Đối với các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo hiểm liên kết với ngân hàng (bancassurance) tại công ty bảo hiểm ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 83 - 88)

7. Kết cấu đề tài

3.3.2. Đối với các cơ quan chức năng

Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước là các cơ quan quản lý nhà nước trên lĩnh vực bảo hiểm và ngân hàng, cần tăng cường phối hợp và trao đổi thông tin trong quản lý, giám sát, đồng thời tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn vướng mắc nhằm thúc đẩy hoạt động Bancassurance phát triển lành mạnh. Cụ thể:

- Ngân hàng nhà nước cần thống nhất chủ trương và khuyến khích các ngân hàng đẩy mạnh Bancassurance, hướng dẫn phương thức phối hợp với các CTBH trong việc triển khai đào tạo, phổ cập, cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm cho nhân viên ngân hàng, hỗ trợ về phần mềm, hệ thống công nghệ thông tin, chi phí...

- Bộ Tài chính tạo điều kiện phê chuẩn chương trình và hình thức đào tạo, thi và cấp chứng chỉ đại lý cho nhân viên ngân hàng đảm bảo linh hoạt, hiệu quả và phù hợp với đặc thù kênh phân phối.

- Các ngân hàng, CTBH phải tuân thủ các nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm, các quy định về hoa hồng và chi quản lý đại lý, về cung cấp và bảo mật thông tin và thực hiện báo cáo định kỳ hàng quý, năm tình hình triển khai hoạt động Bancassurance.

Tuy nhiên, VBI cần hoàn thiện, nâng cao hệ thống pháp luật rõ ràng đối với hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng, quy định rõ về việc CTBH kinh doanh ngân hàng phải tuân theo Luật kinh doanh bảo hiểm hay Luật các Tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý của Bộ Tài chính hay Ngân hàng nhà nước.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Dựa trên cở sở lý thuyết ở chương 1, kết quả tình hình phát triển thực tế hoạt động Bancassurance ở chương 2, khóa luận đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát hoạt động Bancassurance tại VBI Sài Gòn bao gồm nhóm các sản phẩm trực tiếp

và bổ trợ. Qua đó, nêu ra một số kiến nghị đối với Tổng công ty và các cơ quan chức năng.

KẾT LUẬN

Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Phát triển hoạt động bảo hiểm liên kết với ngân hàng (Bancassurance) tại Công ty Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn”, khóa luận đã làm rõ được các vấn đề sau:

Thứ nhất, khóa luận đã đưa ra những vấn đề cơ bản về hoạt động

Bancassurace, nội dung chính đưa ra những cơ sở lý thuyết về Bancassurance, nêu rõ vai trò của hoạt động này đối với các bên có liên quan, sản phẩm và kênh phân phối Bancassurance. Ngoài ra, Khóa luận cũng đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản để đánh giá sự phát triển hoạt động này cũng như bài học kinh nghiệm áp dụng tại Công ty bảo hiểm.

Thứ hai, khóa luận đã phân tích được thực trạng hoạt động Bancassurance có

tốc độ tăng trưởng nhanh khi mới xuất hiện tại CTBH VBI – Chi nhánh Sài Gòn, đánh giá một số chỉ tiêu phát triển tại VBI – Chi nhánh Sài Gòn. Đồng thời chỉ rõ những kết quả đạt được trong kinh doanh Bancassurance, bên cạnh đó khóa luận còn phân tích một số hạn chế và nguyên nhân của vấn đề còn tồn đọng.

Thứ ba, khóa luận tóm tắt một số định hướng phát triển hoạt động bảo hiểm

liên kết với ngân hàng tại Công ty bảo hiểm VBI nói chung và chi nhánh Sài Gòn nói riêng đề ra những nhóm giải pháp cụ thể cho các bên tham gia, tập trung vào nhóm giải pháp vi mô giúp cải thiện hoạt động Bancassurance và một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp, Báo cáo thường niên 2017, truy tập tại <http://abic.com.vn>, [1 March 2018].

Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư liên tịch số

86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN hướng dẫn triển khai bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng, ban hành ngày 02/07/2014.

Cổng thông tin Bảo hiểm Việt Nam, “Bancassurance – Cách thức kết hợp các dịch vụ tài chính “một cửa” hiệu quả?” truy cập tại

<https://webbaohiem.net/bancassurance-cach-thuc-ket-hop-cac-dich-vu-tai-chinh- mot-cua-hieu-qua.html >, [truy cập ngày 07/03/2018].

