9. Bố cục dự kiến của luận văn
3.3. Một số kiến nghị đối với dịch vụ ngân hàng điện tử qua mạng thông tin di động
Thứ ba là khuyến cáo khách hàng phòng tránh virus đánh cắp thông tin. Đối với loại rủi ro này, Vietcombank nên khuyến cáo khách hàng chỉ cài đặt ứng dụng DV NHĐT qua mạng thông tin di động chính thức từ ngân hàng, tuyệt đối không truy cập các link lạ trên Facebook, email, sms. Khách hàng cũng nên cẩn thận khi tải bất cứ ứng dụng, game chƣa rõ nguồn gốc. Khuyến khích khách hàng trang bị những phần mềm bảo mật đảm bảo thiết bị di động đƣợc bảo vệ tối đa.
Ngoài những biện pháp quản trị rủi ro nhƣ trên, thì đối với ngân hàng, Vietcombank nên xây dựng những trung tâm dự phòng, để phát hiện ứng phó kịp thời với sự cố xảy ra, và xử lý rủi ro một cách nhanh chóng. Trung tâm này sẽ tập trung nghiên cứu thủ đoạn và cách thức mới của bọn tội phạm, đề xuất xây dựng các biện pháp an ninh, bảo mật hệ thống. Đồng thời sẽ là trung tâm để hỗ trợ khách hàng, số điện thoại sẽ đƣợc cung cấp tới khách hàng, khi có sự cố xảy ra hoặc nghi ngờ có rủi ro xảy ra thì khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với bộ phận này. Trung tâm này sẽ thƣờng xuyên khuyến cáo khách hàng sử dụng DV NHĐT qua mạng thông tin di động an toàn, và cảnh giác với những chiêu thức mới của tội phạm công nghệ.
3.3. Một số kiến nghị đối với dịch vụ ngân hàng điện tử qua mạng thông tin di động động
Có thể thấy rằng phát triển DV NHĐT nói chung, DV NHĐT qua mạng thông tin di động nói riêng là yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam trong giai đoạn hội nhập sâu rộng. Nó sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý kinh tế, góp phần minh bạch hóa các vấn đề tài chính, phòng chống rửa tiền, chống thất thu thuế tạo nên một xã hội công bằng, trong sạch và một nền kinh tế phát triển bền vững. Chính vì lý do đó mà Ngân hàng nhà nƣớc, và các cơ quan ban ngành, cơ quan quản lý nhà nƣớc cũng cần quan tâm nhiều hơn nữa đến phát triển DV NHĐT, trong đó có DV NHĐT qua mạng thông tin di động tại các NHTM Việt Nam.
3.3.1. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Đầu tiên là đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong các dịch vụ công, góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng tiền mặt trong dân cƣ. Nhƣ thanh toán toàn bộ dịch vụ điện, nƣớc, học phí, viện phí, thuế và chi trả các chƣơng trình an sinh xã hội thông qua DV NHĐT tại các NHTM. Hiện nay, thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng đã có, tuy nhiên còn hạn chế nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, việc kết nối giữa ngân hàng với các tổ chức ung ứng dịch vụ công vẫn còn có những khó khăn, tốc độ triển khai chậm, khả năng truy xuất dữ liệu liên quan đến các khoản thanh toán phí, dịch vụ công còn hạn chế. Do vậy NHNN nên có cơ chế chính sách và hạ tầng cung ứng dịch vụ thanh toán phù hợp và đảm bảo, đồng thời có các chƣơng trình truyền thông phổ biến kiến thức bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tƣợng, từng vùng, miền, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, khu vực nông thôn nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ NHĐT, dịch vụ thanh toán trong nền kinh tế, thúc đẩy các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời nâng cao nhận thức trách nhiệm của các tổ chứng cung cấp dịch vụ công và ngƣời dân về thực hiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng.
Thứ hai là hoàn thiện và bổ sung các quy định về giá trị pháp lý của chứng từ điện tử và cơ chế chính sách về thanh toán qua ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi phát triển thanh toán điện tử. Quy định về pháp chế về tiêu chuẩn an toàn, bảo mật. Quy định về cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các ngân hàng nhằm tăng cƣờng hiệu quả của hệ thống thanh toán.
