8. Cấu trúc luận văn
3.4.3. Kết quả đánh giá
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
T T Các biện pháp QL Mức độ cần thiết Tính khả thi RCT CT KC T X Thứ bậc RK T KT KK T X Thứ bậc 1
Tăng cường bồi dưỡng nhận thức cho CBQL, GV - HS và các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của HĐTNST ở trường THCS 75 15 0 2.83 1 78 12 0 2.87 1 2 Xây dựng kế hoạch HĐTNST đúng qui trình dựa trên các căn cứ khoa học và thực tiễn để kế hoạch phù hợp và có hiệu quả
70 20 0 2.77 3 75 15 0 2.83 2
3
Bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho CBGV để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh ở trường THCS đạt hiệu quả
72 18 0 2.8 2 70 20 0 2.77 3
4
Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các loại hình trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở trường THCS
68 18 4 2.71 5 70 15 5 2.72 4
5
Nâng cao vai trò chủ thể của HS trong HĐTNST
70 16 4 2.73 4 67 18 5 2.68 5 6
Đảm bảo các điều kiện, phương tiện để thực hiện HĐTNST
65 17 8 2.63 6 65 15 10 2.61 7
7
Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức HĐTNST cho học sinh
65 15 10 2.61 7 67 15 8 2.65 6
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 BP 5 BP 6 BP 7 Tính cần thiết Tính khả thi
Biểu đồ: 3.1: Mức độ tương quan của tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Thông qua bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy:
* Về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất:
Tất cả 7 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là rất cần thiết thể hiện ở giá trị trung bình là X = 2.72.
Biện pháp được đánh giá cần thiết nhất là biện pháp “Tăng cường bồi dưỡng nhận thức cho CBQL, GV - HS và các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của HĐTNST ở trường THCS” với điểm trung bình là X = 2.83. Biện pháp được đánh giá ít cần thiết hơn cả là biện pháp “Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức HĐTNST cho học sinh” ở mức độ với X = 2.61.
* Về tính khả thi của các biện pháp đề xuất:
Nhìn chung tất cả 7 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là rất khả thi thể hiện ở giá trị trung bình là X = 2.73. Biện pháp được đánh giá khả thi nhất là biện pháp “Tăng cường bồi dưỡng nhận thức cho CBQL, GV - HS và các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của HĐTNST ở trường THCS” với điểm trung bình là X = 2.87. Biện pháp được đánh giá ít khả thi hơn cả là " Đảm bảo các điều kiện, phương tiện để thực hiện HĐTNST" ở mức vớiX = 2.61.
Xác định sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp trên bằng hệ số tương quan thứ bậc Spearman:
6∑D2
r = 1 - --- = 0,89 N(N2 - 1)
Hệ số tương quan r = 0,89 cho phép kết luận sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên là tương quan thuận rất chặt chẽ, mức độ cần thiết và tính khả thi phù hợp với nhau.
Như vậy qua khảo nghiệm có thể thấy tất cả các biện pháp đề xuất đều được các chuyên gia đánh giá với mức độ tương quan thuận ở tính cần thiết và tính khả thi.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