9. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
2.2. Thực trạng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV Gia Lai
2.2.7. an toàn của hoạt động tín dụng bán lẻ
i) An toàn thông tin tín dụng bán lẻ:
An toàn thông tin đƣợc thể hiện thông qua hệ thống quản lý thông tin khoản vay khách hàng và thông tin khác đi kèm nhƣ thông tin tài sản đảm bảo. Hiện nay, tại BIDV, các thông tin về khách hàng đƣợc lƣu trữ trên hệ thống quản lý SIBS và truy cập thông qua ứng dụng bằng Mã truy cập và mật khẩu cấp riêng cho từng cán bộ. Nếu không có ứng dụng SIBS tại từng chi nhánh thì không thể truy cập vào hệ thống. Nhìn chung, cũng nhƣ hệ thống quản lý thông tin về khách hàng tại các ngân hàng khác, hệ thống SIBS của BIDV đƣợc bảo mật tốt và không thể xâm nhập nếu không có mã nguồn đƣợc bảo vệ tại Trung tâm Công nghệ thông tin. Do đó thông tin khách hàng vay đƣợc bảo vệ từ các đối thủ khác. Tuy nhiên, đối với các đối thủ trong cùng hệ thống BIDV, một số thông tin về khách hàng và khoản vay vẫn có thể khai thác nếu nhƣ nắm đƣợc thông tin về Mã số khách hàng hoặc số chứng minh nhân dân/thẻ căn cƣớc đăng k tại BIDV.
Bảng 2.10 Thông tin có thể khai thác từ các chi nhánh BIDV
Thông tin Nội dung
Thông tin
khách hàng
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh Địa chỉ Số điện thoại Tình trạng hôn nhân Nghề nghiệp Thông tin khoản vay
Số khoản vay tại BIDV Số tiền vay
Dƣ nợ hiện tại Mục đích vay Thời hạn vay
Thông tin Nội dung
Ngày giải ngân và ngày đáo hạn khoản vay
Lãi suất vay (lãi suất trong hạn và quá hạn) Chính sách điều chỉnh lãi suất vay
Lịch sử điều chỉnh lãi suất vay Nhóm nợ hiện tại của khoản vay
Tình trạng khoản vay (nội bảng hay ngoại bảng, trong hạn hay quá hạn, số ngày quá hạn)
Thông tin tài sản đảm bảo
Loại tài sản đảm bảo
Tình trạng sở hữu tài sản (tài sản của khách hàng vay hay bên thứ ba), tên ngƣời sở hữu tài sản đảm bảo
(Nguồn: Thống kê của tác giả)
Những thông tin trên không đƣợc kết xuất từ hệ thống mà phải truy cập thủ công bằng tay. Tuy nhiên, việc các chi nhánh khác có thể nắm đƣợc các thông tin về khoản vay của khách hàng tại BIDV Gia Lai làm cho mức độ an toàn trong hoạt động TDBL của chi nhánh không đƣợc đảm bảo tuyệt đối. Các chi nhánh khác có thể chủ động lôi kéo khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại BIDV Gia Lai bằng những chính sách về lãi suất vay, thời hạn vay ƣu đãi hơn. Điều này làm ảnh hƣởng đến hoạt động TDBL tại BIDV Gia Lai, ảnh hƣởng đến hình ảnh của BIDV và ảnh hƣởng đến chính khách hàng vay vốn. Nhƣợc điểm của hệ thống SIBS là nhƣợc điểm chung của toàn hệ thống BIDV mà chi nhánh nào cũng gặp phải.
ii) An toàn trong quy trình tín dụng:
Chi nhánh BIDV Gia Lai cũng nhƣ toàn bộ các chi nhánh khác trong hệ thống BIDV hiện nay đều thực hiện quy trình tín dụng theo mô hình phân tán, nghĩa là các giao dịch tín dụng của khách hàng sẽ đƣợc thực hiện tại chi nhánh, không tập trung về đầu mối là Hội sở chính. Do đó, quy trình cấp tín dụng bán lẻ cũng đƣợc thực hiện theo mô hình này, mà nhƣợc điểm là chƣa có sự tách bạch giữa các chức năng: kinh doanh, quản trị rủi ro và tác nghiệp.
Trong quy trình cấp tín dụng, cán bộ quản l khách hàng là ngƣời thực hiện hầu hết các công đoạn từ việc tiếp thị sản phẩm và đề xuất tín dụng, hoàn thiện hồ sơ sau khi phê duyệt và quản lý sau giải ngân. Việc thẩm định khách hàng và đề xuất tín dụng là khâu then chốt trong quy trình tín dụng, ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng tín dụng đƣợc thực hiện bởi bộ phận quản lý khách hàng nhiều khi chƣa mang tính khách quan, không loại trừ đƣợc rủi ro khách hàng cố tình lừa đảo cán bộ quản l khách hàng (đặc biệt là cán bộ trẻ) bằng cách cung cấp những thông tin sai lệch về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính. Việc thẩm định giá trị tài sản đảm bảo làm cơ sở cho vay phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của cán bộ quản lý khách hàng. Hơn nữa, việc thẩm định tài sản đảm bảo tại chi nhánh có nhiều khó khăn vì đặc thù địa bàn sản xuất nông nghiệp, khách hàng cung cấp tài sản đảm bảo là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm không có mô tả chi tiết, địa chỉ ranh giới chính xác cụ thể, vì vậy có thể xảy ra tình trạng khách hàng cung cấp sai vị trí tài sản đảm bảo so với giấy tờ pháp lý nhằm nâng cao giá trị tài sản đảm bảo để nâng mức vay, gây tổn thất cho ngân hàng. Bên cạnh đó, việc sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ làm cơ sở trong phê duyệt cấp TDBL còn chƣa đạt hiệu quả cao, do Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ còn cho phép cán bộ quản lý khách hàng thực hiện xếp hạng tín dụng nhiều lần đối với một món vay. Quy trình của BIDV chƣa có bộ phận tái thẩm định độc lập, bộ phận quản lý rủi ro chỉ thực hiện thẩm định rủi ro khi giá trị món vay/giá trị tài sản đảm bảo vƣợt mức quy định, bộ phận kiểm soát giải ngân mặc dù độc lập nhƣng vẫn thuộc chi nhánh nên nhiều lúc chịu ảnh hƣởng và áp lực lớn từ ban lãnh đạo, làm cho quá trình kiểm soát rủi ro TDBL chƣa hiệu quả. Mặt khác, đã xuất hiện tình trạng cán bộ quản lý khách hàng suy thoái về đạo đức, thông đồng với khách hàng để đề xuất tín dụng không đúng tình trạng khách hàng tại một số chi nhánh BIDV khác cũng là tiếng chuông cảnh báo mức độ an toàn của quy trình cấp tín dụng TDBL phân tán nhƣ hiện nay.