Thứ ba là NHNN cần tiếp tục cập nhật và áp dụng các biện pháp tiên tiến bảo đảm an ninh, an toàn cho hệ thống thanh toán, các sản phẩm dịch vụ thanh toán trƣớc những phƣơng thức và thủ phạm mới của tội phạm trong thanh toán DV NHĐT. Tin tặc ngân hàng không loại trừ ai và dù ngân hàng luôn đặt vấn đề bảo mật lên hàng đầu nhƣng không dám khẳng định an toàn tuyệt đối. Nếu rủi ro xảy ra, mất tiền đã đành nhƣng quan trọng hơn là mất uy tín, suy giảm niềm tin của khách
hàng. Do đó, khi rủi ro xảy ra, NHNN cũng nhƣ các ngân hàng cần có cơ chế trao đổi về các phƣơng thức, thủ đoạn để ngăn chặn, phòng ngừa hữu hiệu.
Thứ tƣ là đối với hệ thống công nghệ, NHNN cần định hƣớng đầu từ công nghệ rõ ràng cho NHTM, tránh tình trạng đầu tƣ công nghệ hiện đại, chi phí lớn nhƣng không tƣơng thích với hệ thống thanh toán điện tử, gây tình trạng lãng phí và không đem lại hiệu quả.
Thứ năm là tăng cƣờng cơ chế giám sát, thực thi pháp luật đối với DV NHĐT tại các NHTM. Tiếp tục kiểm tra thƣờng xuyên, rà soát, bổ sung và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ về an ninh, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin của các ngân hàng cung cấp dịch vụ nhằm hạn chế các rủi ro.
Thứ sáu là NHNN cần đƣa ra các quy định, các điều khoản đầy đủ và rõ ràng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của ngân hàng, khách hàng và bên thứ ba trong giao dịch thanh toán qua dịch vụ NHĐT, để phân định quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng, hạn chế khiếu nại, tranh chấp phát sinh trong quá trình cung cấp và sử dụng dịch vụ NHĐT qua các NHTM.
Thứ bảy là NHNN cần phải có phƣơng án duy trì và nâng cấp cả về nguồn lực công nghệ, con ngƣời, và nguồn lực tài chính nhằm đảm bảo xây dựng đội ngũ quản lý có trình độ, am hiểu các vấn đề công nghệ, đem hiệu quả hoạt động, hiệu quả quản lý trƣớc xu hƣớng phát triển mạnh mẽ và ngày càng mở rộng hoạt động của các NHTM.
Thứ tám là tích cực thúc đẩy các sáng kiến hợp tác với Fintech nhƣ phối hợp nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm trong việc phát triển, quản lý, xây dựng khuôn khổ pháp lý thử nghiệm cho các sản phẩm tài chính mới….
3.3.2. Kiến nghị đối với cơ quan ban ngành, cơ quan quản lý nhà nước
Đầu tiên là trong hoạt động thanh toán dịch vụ công qua các NHTM, thực trạng thanh toán qua ngân hàng thời gian qua cho thấy Việt Nam vẫn thiếu cơ chế, lộ trình triển khai cụ thể cho từng loại dịch vụ và chƣa có chính sách khuyến khích phù hợp, thiếu sự chỉ đạo thống nhất từ các bộ, ngành liên quan. Do vậy, thời gian tới cần có sự phối hợp chặt chẽ và vào cuộc các Bộ, Ngành, địa phƣơng, đơn vị liên
quan trong việc xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy việc thanh toán các dịch vụ công qua ngân hàng, đồng thời các quy định này phải thống nhất, đầy đủ, rõ ràng để các ngân hàng mạnh dạn đầu tƣ hơn nữa vào phát triển DV NHĐT, đặc biệt là DV NHĐT qua mạng thông tin di động.
Thứ hai là liên quan đến tội phạm công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Các cơ quan ban ngành, cơ quan quản lý nhà nƣớc nên đƣa ra các quy định về hình thức xử phạt đối với các tội phạm này. Hiện nay, tội phạm công nghệ cao chủ yếu là ở nƣớc ngoài, xuyên quốc gia. Do vậy, cần phải nghiên cứu luật thế giới để áp dụng các biện pháp thống nhất vào Việt Nam, tránh trƣờng hợp luật trong nƣớc không thống nhất với luật quốc tế, gây khó khăn cho quá trình áp dụng các biện pháp xử phạt. Đồng thời áp dụng luật quốc tế cũng góp phần răn đe, hạn chế tội phạm trong lĩnh vực này.
