Thực trạng tổ chức HĐTNST ở các trường THCS thị xã Quảng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở trường THCS thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh (Trang 60 - 66)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Thực trạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sin hở trường THCS thị

2.2.3. Thực trạng tổ chức HĐTNST ở các trường THCS thị xã Quảng Yên

a) Thực trạng triển khai nội dung HĐTNST trong các nhà trường

Để tìm hiểu thực trạng triển khai các nội dung HĐTNST cho học sinh, tác giả tiến hành khảo sát CBQL và GV các nhà trường về mức độ thực hiện, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.10: Mức độ thực hiện các nội dung HĐTNST

TT Các nội dung HĐTNST Mức độ thực hiện ( %) Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 1 Củng cố, mở rộng kiến thức đã học 78.8 21.2 0

2 Giáo dục đạo đức, lối sống 55.3 44.7 0

3 Giáo dục học sinh kỷ luật làm việc tập thể 68.2 25.9 5.9 4 Kiến thức,kỹ năng hoạt động xã hội và giải

quyết vấn đề thực tế cuộc sống. 68.2 31.8 0 5 Giáo dục kỹ năng sống, sức khỏe sinh sản vị

thành niên… 41.2 41.2 17.6

6 Cập nhật tin tức kinh tế văn hóa xã hội... 31.8 47.1 21.1 Qua bảng khảo sát cho thấy nội dung củng cố, mở rộng kiến thức đã học trong HĐTNST cho học sinh đã được hầu hết giáo viên quan tâm thực hiện thường xuyên với 78.8% và 21.2% thỉnh thoảng thực hiện, đây là tín hiệu đáng mừng trong công tác nâng cao chất lượng văn hóa cho học sinh nhà trường.

Nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho các em có 55.3% số thầy cô thường xuyên quan tâm thực hiện trong HĐTNST cho học sinh, tuy nhiên vẫn còn 44.7% thầy cô chưa thường xuyên thực hiện và không có ai trả lời là không thực hiện nội dung này.

Với nội dung giáo dục học sinh kỷ luật làm việc tập thể, có 68.2% ý kiến cho rằng các thầy cô thường xuyên quan tâm thực hiện, tuy nhiên vẫn còn 5.9%

số được hỏi cho là chưa thực hiện, vì theo họ khi tổ chức HĐTNST là lúc để cho học sinh được chủ động trong mọi hoạt động, điều này đã phản ánh đúng với nhận định của một bộ phận học sinh ở trên về tác dụng của HĐTNST là tạo sự gắn kết tập thể ở mức thấp. Điều này một lần nữa cho thấy các CBGV nhà trường cần quan tâm cải thiện tổ chức HĐTNST nhằm tạo cho học sinh sự gắn kết và kỷ luật trong hoạt động tập thể.

Với nội dung kiến thức, kỹ năng hoạt động xã hội và giải quyết vấn đề thực tế cuộc sống đã có 68.2% số thầy cô được hỏi trả lời thường xuyên quan tâm đến nội dung này, tuy nhiên vẫn còn 31.8% chưa thường xuyên chú ý đến kỹ năng thực hành cho học sinh trong HĐTNST.

Với nội dung thứ 5 và thứ 6 còn nhiều thầy cô trả lời chưa thực hiện với tỷ lệ lần lượt là 17.6% và 21.1%. Khi trao đổi trực tiếp chúng tôi được biết với nội dung này, giáo viên rất khó chuyển tải và có ít kiến thức trong số đó chủ yếu rơi vào các giáo viên trẻ và giáo viên thuộc các môn khoa học tự nhiên, ngoại trừ môn sinh học thì các thầy cô đều trả lời đã thường xuyên thực hiện một phần cũng do họ có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này. Đối với nội dung cập nhật tin tức kinh tế văn hóa xã hội...một số thầy cô cho rằng ít có thời gian xem ti vi, đọc báo vì ngoài thời gian trên lớp về nhà họ còn phải soạn giáo án, lo chăm sóc gia đình. Qua đó cho thấy trong thời gian tới CBQL các trường THCS thị xã Quảng Yên cần làm tốt hơn nữa công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn, cung cấp tài liệu, đặc biệt là nâng cao kiến thức về giáo dục kỹ năng sống cho GV để họ có đủ năng lực chuyên môn đáp ứng cho nhiệm vụ giáo dục nói chung, tổ chức hoạt động TNST nói riêng.

