8. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sin hở
trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh
3.2.1. Tăng cường bồi dưỡng nhận thức cho CBQL, GV - HS và các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của HĐTNST ở trường THCS
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Làm cho mọi CBQL, GV, HS và các lực lượng liên quan hiểu rõ tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong thực hiện các HĐTNST, nhận thức rõ về nội dung, hình thức tổ chức và yêu cầu về năng lực cần có của người giáo viên để tổ chức HĐTNST cho học sinh. Theo đó sẽ chủ động đổi mới tổ chức hoạt động để nâng cao hiệu quả HĐTNST.
3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Phải giúp cho HS và các lực lượng GD:
- Nhận thức đúng vai trò của HĐTNST đối với quá trình GD toàn diện. - Thấy được sự cần thiết phải tổ chức hiệu quả HĐTNST trong trường THCS.
- Ủng hộ, sẵn sàng đóng góp, huy động nguồn lực và phối hợp tham gia HĐTNST có hiệu quả.
Tổ chức học tập, nghiên cứu một cách nghiêm túc các văn kiện của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo, quán triệt một cách sâu sắc để cán bộ, giáo viên thấu hiểu và thống nhất quan điểm trong công tác quản lý, tổ chức hoạt động TNST, tránh nhìn nhận một cách phiến diện.
Các nhà quản lý đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo cần hiểu rõ các chức năng giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình đào tạo là quan trọng hơn cả, cần phải được đối xử một cách bình đẳng, được quan tâm ngang nhau, không được xem nhẹ chức năng nào, để từ đó họ có định hướng đúng đắn trong công tác chỉ đạo hoạt động quản lý quá trình HĐTNST của nhà trường.
Tổ chức các buổi tập huấn về HĐTNST của học sinh ở trường THCS, từ đó nâng cao nhận thức cho giáo viên về HĐTNST: Mục tiêu hoạt động, nội dung hoạt động, cách thức tổ chức hoạt động, vai trò của giáo viên trong tổ chức hoạt động và ý nghĩa của HĐTNST đối với phát triển nhân cách học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục THCS.
Hiệu trưởng nhà trường, giáo viên, các lực lượng giáo dục cần phải tuyên truyền để giúp các em học sinh hiểu được yêu cầu của xã hội ngày nay đòi hỏi người lao động không chỉ có trình độ mà còn phải có khả năng giao tiếp, khả năng thích ứng… Để nâng cao nhận thức và thu hút đông đảo HS tham gia nếu chỉ dùng lý lẽ không chưa chắc đã mang lại hiệu quả mà nên tuyên truyền dưới dạng tổ chức hoạt động vui chơi: “Giải ô chữ”, “Thi hùng biện” (vai trò của HĐTNST để HS tự tìm hiểu, tự nói nên suy nghĩ của mình) kết hợp với tổ chức trò chơi, giao lưu văn nghệ… phù hợp với đặc thù từng môn học, liên môn với đặc điểm lứa tuổi HS và cơ sở vật chất, kinh phí của từng trường, từng địa phương.
Để thực hiện tốt HĐTNST, sự nhận thức của cha mẹ HS sẽ tạo điều kiện cho HS cùng phối hợp với nhà trường tổ chức tốt các hoạt động cho các em. Do vậy, thông qua kỳ họp phụ huynh cần giúp cho họ hiểu rõ vai trò của HĐTNST với sự hình thành nhân cách HS, rèn luyện tính chủ động sáng tạo, củng cố, mở rộng kiến thức cho các môn học chính khoá, giúp thư giãn, thoải mái sau những giờ học căng thẳng. Đồng thời, sau những HĐTNST học sinh sẽ hiểu bài một
cách sâu sắc hơn, sẽ có được một số kỹ năng: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá; kỹ năng sống hoà nhập và nhiều kỹ năng khác nữa… cũng giúp cho cha mẹ HS nhận thức đúng HĐTNST chính là thời gian củng cố, khắc sâu kiến thức đã học, tạo cho các em sự tự tin trước bạn bè thầy cô và các tình huống xảy ra trong quá trình hoạt động.
Cung cấp cho cha mẹ HS những kiến thức, thông tin về xu thế GD thế giới, bài học các nước đã thành công bằng con đường đầu tư cho GD. Đầu tư cho GD là đầu tư cho tương lai, là tài nguyên của mỗi đất nước, tài sản của mỗi gia đình. Để PHHS tạo điều kiện cho con em mình tham gia HĐTNST có hiệu quả cung cấp cho phụ huynh kiến thức về đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS THCS, nắm được chương trình đào tạo của nhà trường, yêu cầu của GD & ĐT bằng nhiều hình thức thông qua buổi họp phụ huynh, toạ đàm, trò chuyện riêng khi tiếp xúc với PHHS.
Cách thức mời PHHS cùng tham gia một số hoạt động: giúp phụ huynh cảm nhận đầy đủ hơn về vai trò của HĐTNST từ đó tuyên truyền tới các phụ huynh khác. Ví dụ: tổ chức “ Tham quan một số di tích lịch sử”,“Toạ đàm”… những hình thức mà nhà trường chưa có điều kiện hoặc nhờ họ huy động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tài trợ cho chương trình và trực tiếp tham gia chương trình để họ có cái nhìn đầy đủ hơn.
Tổ chức các hội thảo bàn về vai trò và tầm quan trọng của HĐTNST đối với việc tiến hành và phát triển nhân cách của HS, nhằm tìm ra một quan điểm đúng đắn về vấn đề này. Tổ chức diễn đàn nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng, trí tuệ của đội ngũ CB, GV trong nhà trường tham gia xây dựng nền nếp, trật tự kỷ cương trong hoạt động của nhà trường. Ngoài ra cần tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá về các vấn đề đạo đức, pháp luật, an toàn giao thông…,tham gia giao lưu với các trường khác giúp GV học hỏi và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
Trên cơ sở thu nhận những ý kiến kết luận bổ ích, phù hợp từ các chuyên gia, nhà trường tiến hành xây dựng thành các quy định nội bộ để tổ chức thực hiện.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để biện pháp nâng cao nhận thức cho các lực lượng GD về tầm quan trọng của HĐTNST cần một số điều kiện sau:
- Hiệu trưởng trường THCS cần nhận thức đúng đắn và thấy được tầm quan trọng của HĐTNST. Từ đó có kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡng về nhận thức cũng như nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn - Đội - GVCN, GVBM hiểu và biết cách thực hiện tốt khi tổ chức HĐTNST.
- Hiệu trưởng cần chỉ đạo xây dựng các tiêu chí thi đua cho HĐTNST một cách cụ thể từ GVCN, GVBM đến các em HS toàn trường.
- Cần sự giúp đỡ của các cấp trên về kinh nghiệm quản lý và tổ chức HĐTNST.
- Cần sự quan tâm hơn trong việc chi kinh phí khi tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho các lực lượng GD.
- Giáo viên phải nhận thức đúng về HĐTNST và có kế hoạch tuyên truyền thuyết phục cha mẹ học sinh tham gia.