Thứ ba là bên cạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích ngƣời dân sử dụng DV NHĐT nói chung và DV NHĐT qua mạng thông tin di động nói riêng, Việt Nam cần chú trọng hơn nữa công tác giáo dục, đƣa ra các chƣơng trình hƣớng dẫn, và phổ biến kiến thức giao dịch điện tử tới ngƣời dân, nhằm giúp họ hiểu và áp dụng an toàn trong thanh toán dịch vụ qua DV NHĐT tại các NHTM.
Thứ tƣ là cần định hƣớng nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông, phát triển hệ thống mạng quốc gia nhằm mục tiêu đảm bảo ổn định, thông suốt đƣờng truyền. Đồng thời cần mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ viễn thông trên cả nƣớc để tạo điều kiện cho ngƣời dân cả nƣớc tiếp xúc nhiều hơn với công nghệ thông tin và truyền thông.
Thứ năm là xây dựng các trung tâm an ninh thông tin quốc gia, hoạt động dƣới hình thức phi lợi nhuận của chính phủ. Nhằm đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống, kịp thời phát hiện và ngăn chặn tội phạm công nghệ thông tin. Từ đó ổn định và phát triển kinh tế trong thời đại công nghệ thông tin đang có mặt tại hầu hết các hoạt động giao dịch thƣơng mại.
Thứ sáu là giải pháp về khuôn khổ pháp lý. Ban hành Luật sử dụng và bảo vệ thông tin để đảm bảo bảo mật thông tin cho khách hàng, đồng thời tạo điều kiện
thuận lợi cho thanh toán điện tử bằng cách hoàn thiện và bổ sung các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, giá trị pháp lý của chứng từ điện tử…hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán cần hoàn thiện, bổ sung đầy đủ và đồng bộ. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và thƣơng mại điện tử để thúc đẩy phát triển hình thức thanh toán phi tiền mặt.
Thứ bảy là sự hỗ trợ của Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc định hƣớng nền kinh tế hƣớng tới việc thanh toán không dùng tiền mặt mạnh mẽ hơn nữa. Ở Việt Nam thì Chính phủ cũng đã quyết liệt trong việc thúc đẩy hoạt động thanh toán này, bởi vì phƣơng thức thanh toán không dùng tiền mặt sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Đối với ngƣời tiêu dùng phƣơng thức này nhanh chóng, an toàn, đặc biệt là giao dịch có giá trị lớn, các giao dịch ở xa, chính xác số tiền cần thanh toán, nhất là khi phải trả các khoản lớn, số lẻ. Đối với tổng thể kinh tế, thanh toán không dùng tiền mặt có ý nghĩa quan trọng đến việc tiết kiệm khối lƣợng tiền mặt lƣu thông, từ đó giảm bớt những phí tổn to lớn của xã hội có liên quan đến việc phát hành và lƣu thông tiền nhƣ chi phí in ấn, kiểm đếm, chuyên chở, bảo quản và hủy bỏ tiền cũ, rách. Đặc biệt thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm soát lạm phát và minh bạch các giao dịch tài chính. Thông qua việc khống chế tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ tái chiết khấu, ngân hàng trung ƣơng gián tiếp điều hòa khối lƣợng tiền tệ cung ứng, góp phần bảo đảm cho nền kinh tế ở mức độ ổn định. Do vậy, thay đổi thói quen dùng tiền mặt của ngƣời dân là cần thiết, đồng thời cần đẩy mạnh truyền thông hơn nữa để ngƣời dân thấy đƣợc tiện ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời cần có chiến lƣợc đầu tƣ trải rộng để mọi ngƣời dân có thể tiếp cận đƣợc phƣơng tiện thanh toán này.
