8. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sin hở trường
2.3.5. Những khó khăn trong quản lý HĐTNST của học sin hở trường THCS
thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh
Qua trao đổi với các cán bộ quản lý, giáo viên chúng tôi được biết nhà trường thường gặp những khó khăn sau đây trong tổ chức HĐTNST của học sinh:
Chưa có một hành lang pháp lý bắt buộc phải tổ chức HĐTNST.
Một số giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của HĐTNST nên việc tham gia là miễn cưỡng.
Tâm lý học để lấy điểm, bằng cấp còn in nặng trong tâm trí cha mẹ học sinh và thầy cô.
Năng lực tổ chức, quản lý HĐTNST của học sinh còn hạn chế Thiếu tài liệu và cơ sở vật chất, tài chính phục vụ HĐTNST. Điều kiện CSVC, kỹ thuật, tài chính phục vụ cho HĐTNST.
HĐTNST diễn ra ở trên lớp, trong nhà trường và ngoài xã hội bao gồm nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: các hoạt động vui chơi giải trí, văn nghệ, thể thao, tham quan dã ngoại, các cuộc thi trí tuệ, các sân chơi tài năng… Để tổ chức tốt các hoạt động trên thì ngoài nhân tố con người ra thì có một yếu tố khác cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đó là yếu tố CSVC, tài chính
phục vụ cho hoạt động. Thực tế hiện nay kinh phí dành cho HĐTNST ở các trường THCS nói chung là rất hạn chế, việc huy động nguồn lực tài chính từ các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhà hảo tâm, PHHS sẽ góp phần đem lại kết quả cho HĐTNST ở các trường.
Cộng đồng và cha mẹ học sinh chưa nhiệt tình trong phối hợp tổ chức HĐTNST.
HĐTNST là các hoạt động được tổ chức trong nhà trường, ngoài xã hội. Vì vậy nhà trường cần phối hợp với các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường như: Các đoàn thể chính trị xã hội ở địa phương; tổ chức chính quyền địa phương; các đơn vị kinh tế xã hội; hội cha mẹ học sinh…
Nếu nhà trường biết cách phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường và phát huy sức mạnh của những lực lượng này, không những đảm bảo được sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quá trình giáo dục HS mà còn nâng cao hơn nữa trách nhiệm của gia đình, các lực lượng xã hội trong việc phối hợp, giúp đỡ nhà trường quản lý, giáo dục con em mình, đồng thời tạo những thuận lợi cho nhà trường trong việc tổ chức các HĐTNST. Vì vậy thực hiện có hiệu quả, sẽ tạo được sức mạnh tổng hợp, tạo điều kiện để các em được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi. Ngoài ra, việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội làm cho quá trình giáo dục học sinh ở trường THCS trở lên thống nhất hài hòa và đạt hiệu quả, đồng thời vừa làm cho giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và xã hội được cộng hưởng, tạo điều kiện khép kín quá trình giáo dục, tác động đồng bộ đến nhân cách HS.