Nhận thức của học sinh về HĐTNST

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở trường THCS thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 60)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Thực trạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sin hở trường THCS thị

2.2.2. Nhận thức của học sinh về HĐTNST

Để tìm hiểu nhận thức của học sinh về HĐTNST chúng tôi tiến hành khảo sát 100 em học sinh ở cả 4 khối lớp (Khối 6,7 mỗi khối 20 em, Khối 8,9 mỗi khối 30 em). Kết quả thu được như sau:

a) Nhận thức về tầm quan trọng của HĐTNST

Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi đặt câu hỏi với các em: Theo em HĐTNSTcó tầm quan trọng như thế nào trong trường học?

Bảng 2.7: Nhận thức của học sinh về mức độ quan trọng của HĐTNST

TT Mức độ quan trọng Số lượng %

1 Rất quan trọng 80 80

2 Quan trọng 11 11

3 Bình thường 5 5

4 Không quan trọng 4 4

Kết quả khảo sát cho thấy: Có 91 em học sinh (91%) cho rằng HĐTNST là rất quan trọng và quan trọng, theo các em HĐTNST đã mở rộng kiến thức cho các em và thông qua HĐTNST các em có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, bạn bè hiểu nhau hơn, đoàn kết hơn và cảm thấy hứng thú với môn học, với chủ đề trải nghiệm hơn. Có 5% số được hỏi cho rằng bình thường và 4 em (4%) cho rằng không quan trọng, khi trao đổi trực tiếp với GVCN và GVBM chúng tôi biết những em này là những em có lực học yếu, vì thế khi tham gia hoạt TNST, mặc dù các em rất thích tham gia nhưng năng lực có hạn vì thế các em không thu được kết quả gì sau giờ hoạt động ngoại khóa và từ đó các em

cảm thấy tự ti và không có hứng thú với môn học. Đây cũng là một hạn chế mà trong thời gian tới CBQL, GV các nhà trường cần tích cực hơn trong công tác giáo dục toàn diện đặc biệt là giáo dục văn hóa, trong đó có HĐTNST nhằm thu hút các em tham gia từ đó giảm tỷ lệ học sinh yếu kém trong nhà trường.

b) Nhận thức của học sinh về tác dụng của HĐTNST

Bảng 2.8: Nhận thức của học sinh về tác dụng của HĐTNST

TT Tác dụng của hoạt động TNST Mức độ Rất tác dụng Tác dụng Không có tác dụng SL % SL % SL % 1 Mở rộng, củng cố, nâng cao

kiến thức cho học sinh 70 70 27 27 3 3 2 Tạo hứng thú học tập cho

các em 91 91 9 9 0 0

3 Tạo sự gắn kết với tập thể 56 56 31 31 13 13 4 Nâng cao hiểu biết, rèn kỹ

năng thực hành 82 82 13 13 5 5 5 Giáo dục tư tưởng, tình cảm

cho HS 48 48 32 32 20 20

6 Chỉ để giải trí 10 10 11 11 79 79 Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy: hầu hết các em HS các trường THCS thị xã Quảng yên đã có ý thức trong học tập, đặc biệt là đã có nhận thức sâu sắc về vai trò, tác dụng của HĐTNST trong nhà trường. Cụ thể như sau:

Có 97% cho rằng HĐTNST có tác dụng mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức cho học sinh.

Có 100% phiếu trả lời cho rằng HĐTNST có tác dụng tạo sự hứng thú cho các em trong học tập và thông qua HĐTNST có 87% số được hỏi cho rằng để tạo sự gắn kết giữa các bạn trong khối lớp và các bạn trong trường.

Có 95% cho rằng thông qua HĐTNST để nâng cao hiểu biết, rèn kỹ năng thực hành, trải nghiệm những kiến thức đã được học trên lớp.

Có 80 % cho rằng HĐTNST có ý nghĩa giáo dục tư tưởng, tình cảm cho các em, thông qua hoạt động các em thấy tôn trọng, yêu quý nhau hơn, biết trân trọng thành quả lao động do chính mình và người khác làm ra.

