7. Kết cấu đề tài
2.1.1. Về quy định pháp lý
- Quy định pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng
Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, các tổ chức tín dụng được phép hoạt động đại lý kinh doanh bảo hiểm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Thông tư số 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN ngày 02/7/2014 mới đây quy định điều kiện để tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm cho CTBH nhân thọ.
- Quy định pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
Về mặt luật pháp, để đảm bảo cho kênh phân phối này phát triển và bảo vệ được quyền lợi của khách hàng tham gia bảo hiểm, các nước Châu Á đều có những quy định cụ thể liên quan đến việc hợp tác giữa ngân hàng và CTBH, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và bảo mật thông tin khách hàng (Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Indonesia...).
Mặc dù vậy, tại Việt Nam cho đến trước tháng 7/2014, Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định riêng dành cho kênh phân phối này. Việc triển khai Bancassurance tuân thủ theo quy định chung liên quan đến khai thác bảo hiểm và đại lý bảo hiểm, cụ thể như sau:
+ Đối với đại lý bảo hiểm cá nhân hoặc tổ chức (Điều 86, Điều 87 Luật Kinh doanh bảo hiểm).
+ Chương III Nghị định 45/2007/NĐ-CP quy định nguyên tắc hoạt động đại lý, các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm.
Theo đó, cán bộ của ngân hàng bán bảo hiểm được coi như đại lý bảo hiểm thông thường, nhiệm vụ chính của họ là cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng có hệ thống dữ liệu và khối lượng khách hàng khác hẳn với đại lý bảo hiểm cá nhân hay tổ chức đại lý thông thường. Do đó, nhằm thúc đẩy sự phát triển của kênh phân phối này nói riêng, thị trường bảo hiểm nói chung, đồng thời quản lý tốt hơn kênh phân phối này và bảo vệ được quyền lợi của khách hàng tham gia bảo hiểm, ngày 02/7/2014 Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư liên tịch số 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN hướng dẫn hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
2.1.2. Tình hình triển khai Bancassurance
Tại Việt Nam, đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng được coi là kênh phân phối chuyên nghiệp thứ hai sau kênh phân phối truyền thống là đại lý. Ngoài Vietcombank Cardif là CTBH nhân thọ có vốn góp của ngân hàng, một số CTBH nhân thọ khác như AIA, Prudential, Bảo Việt nhân thọ, Dai-ichi, Generali, Hanwha…cũng bắt đầu thực hiện phân phối bảo hiểm qua ngân hàng và đạt được những kết quả nhất định. Ước tính 11/16 CTBH nhân thọ đã triển khai hợp tác với khoảng 30 ngân hàng phân phối đa dạng các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Kênh phân phối này hiện chiếm khoảng 2% tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ của toàn thị trường (Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, 2014). Theo đó, CTBH phát triển sản phẩm, cán bộ ngân hàng giới thiệu sản phẩm và thực hiện các hoạt động khác theo hợp đồng uỷ quyền của CTBH hoặc các tư vấn viên của CTBH ngồi tại ngân hàng thực hiện tư vấn, bán sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng. Ngoài hoa hồng đại lý, tuỳ theo sự thoả thuận trong hợp đồng hợp tác giữa doanh nghiệp với từng ngân hàng, ngân hàng có thể nhận được các khoản thưởng
định kỳ, các khoản hỗ trợ đào tạo, marketing bán hàng và chia sẻ lợi nhuận với CTBH nếu hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt.
Đối với lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, hiện có 11 doanh nghiệp có vốn góp của ngân hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng này chỉ thực hiện việc giới thiệu khách hàng và hưởng hoa hồng đại lý do các CTBH chi trả. Phần lớn hoạt động nghiệp vụ do CTBH thực hiện.
Thị trường khai thác hoạt động Bancassurance năm 2017 duy trì tăng trưởng tích cực. Theo thống kê chính thức của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) tính đến hết tháng 9/2017, tổng doanh thu phí khai thác qua kênh ngân hàng và các tổ chức tín dụng (Bancassurance) đạt 3,202 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7.1% tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường. Đây được xem là mức tăng trưởng vượt bậc và là tín hiệu đáng mừng của thị trường hoạt động mô hình bảo hiểm liên kết với ngân hàng bởi phân khúc này trong vài năm qua chỉ biến động ở mức 5-6%/ năm. Các CTBH luôn muốn mở rộng thị trường bằng việc liên kết với các ngân hàng, đặc biệt là các công ty mới tham gia thị trường bảo hiểm. Nắm bắt được xu thế đó, trong năm 2017 vừa qua, không chỉ có các CTBH mới mà các tên tuổi điển hình hàng đầu thị trường bảo hiểm cũng đẩy mạng phát triển phân phối sản phẩm qua kênh Bancassurance. Chỉ gần 2 năm gần đây, tại Việt Nam, thị trường bảo hiểm nở rộ các thương vụ hợp tác độc quyền và được các CTBH ưa chuộng. Có thể kể đến như: Aviva Việt Nam – VietinBank, AIA Việt Nam – VPBank, Manulife Việt Nam – Techcombank, Dai- ichi Việt Nam – Sacombank, Prudential Việt Nam và Standard Chartered. Theo báo cáo thường niên của Tổng công ty bảo hiểm BIDV (BIC) – một trong những công ty bảo hiểm dẫn đầu thị trường về triển khai bán bảo hiểm qua ngân hàng, kênh Bancassurance của BIC thành công rực rỡ với doanh thu tăng trưởng ấn tượng 61% so với năm 2016 cao nhất trong các kênh phân phối bán lẻ của BIC, hoàn thành 109% kế hoạch năm. Ngoài ra, sự liên tục tái cơ cấu và củng cố sức mạnh tài chính của các ngân hàng cũng đang gia tăng thêm niềm tin của khách hàng vào hệ thống ngân hàng hiện nay. Những yếu tố này chắc chắn sẽ mang lại tác động tích cực về sự phát triển của kênh phân phối Bancassurance tại Việt Nam.
2.2. Tổng quan về Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công Thƣơng Việt Nam (VBI) – Chi nhánh Sài Gòn