8. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về hoạt động trải nghiệm sáng
sáng tạo ở trường THCS
a) Nhận thức về tầm quan trọng của HĐTNST
Để tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên nhà trường về hoạt động TNST, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi về tầm quan trọng của hoạt động TNST, và thu được kết quả sau đây:
Bảng 2.4: Nhận thức của CBGV về mức độ quan trọng của HĐTNST
TT Mức độ quan trọng Số lượng % 1 Rất quan trọng 55 64.7 2 Quan trọng 25 29.4 3 Bình thường 5 5.9 4 Không quan trọng 0 0 0 20 40 60 80 100 Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng
Kết quả khảo sát bảng 2.4 và biểu đồ 2.1 cho thấy: Có 55 CBGV (64.7%) cho rằng HĐTNST là rất quan trọng, 29.4% số được hỏi cho rằng quan trọng, còn 5 khách thể (5.9%) cho rằng HĐTNST cũng bình thường như các hoạt động khác trong nhà trường và không có ai cho là không quan trọng. Kết quả này cho thấy CBGV các nhà trường đã có nhận thức tương đối tích cực về tầm quan trọng của TNST trong nhà trường và HĐTNST đã có vị trí nhất định trong hoạt động giáo giáo dục của nhà trường.
b) Nhận thức về tác dụng và những yêu cầu cần đạt của việc tổ chức HĐTNST
Để tìm hiểu về tác dụng của việc tổ chức HĐTNST và những yêu cầu cần đạt cho học sinh, tác giả tiến hành khảo sát 85 CBGV trong các trường và kết quả thu được như sau:
Bảng 2.5: Nhận thức về tác dụng và những yêu cầu cần đạt của việc tổ chức HĐTNST
TT Tác dụng và yêu cầu cần đạt khi tổ chức hoạt động TNST Tác dụng(%) Yêu cầu(%) Rất tác dụng Ít tác dụng Không có tác dụng Cần Không cần
1 Mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức
cho học sinh 100% 100%
2 Phát hiện năng khiếu của học sinh 84.7% 15.3% 100% 3 Tạo hứng thú học tập cho các em 100% 100% 4 Tạo sự gắn kết với tập thể 100% 100% 5 Phát triển nhân cách học sinh 100% 100% 6 Nâng cao hiểu biết, rèn kỹ năng thực hành 100% 100% 7 Giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS 100% 100%
Như vậy, qua khảo sát cho thấy: CBGV trong nhà trường đã nhận thấy rõ tác dụng và yêu cầu của hoạt động TNST. Nó không chỉ tác động tới học tập mà còn tác động tới nhiều mặt của quá trình giáo dục, trong đó có nội dung HĐ TNST để "Phát hiện năng khiếu của học sinh" có 84.7% cho rằng rất tác dụng và 15.3% cho rằng ít tác dụng nhưng tỷ lệ cần cũng là 100%. Với nội dung "Chỉ để giải trí" có 74 người được hỏi (87%) cho rằng không có tác dụng và không cần. Các nội dung còn lại đều được GV đánh giá 100% là rất có tác dụng và cần thiết khi tổ chức HĐTNST cho học sinh trong các trường THCS. Như vậy có thể thấy đây là nhận thức rất tiến bộ của CBGV trong các trường THCS thị xã Quảng Yên về tầm quan trọng và vai trò của HĐTNST trong các nhà trường và là tiền đề để thực hiện các hoạt động này một cách có hiệu quả và thuận lợi.