b) Thực trạng sủ dụng các hình thức HĐTNST ở các trường THCS thị xã Quảng Yên

Để tìm hiểu về thực trạng các hình thức HĐTNST đã triển khai tác giả đã khảo sát đánh giá của CBQL và giáo viên về các hình thức HĐTNST đã triển khai trong nhà trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.11: Đánh giá của CBGV về hiệu quả các hình thức HĐTNST đã triển khai TT Hình thức HĐTNST Rất hiệu quả Hiệu quả Không hiệu quả SL TL% SL TL% SL TL% 1 Hoạt động câu lạc bộ 55 64.7 23 27.1 7 8.2 2 Tổ chức trò chơi 60 70.6 25 29.4 0 0 3 Tổ chức diễn đàn 38 44.7 27 31.8 20 23.5

4 Sân khấu tương tác 55 64.7 23 27.1 7 8.2

5 Tham quan, dã ngoại 60 70.6 25 29.4 0 0

6 Hội thi / cuộc thi 60 70.6 25 29.4 0 0

7 Tổ chức sự kiện 35 41.2 35 41.2 15 17.6

8 Hoạt động giao lưu 65 76.5 20 23.5 0 0

9 Hoạt động chiến dịch 50 58.8 27 31.8 8 9.4 10 Hoạt động nhân đạo 44 51.8 31 36.5 10 11.7

0 20 40 60 80 100 HT 1 HT 2 HT 3 HT 4 HT 5 HT 6 HT 7 HT 8 HT 9 HT 10 RHQ HQ KHQ

Biểu đồ 2.2: Đánh giá của CBGV về các hình thức HĐTNST đã triển khai

Qua bảng 2.11 và biểu đồ 2.2 cho thấy:

+ HĐTNST bằng các hình thức: Tổ chức trò chơi, Hội thi/Cuộc thi, Hoạt động giao lưu, tham quan dã ngoại được 100% khách thể cho rằng HĐTNST

thông qua các hình thức này sẽ thu được kết quả vì: Hoạt động với hình thức này thì hầu như là tất cả các khối lớp cùng được tham gia, khi đi tham quan thực tế học sinh vừa được nghe, được nhìn vì thế kiến thức sẽ được các em khắc sâu và ghi nhận, tuy nhiên các thầy cô cũng cho biết để tổ chức cho học sinh tham gia HĐTNST các bằng hình thức này là rất vất vả cho CBGV, nhà trường từ khâu chuẩn bị, GV phụ trách, kinh phí hoạt động, địa điểm tham quan, sự an toàn của các em..., HĐTNST với hình thức tổ chức các cuộc thi có tính tổng hợp, cũng đuợc 100% thầy cô trả lời có hiệu quả. Qua phỏng vấn trực tiếp một số giáo viên bộ môn và CBQL đã cho biết thêm ở hình thức giáo dục này nên được tổ chức thực hiện đầy đủ hơn và là một trong những hình thức tổ chức HĐTNST thu hút được nhiều học sinh tham gia và có hiệu quả giáo dục.

+ Với hình thức (1,3,4,7,9,10) còn có từ 8.2 % đến 23.5% số người được hỏi cho rằng không hiệu quả vì: Với những hình thức này thì những em có học lực yếu, trung bình và những em nhút nhát sẽ tự ti không có hứng thú tham gia do đó hiệu quả giáo dục thu được là không cao.

Qua quan sát chúng tôi nhận thấy một số GV trong trường chưa nhạy bén với những vấn đề giáo dục mới tiến bộ, còn rập khuôn theo lối mòn mà làm chậm các vấn đề, chưa theo kịp yêu cầu giáo dục ngày càng cao của xã hội, ít nghiên cứu, ít tham khảo tài liệu. Việc tổ chức HĐTNST còn mang nặng tính cảm tính, chưa phù hợp với tình hình phát triển tâm sinh lý học sinh hiện nay.