Cổng thông tin Bảo hiểm Việt Nam, “Bancassurance” – Từ lý thuyết đến thực tiễn ở Việt Nam, truy cập tại <http://tinbaohiem.com/2012/bancassurance-tu-ly-thuyet- den-thuc-tien-o-viet-nam/ >, [truy cập ngày 07/03/2018].

Cổng thông tin Bảo hiểm Việt Nam, “Kênh phân phối Bancassurance tại Việt Nam, thực trạng và giải pháp”, truy cập tại < https://webbaohiem.net/kenh-phan-phi- bancassurance-ti-vit-nam-thc-trng-va-gii-phap.html >, [truy cập ngày 07/03/2018]. Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Chương trình đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm 2017.

Cục Quản lý giám sát bảo hiểm 2014.

Đoàn Thị Thanh Tâm (2014), Phát triển hoạt động Bancassurance của các công ty bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

Dữ liệu của Ban phát triển Kinh doanh tại Tổng công ty Bảo hiểm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.

Dữ liệu tại Phòng kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn.

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam 2017, truy cập tại <http://iav.vn/News/103/vi- VN/Default.aspx>.

Ngô Vi Trọng và Lê Hồ An Châu (2010), Bancassurance – Bán các sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống Ngân hàng Thương mại, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

Nguyễn Thị Nhung và Nguyễn Thái Liêm (2012), “ Bancassurance tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam nhìn từ góc độ sự hài lòng của khách hàng”, Công nghệ Ngân hàng, số 20 (tháng 10/2012, trang 10-18).

Phạm Việt Hà (2010), Phân tích SWOT hoạt động Bancassurance tại Việt nam, Luận văn cao học, Viện Sau Đại học, Đại học Kinh tế Quốc dân.

Quốc hội (2000), Luật Kinh doanh bảo hiểm 24/2000/QH10, ban hành ngày 01/12/2000.

Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, ban hành ngày 16/06/2010. Tổng công ty bảo hiểm BIDV, Báo cáo thường niên 2017, truy cập tại <http://www.bic.vn>, [1 March 2018].

Tổng công ty bảo hiểm VietinBank, Báo cáo thường niên 2015, truy cập tại <http://vbi.VietinBank.vn>,[6 March 2018].

Võ Quốc Đạt (2009), Tiềm năng phát triển các sản phẩm Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bảo Việt, Luận văn cao học, Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh

Center for Insurance & Financial planning, Bancassurance: Convergence of Banking and Insurance, CIFP Knowledge series, Available from

Chevalier, Marjorie, Launay, Carole, Mainguy, Berangere, 2005, Analysis of Bancassurance and its status around the world, SCOR Group publication. Clarence Wong and Lilian Cheung 2002, Bancassurance Development in Asia Shifting into a Higher Gear, Swiss Reinsurance Company.

Clarence Wong, Mike Bamahan, Lucia Bevere 2007, Bancasurance:Emerging Trends, Opportunities and Challenges, Swiss Reinsurance Company,Swisland. Emilia CLIPICI, Cătălina BOLOVAN, “Bancassurance – Main insurance

distribution and sale channel in Europe”, Scientific Bulletin, vol. 11/Special Issue, p. 54-62.

Graham Morris (2006), Bancassurance – Distribution Cosulting Pratice Watson Wyatt.

IRDA, Report of the Committee on Bancassurance, 2011.

Kanhaiya Singh, Vinay Dutta (2013), Commercial Bank Management, McGraw Hill Education.

LIRMA (2008), National insurance authorities.

Munich Re Group (2001), Bancassurance In Practice, pp. 725-26.

Shah H. A., Salim M., October – December 2011, Bancassurance Technology Road Ahead: Indian Perspective, Global Journal of Enterprise Information System, vol. 3 Issue-IV, pp. 1.

Sheethal T K, 2016, A comparative study of Bancassurance products in banks, Project Report, Thoppil Institute for Science & Technology.

Sigma, No.7/2002, Swiss Re. Bancassurance developments in Asia- Shifting into a higher gear).

Steven I Davis, 2007, Bancassurance: The Lessons of Global Experience in Banking and Insurance Collaboration, Patersons, London.

TheBinet G., Bancassurance Past and current trends, Bancassurance - quo vadis? IVth Bancassurance Congress, Warsaw, October 25th 2012.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động bảo hiểm liên kết với ngân hàng (bancassurance) tại công ty bảo hiểm ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)