Thủ tƣớng chính phủ đã ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020, với mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phƣơng tiện thanh toán ở mức dƣới 10%. Với quyết tâm của Chính phủ và với nỗ lực chung của toàn ngành, thì mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phƣơng tiện thanh toán ở mức dƣới 10% là hoàn toàn khả thi, tạo điều kiện phƣơng thức thanh toán không
dùng tiền mặt, dịch vụ NHĐT, nhất là DV NHĐT qua mạng thông tin di động phát triển mạnh mẽ tại các NHTM.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân của những mặt còn tồn tại, hạn chế trong phát triển DV NHĐT qua mạng thông tin di động ở Vietcombank trong chƣơng 2. Qua chƣơng 3 tác giả căn cứ thêm vào mục tiêu, định hƣớng phát triển DV NHĐT qua mạng thông tin di động tại Vietcombank để đƣa ra nhiều biện pháp góp phần khắc phục hạn chế và đồng thời phát triển hơn nữa DV NHĐT qua mạng thông tin di động tại Vietcombank trong thời gian tới.
Trong chƣơng 3, tác giả đã đƣa ra các nhóm giải pháp phát triển về quy mô, nhóm giải pháp phát triển về chất lƣợng và nhóm giải pháp phát triển hiệu quả DV NHĐT qua mạng thông tin di động tại Vietcombank. Đồng thời đƣa ra 8 kiến nghị với NHNN Việt Nam, 7 kiến nghị đối với các cơ quan ban ngành, cơ quan quản lý nhà nƣớc. Các giải pháp và kiến nghị này không tách rời riêng rẻ, mà phải đƣợc phát triển đồng bộ mới đem lại hiệu quả cao trong phát triển DV NHĐT qua mạng thông tin di động tại Vietcombank.
KẾT LUẬN
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đã đem đến cho Việt Nam nhiều cơ hội trong việc cải thiện trình độ công nghệ, năng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời tạo ra sự thay đổi lớn về mô hình kinh doanh bền vững hơn và cơ hội cho các ngân hàng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là đối với dịch vụ NHĐT qua mạng thông tin di động đƣợc tối ƣu hóa các kênh phân phối, tiếp cận khách hàng trên nền tảng số, tạo ra các điểm tƣơng tác đa kênh trên điện thoại thông minh, đồng thời giúp ngân hàng cung cấp các trải nghiệm dịch vụ NHĐT ngày càng hoàn thiện hơn.
DV NHĐT qua mạng thông tin di động mang lại nhiều giá trị mới cho khách hàng, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, tiện lợi thực hiện mọi lúc mọi nơi, nhanh chóng và hiệu quả. Phát triển DV NHĐT, đặc biệt là DV NHĐT qua mạng thông tin di động là một trong những chiến lƣợc phát triển đƣợc đặt lên hàng đầu của các NHTM trên thế giới. Tại Việt Nam nhiều ngân hàng đã xác định đẩy mạnh DV NHĐT là một trong những trọng tâm hoạt động.
Với phƣơng pháp nghiên cứu đã đề ra, đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử qua mạng thông tin di động tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam” đã làm rõ đƣợc những vấn đề sau:
Đầu tiên là tìm hiểu và hệ thống hóa lý luận về DV NHĐT nói chung, và
DV NHĐT qua mạng thông tin di động nói riêng, nghiên cứu kinh nghiệm phát triển dịch vụ này của ngân hàng tại một số nƣớc phát triển trên thế giới, đó là các ngân hàng lớn tại Úc Và Mỹ. Theo đó, rút ra kinh nghiệm phát triển DV NHĐT qua mạng thông tin di động cho các ngân hàng tại Việt Nam.
Thứ hai là khái quát về lịch sử hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức của
Vietcombank. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DV NHĐT qua mạng thông tin di động tại Vietcombank giai đoạn 2013-2017. Từ đó rút ra thành công, hạn chế trong phát triển dịch vụ này. Tìm hiểu nguyên nhân gây nên tồn tại hạn chế đó để có cơ sở đề xuất giải pháp phát triển DV NHĐT qua mạng thông tin di động tại Vietcombank.
Thứ ba là trên cơ sở mục tiêu, định hƣớng phát triển DV NHĐT qua mạng
thông tin di động. Tác giả đề xuất ra các nhóm giải pháp, các kiến nghị đối với NHNN và các cơ quan ban ngành, cơ quan quản lý nhà nƣớc. Các nhóm giải pháp để phát triển quy mô, chất lƣợng hiệu quả dịch vụ này tại Vietcombank. Một số kiến nghị mang tính vĩ mô đối với Chính phủ, NHNN và các cơ quan ban ngành để làm