9. Bố cục dự kiến của luận văn
2.1.3. Khái quát về tình hình hoạt động kinhdoanh
Năm 2017 là năm Vietcombank tăng trƣởng ấn tƣợng cả về quy mô và hiệu quả hoạt động, các chỉ số trên báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện đƣợc nhiều con số kỷ lục. Trong đó, phải kể đến mức lợi nhuận trƣớc thuế đạt hơn 11.000 tỷ đồng, tăng hơn 32% so với năm 2016 và cũng là mức lợi nhuận cao nhất của một Ngân hàng Việt cho đến thời điểm này. So sánh một số chỉ số tài chính cơ bản từ năm 2013 đến năm 2017 theo Bảng 2.1 nhƣ sau:
Bảng 2.1 Chỉ số tài chính cơ bản 2013-2017
ĐVT: Tỷ VNĐ
2013 2014 2015 2016 2017
MỘT SỐ CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Tổng tài sản 468.994 576.996 674.395 787.935 1.035.293
Vốn chủ sở hữu 42.386 43.473 45.172 48.146 52.558
Dƣ nợ tín dụng/TTS 59,13% 56,51% 59,05% 60,40% 53,87%
Thu nhập ngoài lãi thuần 4.725 5.295 5.749 6.353 7.469
Tổng thu nhập hoạt động kinh
doanh 15.507 17.286 21.202 24.886 29.406
Tổng chi phí hoạt động -6.244 -6.849 -8.306 -9.939 -11.866
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trƣớc chi phí dự
phòng rủi ro tín dụng 9.263 10.436 12.896 14.947 17.540
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng -3.520 -4.591 -6.068 -6.369 -6.198
Lợi nhuận trƣớc thuế 5.743 5.844 6.827 8.578 11.341
Thuế TNDN -1.365 -1.258 -1.495 -1683 -2.231
Lợi nhuận sau thuế 4.378 4.586 5.332 6.895 9.111
Lợi nhuận thuần trong kỳ 4.358 4.567 5.314 6.876 9.091
CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ
NIM 2,55% 2,35% 2,58% 2,63% 2,66% ROAE 10,33% 10,76% 12,03% 14,78% 18,09% ROAA 0,99% 0,88% 0,85% 0,94% 1,00% CHỈ TIÊU AN TOÀN Tỷ lệ dƣ nợ tín dụng/huy động vốn 82,96% 76,83% 79,07% 79,22% 76,74% Tỷ lệ nợ xấu 2,73% 2,31% 1,79% 1,45% 1,11% Hệ số an toàn vốn CAR 13,13% 11,35% 11,04% 11,13% 11,63% CỔ PHIẾU Cổ phiếu phổ thông 2.317 2.665 2.665 3.597 3.597 Tỷ lệ chi trả cổ tức 12% 10% 10% 8% 8%
Giá cổ phiếu (thời điểm cuối
năm) 26.800 31.900 43.900 35.450 54.300
Giá trị vốn hóa thị trƣờng 62.107 85.014 116.994 127.514 195.359
EPS 1.582 1.533 1.626 1.566 2.526
DPS 1.200 1.000 1.000 800 800
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank 2017, trang 28)[15]
Cụ thể phân tích một vài tiêu chí cơ bản. Đầu tiên là Tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và tổng thu nhập hoạt động kinh doanh 2013-2017 theo hình 2.2 nhƣ sau:
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank 2017, trang 29)[15]
Hình 2.2 Tổng tài sản, vốn chủ sở hữu và tổng thu nhập hoạt động kinh doanh 2013-2017
Từ năm 2013 đến năm 2017, tổng tài sản của Vietcombank tăng đều khoảng 100 ngàn tỷ mỗi năm, tuy nhiên năm 2017 Vietcombank có tổng tài sản tăng trƣởng
rất ấn tƣợng, cụ thể tăng hơn 240 ngàn tỷ, và hơn 31% so với năm 2016, và là tổ chức tín dụng có tổng tài sản tăng cao nhất. So sánh các NHTM lớn tại Việt Nam cho thấy rõ điều này:
Năm 2016, BIDV có tổng tài sản đã vƣợt mốc 1 triệu tỷ đồng thì hết năm 2017, BIDV đang là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong hệ thống đạt 1,2 triệu tỷ đồng, kế tiếp là Vietinbank (1,09 triệu tỷ đồng) và Vietcombank (1,03 triệu tỷ đồng). Trong khi đó, vào thời điểm nửa đầu năm 2017 tổng tài sản của Vietinbank ở mức 1,035 triệu tỷ đồng, Vietcombank mới đạt trên 800 nghìn tỷ đồng, cho thấy tốc độ tăng trƣởng đáng kể của Vietcombank về tổng tài sản trong năm 2017 (Nguyễn Long 2018)
Giai đoạn 2013-2017 chỉ số vốn chủ sở hữu và tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của Vietcombank tăng liên tục, trong đó tăng mạnh vào năm 2017. Năm 2017 chỉ số vốn chủ sở hữu là hơn 52 nghìn tỷ và tăng 9,16% so với năm 2016, tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh năm 2017 cũng vƣợt thu nhập năm 2016 là hơn 4 nghìn tỷ, tăng hơn 18% so với năm 2016.