Có 21% số được hỏi cho rằng HĐTNST chỉ để giải trí, qua trao đổi trực tiếp với CBGV tổ chức các HĐTNST chúng tôi nhận thấy, số học sinh này là những học sinh có lực học trung bình và ý thức chưa cao vì vậy các em muốn tham gia HĐTNST chỉ với mục đích giải trí. Ngoài ra còn từ 11% đến 20 % số học sinh cho rằng HĐTNST không có tác dụng tạo sự gắn bó trong tập thể lớp và không có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS, theo chúng tôi quan sát và tìm hiểu những em này khi tham gia ngoại khóa không thực sự nhiệt tình, tích cực như những bạn khác; Mặt khác, nội dung, cách tổ chức HĐTNST chưa thực sự thu hút được mọi HS tham gia. Đây là vấn đề đặt ra cho CBGV các trường THCS thị xã Quảng Yên trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức học tập cho HS đồng thời phải đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tổ chức HĐTNST để các em hiểu mục đích, ý nghĩa và thu hút các em tham gia hoạt động.

c) Hình thức tham gia các hoạt động TNST của học sinh

Để tìm hiểu đánh giá của học sinh về hứng thú tham gia các hình thức tổ chức HĐTNST, chúng tôi tiến hành đặt câu hỏi: Theo em hình thức HĐTNST nào mà em thích tham gia. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.9: Các hình thức tổ chức HĐTNST cho học sinh TT Các hình thức hoạt động TT Các hình thức hoạt động TNST Mức độ hứng thú Thích Bình thường Không thích SL % SL % SL % 1 Hoạt động câu lạc bộ 61 61 22 22 17 17 2 Tổ chức trò chơi 90 90 10 10 0 0 3 Tổ chức diễn đàn 60 60 17 17 22 22

4 Sân khấu tương tác 49 49 33 33 18 18

5 Tham quan, dã ngoại 96 96 4 4 0 0

6 Hội thi / cuộc thi 58 58 17 17 25 25

7 Tổ chức sự kiện 70 70 20 20 10 10

8 Hoạt động giao lưu 68 68 22 22 10 10

9 Hoạt động chiến dịch 49 49 30 30 21 21

Qua khảo sát cho thấy, hầu hết các em HS các trường THCS thị xã Quảng Yên đều thích HĐTNST, đặc biệt là hình thức tham quan dã ngoại (thích nhất) có tới 96%các em nói rằng thích hoạt động này vì đây là dịp để các em được đi giao lưu, trải nghiệm những kiến thức đã được học thông qua trải nghiệm thực tế,.. Tuy nhiên, khi hỏi các em nắm được những kiến thức nào sau các buổi tham quan thì rất nhiều học sinh trả lời không biết nhiều đặc điểm của địa danh đó như: xuất xứ, quá trình hình thành, quy định, đặc điểm nổi bật,... Đây có thể một phần do công tác tổ chức của nhà trường, chưa triển khai tới các em về ý nghĩa của chuyến đi với mục đích là vừa tham quan vừa học tập, vì thế các em chưa chú ý tập trung ghi chép tìm hiểu mà còn mải nô chơi, do tâm lý lứa tuổi.

Với hình thức tổ chức HĐTNST bằng cách tổ chức trò chơi: Có 90% các em cho rằng thích tham gia, 10 em cho là bình thường, không có em nói đánh giá là không thích tham gia.

Với hình thức tổ chức các cuộc thi như: Chiếc nón kỳ diệu, Thi tìm hiểu về quê hương đất nước qua các bài thơ ca, hò vè thì có tới 58% các em nói rằng thích, khi tìm hiểu chúng tôi nhận thấy những em thích hình thức này chủ yếu là những học sinh có học lực khá giỏi và rất thích các hoạt động ngoài trời.

Với hình thức tổ chức diễn đàn như: nói chuyện chuyên đề thì có tới 22% số được hỏi trả lời là không thích vì theo các em hình thức này mang tính thời sự nhiều và khi ngồi nghe thì phải trật tự nên các em không thích, điều này theo chúng tôi là đúng với tâm lý lứa tuổi của các em, lứa tuổi hiếu động, không thích ngồi một chỗ lâu.

Với hình thức câu lạc bộ thì có tới 17% số em được hỏi trả lời rằng không thích, khi trao đổi trực tiếp với CBGV và các em thì chúng tôi nhận thấy các em này là những học sinh nhút nhát, ít nói vì thế các em không thích những hoạt động ở chỗ đông người.

Như vậy qua khảo sát đã phản ánh thực chất nhu cầu tham gia HĐTNST của học sinh các nhà trường, tuy nhiên trong đó còn nhiều hình thức tổ chức chưa thu hút được học sinh tham gia, vì thế các nhà quản lý trong thời gian tới làm thế nào để có thể đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu tham gia HĐTNST của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở trường THCS thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)