số trong hoạt động Bancassurance tại Việt Nam. Ngân hàng ký thỏa thuận phân phối sản phẩm cho CTBH (có thể bán riêng lẻ hoặc bán kèm với các sản phẩm ngân hàng) và nhận hoa hồng phí hoặc phí thu nhập, đồng thời kí hợp đồng đại lý với nhiều ngân hàng và ngược lại. Hình thức phân phối này được sử dụng chủ yếu ở các nước châu Á vì ngân hàng không muốn tập trung quá nhiều nguồn lực, chi phí cơ hội cao.

Mô hình thỏa thuận phân phối 69% Mô hình liên doanh 17% Mô hình tập đoàn tài chính 14%

Ngân hàng

Nguồn: Đoàn Thị Thanh Tâm (2014)

Mô hình liên minh chiến lƣợc

Nhìn chung, mô hình này có điểm tương đồng với mô hình đại lý phân phối nhưng có mức độ cam kết chặt chẽ hơn giữa hai bên. Tuy nhiên, mô hình này chỉ có sự liên kết giữa ngân hàng và một công ty bảo hiểm, mức độ liên kết được nâng cao hơn trong việc phát triển các sản phẩm đặc thù, quản lý kênh phân phối, ngân hàng có ít rủi ro, lợi nhuận thu được thông qua hoa hồng phí và lợi nhuận từ cổ phần được chia.

Nguồn: Munich Re Group (2001)

Công ty bảo hiểm Công ty bảo hiểm

Ngân hàng

Hoa hồng phí

Biểu đồ 1. 4. Mô hình đại lý phân phối

Hoa hồng phí và lợi nhuận đƣợc chia

Ngân hàng Công ty bảo hiểm

1.1.4.2. Mô hình liên doanh

Với mô hình này, ngân hàng và CTBH đầu tư góp vốn thành lập một CTBH mới để cùng nhau kinh doanh triển khai các sản phẩm bảo hiểm, đòi hỏi sự cam kết mạnh mẽ từ hai phía. Trong đó, ngân hàng có thể chịu một số rủi ro bảo hiểm nên lợi nhuận thu được sẽ tùy thuộc vào khả năng hoạt động của công ty liên doanh mới. Tuy nhiên, đây lại là hình thức được các nhà bảo hiểm quốc tế ưa thích do có lợi thế về mức độ kiểm soát và cam kết.

Nguồn: Munich Re Group (2001) 1.1.4.3. Mô hình sở hữu đơn nhất

Với mô hình này, ngân hàng và các CTBH cùng nằm trong tập đoàn tài chính. Xu hướng của loại mô hình này là ngân hàng thành lập CTBH nhằm hướng tới hoạt động như một tập đoàn tài chính ngân hàng cung cấp các sản phẩm tài chính. Hệ thống sẽ được kết hợp hoàn toàn , cơ sở dữ liệu sẽ được chia sẻ một cách triệt để nhất. Tuy nhiên, sẽ gặp một số rủi ro, chẳng hạn như khi công ty mẹ gặp rủi ro trong vấn đề quản lý, vốn... thì sẽ tác động không tốt đến công ty con và ngược lại.

Công ty liên doanh

Ngân hàng Công ty bảo hiểm

% X vốn góp % Y vốn góp

Nguồn: Munich Re Group (2001)

Nguồn: Munich Re Group (2001)

Mô hình hoạt động Bancassurance đa dạng là thế nhưng theo kinh nghiệm của ALLIANZ (một trong những tổ chức dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới), mô hình hợp tác có thể không phải là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của Bancassurance và không có cách thực hiện Bancassurance duy nhất đem lại hiệu quả. Mỗi mô hình sẽ có từng đặc trưng riêng (hình thức pháp lí, cơ sở dữ liệu khách hàng, sản phẩm bảo hiểm được phân phối, quản lý hợp đồng bảo hiểm…) và trách

TẬP ĐOÀN Khác Công ty tài chính Công ty chứng khoán Công ty bảo hiểm Ngân hàng Ngân hàng Bảo hiểm

Biểu đồ 1. 7. Mô hình sở hữu đơn nhất

nhiệm riêng của mỗi bên khi tham gia vào mô hình hợp tác. Tuy nhiên, đối với riêng công ty Bảo hiểm VietinBank sẽ được phân tích kĩ hơn ở chương tiếp theo.

Hình thái phát triển của Bancassurance dựa trên cơ cấu quyền sở hữu, thực tế quá trình phát triển và hoạt động của mô hình Bancassurance, trung tâm nghiên cứu (LIRMA) của công ty tái bảo hiểm quốc gia Thụy Sĩ (Swiss Re) đã cho ra kết quả nghiên cứu như Biểu đồ 1.9.

Nguồn: Graham Morris (2006)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo hiểm liên kết với ngân hàng (bancassurance) tại công ty bảo hiểm ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)