Thứ hai là phân tích tiêu chí huy động, lợi nhuận trƣớc thuế và lợi nhuận sau thuế. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Bởi vì, mục tiêu cuối cùng trong hoạt động kinh doanh chính là đem lại lợi nhuận. Bên cạnh đó, tiêu chí huy động có vai trò to lớn trong việc quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của NHTM.
Đối với huy động vốn của Vietcombank giai đoạn 2013-2017 có mức tăng trƣởng rất ấn tƣợng. Đặc biệt, năm 2017 kết quả huy động vốn là hơn 726 nghìn tỷ và tăng hơn 21% so với năm 2016 thể hiện đƣợc uy tín của Vietcombank, cũng nhƣ niềm tin của khách hàng vào ngân hàng này. Bởi vì, so với nhiều ngân hàng khác trong cùng hệ thống thì lãi suất tiền gửi của Vietcombank không cao.
Cụ thể số liệu tiêu chí huy động vốn, lợi nhuận trƣớc thuế và lợi nhuận sau thuế của Vietcombank giai đoạn 2013-2017 đƣợc thể hiện qua hình 2.3 sau đây:
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank 2017, trang 30)[15]
Hình 2.3 Huy động vốn, lợi nhuận trƣớc thuế và lợi nhuận sau thuế 2013-2017
Hình 2.3 cho thấy huy động vốn của Vietcombank tăng trƣởng rất ấn tƣợng năm 2017. Đối với tiêu chí lợi nhuận trƣớc thuế, năm 2014 chỉ tăng 1,8% so với năm 2013. Đến năm 2017 thì chứng kiến mức tăng kỷ lục của lợi nhuận trƣớc thuế, tăng hơn 32,2% so với năm 2016, nguyên nhân đạt đƣợc mức lợi nhuận trƣớc thuế ấn tƣợng này là do: đầu tiên Vietcombank có chi phí vốn đầu vào thấp và huy động vốn tăng trƣởng mạnh, thứ hai là tỷ lệ nợ xấu “Tỷ lệ nợ xấu trong năm 2017 của
ngân hàng đƣợc đƣa về 1,1%-mức rất thấp so với thị trƣờng. Tỷ lệ này đã giảm 0,35% so với năm 2016” (Hoài Ngân 2018)
Tiếp đó là phần lợi nhuận đến từ các hoạt động kinh doanh tăng trƣởng tốt nhƣ tín dụng, dƣ nợ cho vay khách hàng “dƣ nợ cho vay khách hàng tăng từ 460.808 tỷ đồng thời điểm cuối năm 2016 lên hơn 553.000 tỷ đồng trong năm 2017” (Hoài Ngân 2018)
Thứ ba là phân tích chỉ tiêu thu nhập ngoài lãi thuần, ROAE, ROAA 2013- 2017 theo hình 2.4 sau đây:
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank 2017, trang 31)[15]
Hình 2.4 Chỉ tiêu thu nhập ngoài lãi thuần, ROAE, ROAA 2013-2017
Năm 2017, cho thấy thu nhập ngoài lãi thuần của Vietcombank là hơn 7,4 nghìn tỷ đồng. Tăng hơn 1 nghìn tỷ so với năm 2016.
Vietcombank đã hoàn thành thoái toàn bộ vốn tại SGB và CFC, 2/3 cổ phần sở hữu tại OCB, theo đó ghi nhận khoảng 225 tỷ đồng lợi nhuận từ thoái vốn trong năm 2017 (Nguyễn Tuấn Anh 2018)
Đối với chỉ tiêu ROAE, ROAA năm 2017 cho thấy mức độ sinh lời của nguồn vốn chủ sở hữu, và tài sản của Vietcombank rất khả quan.