Từ quan điểm của CBGV về các hình thức HĐTNST trên đây, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức các hình thức HĐTNST chưa có sự thống nhất, chỉ mang tính hình thức đối phó theo yêu cầu giáo dục chung của ngành, còn theo cảm tính của mỗi cá nhân, chưa đi vào chiều sâu nhằm mang lại hiệu quả cao trong giáo dục toàn diện cho học sinh. Vì thế, trong thời gian tới CBGV các nhà trường cần đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức HĐTNST cho học sinh trong các nhà trường được tốt hơn.

c.Thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh của giáo viên

Tìm hiểu về những phẩm chất và năng lực của giáo viên trong tổ chức thực hiện hoạt động TNST, kết quả khảo sát thu được như sau:

Bảng 2.12: Năng lực của giáo viên đáp ứng yêu cầu khi tổ chức HĐTNST

TT Năng lực của CBGV Mức độ đáp ứng Đáp ứng Chưa đáp ứng

1 Thiết kế kế hoạch và kịch bản hoạt động 65/85

76,5% 20/85 23,5% 2 Chọn chủ đề và tên hoạt động hấp dẫn 65/85 76,5% 20/85 23,5%

3 Kỹ năng hướng dẫn học sinh tự tổ chức hoạt động 70/85 82,3%

15/85

17,7%

4 Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức hoạt động

45/85

52,9%

40/85

47,1%

5 Xử lý linh hoạt các tình huống xảy ra 55/85

64,7%

30/85

33,3%

6 Điều phối hoạt động hiệu quả, tạo sự hấp dẫn đối với học sinh tham gia.

45/85 52,9%

40/85 47,1%

7 Đánh giá kết quả hoạt động 45/85

52,9%

40/85 47,1%

Nhìn vào kết quả tự đánh giá của giáo viên về năng lực tổ chức HĐTNST cho học sinh của giáo viên chúng tôi nhận thấy, giáo viên còn hạn chế ở một số năng lực sau đây:

Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức hoạt động Điều phối hoạt động hiệu quả, tạo sự hấp dẫn đối với học sinh tham gia. Đánh giá kết quả hoạt động

d) Thực trạng về điều kiện tổ chức HĐTNST của nhà trường THCS

Chúng tôi tiến hành điều tra đánh giá của giáo viên về các điều kiện hiện có của nhà trường để tổ chức HĐTNST có hiệu quả với 3 mức độ: đáp ứng yêu cầu, tương đối đáp ứng yêu cầu, không đáp ứng. Xử lý từng điều kiện và đánh giá bằng điểm số theo nguyên tắc sau: Việc đánh giá cho điểm theo 3 mức độ: đáp ứng yêu cầu 3 điểm, tương đối đáp ứng yêu cầu 2 điểm, không đáp ứng yêu cầu 1 điểm (min = 1; max = 3), ta có thể xác định và so sánh các nội dung thông qua giá trị trung bình là X

Đáp ứng yêu cầu: 2,5 ≤ ≤ 3 điểm ; Tương đối đáp ứng : 2 ≤ ≤ 2,49; Không đáp ứng yêu cầu: ≤ 1,99 điểm

Bảng 2.13: Đánh giá của giáo viên về các điều kiện trong việc tổ chức HĐTNST TT Điều kiện Mức độ cần thiết (SL) TT Đáp ứng Tương đối đáp ứng Không đáp ứng

1 Giáo viên giỏi về chuyên môn 55 25 5 220 2.58 2 2 Cơ sở vật chất tốt 45 25 15 190 2.23 3 3 Học sinh hứng thú 48 7 30 188 2,21 4 4 Giáo viên có kỹ năng 37 23 25 172 2,02 5 5 Giáo viên nhiệt tình 70 15 0 240 2.82 1

Trung bình 2.37

Nhìn vào kết quả khảo sát nêu trên, chúng tôi nhận thấy về cơ bản các trường THCS thị xã Quảng Yên đã đáp ứng yêu cầu về các điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, tuy nhiên chỉ dừng ở mức tương đối vì điểm TBT đạt 2,37 điểm. Trong các điều kiện trên điều kiện tốt nhất là sự nhiệt tình của giáo viên, hạn chế nhất là kỹ năng tổ chức hoạt động TNST cho học sinh của giáo viên. Bên cạnh đó các yếu tố về sự hứng thú của học sinh chưa cao đây cũng là yếu tố cần được quan tâm trong hoạt động quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở trường THCS thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)