8. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sin hở trường
trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh
2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở trường THCS thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh
Xây dựng kế hoạch công tác giáo dục, trong đó có HĐTNST là việc làm quan trọng của người làm công tác quản lý.
Xây dựng kế hoạch HĐTNST, phải căn cứ vào nhiệm vụ năm học, điều kiện cụ thể của nhà trường đó là cơ sở để xây dựng kế hoạch HĐTNST một cách khoa học và có chất lượng. Song trên thực tế việc xây dựng kế hoạch HĐTNST cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức, tác giả tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi với 85 CBGV của các trường THCS thị xã Quảng Yên, kết quả cụ thể như sau:
Mức độ thực hiện (trên hồ sơ của CBQL và GV): Có 3 mức độ - Thường xuyên, ký hiệu (TX)
- Thỉnh thoảng, ký hiệu (CTX) - Chưa bao giờ, ký hiệu (CBG)
Bảng 2.14: Thực trạng việc xây dựng kế hoạch HĐTNST của hiệu trưởng các trường THCS thị xã Quảng Yên
TT Nội dung
Mức độ thực hiện
TX CTX CBG
SL % SL % SL % 1 Xây dựng kế hoạch HĐTNST chung
cho toàn trường 22 25.9 45 52.9 18 21.2 2 Xây dựng kế hoạch HĐTNST cho từng
khối lớp 6 7.1 45 52.9 34 40
3
Xây dựng kế hoạch HĐTNST gắn với nội dung học tập các môn văn hóa ngoài giờ lên lớp.
20 23.5 40 47.1 25 29.4
4 Xây dựng kế hoạch gắn với rèn luyện
đạo đức, lối sống 5 5.9 30 35.3 50 58.8 5 Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế
Kết quả khảo sát cho thấy, việc xây dựng kế hoạch HĐTNST ở các trường THCS thị xã Quảng Yên chưa được quan tâm. Ở tất cả các nội dung được hỏi thì mức độ chưa bao giờ còn chiếm tỉ lệ cao. Qua tìm hiểu, kế hoạch HĐTNST của trường không được xây dựng từ đầu năm học bởi vì chưa có sự chỉ đạo cụ thể về hoạt động một cách thường xuyên liên tục mà chỉ theo từng đợt hoạt động kèm theo chuyên đề hoặc những khi có đoàn kiểm tra của phòng, sở. Thậm chí kế hoạch chỉ là hình thức, vì vậy rất khó khăn cho việc triển khai các hoạt động, hiệu quả của HĐTNST không cao.
Khi trao đổi trực tiếp với các thầy cô tổ trưởng chuyên môn, TPT Đội, Bí thư Đoàn TN họ khẳng định rằng: họ là những người trực tiếp lập kế hoạch, báo cáo với lãnh đạo nhà trường bởi tổ nhóm chuyên môn không chỉ hiểu về thái độ của học sinh với môn học mình phụ trách mà còn thấy được tính cần thiết, tầm quan trọng của việc tổ chức HĐTNST. Từ việc biên soạn kế hoạch, nhà quản lý nắm được thời gian và các điều kiện khác cần cho việc tổ chức, cân nhắc tính khả thi và những ưu tiên cần thiết cho các HĐTNST. Từ đó nhà quản lý ấn định thời gian và duyệt chi kinh phí, điều kiện tổ chức. Họ cũng khẳng định rằng: nếu kế hoạch HĐTNST được xây dựng từ đầu năm, gồm kế hoạch năm, kế hoạch tháng và từng tuần. Khi xây dựng kế hoạch người phụ trách cần thông qua thành viên các tổ nhóm chuyên môn, các giáo viên cùng thực hiện HĐTNST liên môn cho học sinh để mọi người được biết, cho ý kiến đánh giá tính khả thi và những điều kiện cần để tổ chức. Tất cả kế hoạch HĐTNST của tổ, nhóm, liên môn phải được ghi trong nghị quyết và báo cáo với lãnh đạo nhà trường để phê duyệt, thông qua hội nghị công nhân viên chức và được niêm yết công khai. Khi kế hoạch đã được phê duyệt, bộ phận được giao công việc đều yên tâm thực hiện. Kết quả mang lại rất khả quan: không chỉ người giáo viên chủ động về mọi mặt mà ngay cả với học sinh, các em cũng thuận lợi trong việc dành thời gian cho hoạt động này, các em được chuẩn bị tâm thế từ trước.
Tuy nhiên, khi trao đổi với giáo viên trực tiếp được phân công nhiệm vụ trong tổ chức HĐTNST tôi nhận được ý kiến cho rằng: không phải mọi HĐTNST đều có kế hoạch đúng quy trình như vậy. Cụ thể, CBQL chưa ý thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch, ít quan tâm đến việc tổ nhóm chuyên môn trình lên ra sao, phê duyệt như thế nào, chưa xét đến tính tổng thể của tất cả các tổ, nhóm chuyên môn khác để tạo ra sự đồng bộ, hài hoà. Có khi một tháng có vài ba hoạt động, có tháng lại bị lãng quên. Có khi kế hoạch được xây dựng gấp rút, chắp vá, không có sự bàn bạc thống nhất khi thực hiện khó đạt được mục tiêu đề ra. Mặt khác cấu trúc nội dung của kế hoạch chưa đầy đủ, mới chỉ mang tính hình thức, chưa có sự phân công công việc rõ ràng, chưa xác định cụ thể thời gian, hình thức, điều kiện tổ chức ..., lịch hoạt động TNST ghi chung với lịch làm việc của trường.