8. Cấu trúc luận văn
3.2.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống hiện tượng tiêu cực
trong hoạt động kiểm tra, đánh giá
a) Mục tiêu của biện pháp
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đánh giá kết quả học tập của HS do giáo viên thực hiện nhằm tạo động lực cho giáo viên thực hiện đúng hoạt động đánh giá thông qua đó tạo động lực cho hoạt động dạy học phát triển để nâng cao chất lượng dạy và học.
b) Nội dung và cách thực hiện
- Quản lý chặt chẽ theo hệ thống nhất định các giờ kiểm tra định kỳ giữa kỳ 1, cuối kỳ 1, giữa kỳ 2 và cuối năm học.
- Tăng cường trách nhiệm của CBQL, GV trong hoạt động KTĐG kết quả học tập theo đúng qui định.
- Đảm bảo cho việc KTĐG được thường xuyên, ở tất cả các môn học và hoạt động giáo dục.
- Thực hiện nghiêm túc đúng qui định, tránh hiện tượng tiêu cực; đảm bảo tính chính xác, khách quan trong KTĐG.
- Nhà trường phải đề ra nội qui, qui chế chuyên môn ngay từ đầu năm học, nhằm qui trách nhiệm cho tổ khối chuyên môn, GV trong việc KTĐG kết quả học tập của HS .
- Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của cấp trên về KTĐG thường xuyên, định kỳ, đảm bảo việc KTĐG đúng qui trình và thời gian qui định.
- Đối với việc đánh giá thường xuyên các môn học và hoạt động giáo dục: Để đảm bảo trong mỗi giờ học GV phải đánh giá được 100% HS lớp mình dạy, không để “sót” em nào. Đây là một việc làm khó, nó đỏi hỏi GV phải có tinh thần trách nhiệm và phải có năng lực quan sát, năng lực đánh giá tốt. Đặc biệt đối với những lớp trên 35 HS hoặc các lớp ghép 2, 3 trình độ cần đỏi hỏi GV nêu cao tinh thần trách nhiệm thì mới hoàn thành được nhiệm vụ.
- Đối với các kỳ kiểm tra định kỳ cuối kỳ 1 và cuối năm học nhà trường phải thành lập hội đồng ra đề, hội đồng coi, hội đồng chấm bài kiểm tra. Phân công GV coi chéo, chấm chéo giữa các lớp, GV không được coi, chấm bài kiểm tra HS lớp mình dạy để đảm bảo tính, công bằng khách quan.
- Nhà trường thành lập tổ thanh tra do hiệu trưởng làm tổ trưởng để thanh tra việc coi, chấm bài kiểm tra của giáo viên. Tổ chức chấm lại bài kiểm tra của mỗi lớp để khẳng định rằng bài kiểm tra được GV chấm đúng, chấm đủ theo hướng dẫn chấm.
- Định kỳ hàng tháng hiệu trưởng phải có đánh giá trước hội đồng nhà trường về việc KTĐG kết quả học tập của HS để kịp thời nhắc nhở, khắc phục những thiếu sót, hạn chế, đề ra các giải pháp khắc phục.
c) Điều kiện thực hiện
- CBQL, GV phải nắm chắc phân phối chương trình, kế hoạch dạy học, kế hoach kiểm tra định kỳ và các văn bản hướng dẫn về KTĐG.
- Nhà trường phải tăng cường thanh tra, kiểm tra việc KTĐG kết quả học tập của HS một cách thường xuyên.