c. Nhận thức về mức độ cần thiết và thực hiện của các hình thức tổ chức HĐTNST
Khi được hỏi đồng chí cho biết mức độ cần thiết và mức độ thực hiện của các hình thức HĐTNST ở trường đồng chí như thế nào. Chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.6: Nhận thức về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các hình thức HĐTNST TT Các hình thức tổ chức hoạt động TNST Mức độ cần thiết % Mức độ thực hiện % Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Thường xuyên Thỉnh thoảng 1 Hoạt động câu lạc bộ 88.2 11.8 0 29.4 71.6 2 Tổ chức trò chơi 82.3 17.7 0 76.5 23.5 3 Tổ chức diễn đàn 76.5 23.5 0 29.4 71.6
4 Sân khấu tương tác 58.8 41.2 0 29.4 71.6 5 Tham quan, dã ngoại 94.1 5.9 0 29.4 71.6
6 Hội thi / cuộc thi 94.1 5.9 0 64.7 35.3
7 Tổ chức sự kiện 90.6 9.4 0 52.9 47.1
8 Hoạt động giao lưu 94.1 5.9 0 52.9 47.1
9 Hoạt động chiến dịch 94.1 5.9 0 76.5 23.5 10 Hoạt động nhân đạo 94.1 5.9 0 82.3 17.7
Qua khảo sát cho thấy:
- Về mức độ cần thiết: Với các hình thức tổ chức HĐTNST đã cho, 100% CBGV các nhà trường cho rằng là rất cần thiết và cần thiết, không có ý kiến đánh giá nào cho rằng không cần thiết, trong đó các hình thức (1,2,5,6,7,8,9,10) được các thày cô đánh giá mức độ cần thiết rất cao với tỷ lệ từ 82% đến 94%, với hình thức 3 " Tổ chức diễn đàn " là 76.5% và hình thức 4 " Sân khấu tương tác " là 58.8% số ý kiến được hỏi cho rằng rất cần thiết, lý do hai hình thức này ở mức độ cần thiết thấp hơn vì khi trao đổi với CBGV các nhà trường cho rằng để tổ chức diễn đàn và tổ chức sân khấu tương tác thì bản thân các nhà trường phải có "đạo diễn" chương trình và con người thực hiện, tuy nhiên trong các nhà trường thì rất ít người có thể tổ chức, thiết kế được chương trình như thế cho nên họ cho rằng ít cần thiết hơn các hình thức còn lại. - Về mức độ thực hiện: Mặc dù có nhận thức rất cao về tính cần thiết của các hình thức tổ chức HĐTNST trong các nhà trường nhưng mức độ thực hiện các hình thức này ở các nhà trường là rất thấp, cụ thể các hình thức (2,6,7,8,9,10) được các thày cô đánh giá là thường xuyên thực hiện ở mức trên trung bình từ 52.9% đến 82.3%, trong đó có hình thức (2,9,10) được đánh giá thực hiện thường xuyên với tỷ lệ 76.5% và 82.3%, qua trao đổi trực tiếp và nghiên cứu hồ sơ chúng tôi nhận thấy các hình thức này được tổ chức thường xuyên vì: Hình thức " Tổ chức trò chơi " là một trong những hình thức trong yêu cầu đổi mới PPDH vì thế được nhiều các thầy cô thực hiện, hình thức " Hoạt động chiến dịch và Hoạt động nhân đạo" là hình thức mà Liên đội, Đoàn TN trong các nhà trường thường xuyên tổ chức để đẩy mạnh các phòng trào như: Chiến dịch mùa hè xanh, bảo vệ môi trường, phòng chống tai tệ nạn xã hội, các hoạt động giúp bạn nghèo tới trường, ủng hộ người mù, ủng hộ đồng bòa bị lũ lụt, thiên tai… vì thế các thầy cô cũng tích cực tham gia và thường xuyên tổ chức thực hiện. Điều này hoàn toàn đúng so với thực trạng về đạo đức của học sinh trong các nhà trường đã được đánh giá ở phần trên. Còn các hình thức (1,3,4,5) được các thầy cô đánh giá là ít tổ chức thực hiện vì: Thực tế để tổ chức các hoạt đồn này thì phải có kinh phí tổ chức và thời gian tổ chức tuy
nhiên hiện này trong các nhà trường phổ thông nói chung và các trường THCS thị xã Quảng Yên nói riêng thì vấn đề về kinh phí tổ chức cho các hoạt động giáo dục nói chung là rất còn hạn hẹp chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho các nhà trường tổ chức các hoạt động TNST nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Điều này đặt ra cho ngành giáo dục nói chung và các nhà trường THCS thị xã Quảng Yên nói riêng trong thời gian tới cần đầu tư nhiều hơn nữa kinh phí và làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm tăng cường nguồn kinh phí cho các hoạt động của các nhà trường.