8. Cấu trúc luận văn
2.2.4. Thực trạng các lực lượng tham gia kiểm tra – đánh giá kết quả học
- Đánh giá kết quả học tập của HS theo mô hình trường học mới VNEN, không phải chỉ giáo viên trực tiếp tham gia đánh giá, mà còn phải có sự phối kết hợp giữa các đoàn thể trong nhà trường, giáo viên bộ môn, cha mẹ HS,... cùng tham giá đánh giá. Cán bộ quản lý các trường học phải là người tạo được mối quan hệ gắn kết các lực lượng tham gia đánh giá HS theo mô hình trường học mới VNEN. CBQL là người bồi dưỡng về kỹ năng KTĐG kết quả học tập cho GV; tuyên truyền, triển khai nội dung KTĐG để cha mẹ HS, giáo viên, các đoàn thể trong nhà trường phối kết hợp thực hiện. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi khảo sát về thực trạng các lực lượng đã tham gia đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS và thu được kết quả ở bảng 2.10.
Bảng 2.10. Các lực lượng đã tham gia đánh giá kết quả học tập của HS
Các lực lượng tham gia
Mức độ sử dụng Thường
xuyên Chưa TX Chưa sử
dụng Giáo viên 98/98 100% 0,0 0,0 Cá nhân HS 0,0 73/98 74,49% 25/98 25,51% Bạn bè và tập thể lớp 0,0 67/98 68,37% 31/98 31,63% Cha mẹ HS 0,0 31/98 31,63% 67/98 68,37% Các tổ chức giáo dục trong trường 21/98
21,42%
77/98
78,57% 0,0
- Từ kết quả khảo sát cho thấy lực lượng chính tham gia đánh giá thường xuyên là giáo viên chiếm tỷ lệ 100% ý kiến bởi vì GV là người trược tiếp theo dõi quá trình học tập của HS, dựa trên đặc điểm và mục tiêu của bài học, mỗi hoạt động mà HS phải thực hiện trong bài học. GV thường xuyên theo sát HS, nhóm HS trong quá trình học tập để có sự động viên hay hỗ trợ kịp thời; từ đó động viên khích lệ giúp HS khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và tố chất riêng, sửa chữa những khuyết điểm để ngày càng tiến bộ. Trong quá trình đánh giá HS, GV ghi vào nhật ký những điều đặc biệt lưu ý, giúp ích cho quá trình theo dõi, giáo dục HS.
- Bên cạnh đó các tổ chức giáo dục trong trường có tham gia gia đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS tuy nhiên chưa cao mới chỉ có 21,42% tham gia đánh giá thường xuyên đó là tổ chức Đội mà người tham gia trực tiếp là tổng phụ trách và các Sao Nhi đồng. Còn 78,57% các tổ chức giáo dục trong trường chưa tham gia đánh giá thường xuyên. Trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường chúng tôi thu được những thông tin sau đây về sự tham gia của các tổ chức trong trường vào quá trình đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS:
Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm đánh giá kết quả học tập của HS, kết hợp tham khảo ý kiến của các thầy cô giáo bộ môn, thầy cô làm công tác Đội, Đoàn và cha mẹ HS, căn cứ theo các tiêu chuẩn như: đánh giá hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của HStheo chuẩn kiến thức, kỹ năng và hoạt động theo từng môn học; đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực chung của HS như: tự phục vụ, tự quản, giao tiếp, hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; đánh giá sự hình thành, phát triển các phẩm chất của HS về các chủ đề: yêu quê hương, đất nước, yêu cha mẹ và gia đình, yêu trường lớp và bạn bè, yêu con người; sự tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm, trung thực, kỷ luật, chăm học, chăm làm, thích hoạt động nghệ thuật, thể thao.
- Tỷ lệ HS tự đánh giá và tham gia đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của bạn chiếm tỷ lệ chưa cao và còn nhiều HS chưa tham gia:
+ Có 74,49% HS tự đánh giá nhưng không thường xuyên và còn có 25,51% HS chưa tham gia tự đánh giá do nhiều nguyên nhân khác nhau.
+ Có 68,37% đã tham gia đánh giá bạn nhưng chưa thường xuyên và còn tỷ lệ 31,63% HS chưa tham gia đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của bạn mặc dù đánh giá bạn và tự đánh giá của HS có vai trò rất quan trọng. HS tự đánh giá việc làm và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình. Chia sẻ kết quả hoặc khó khăn không thể vượt qua để các bạn hay GV giúp đỡ kịp thời, báo cáo kết quả với giáo viên để biết mình đã hoàn thành hay chưa hoàn thành bài tập, để được động viên khi đã hoàn thành bài tập; có thể được hướng dẫn thêm khi chưa hoàn thành phần bài tập của mình. Việc tham gia đánh giá bạn sẽ có tác động tích cực để HS tự học và điều chỉnh bản thân, năng động, hòa nhập để phát triển cộng đồng. Mục đích rèn luyện kỹ năng phát hiện vận dụng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tế. Điều này được các HS khu vực điều kiện kinh tế phát triển thực hiện tương đối tốt. Đối với HS lớp 2 và HS vùng khó khăn, các em còn nhỏ, hạn chế trong giao tiếp, diễn đạt ngôn ngữ tiếng Việt chưa thành thạo, khả năng đọc hiểu còn yếu thì việc tự đánh bản thân và đánh giá bạn còn nhiều hạn chế.
- Vai trò của cha mẹ HS trong việc KTĐG kết quả học tập thì sao? Được các nhà trường mời dự giờ các lớp học, được hướng dẫn tự đánh giá, nhận xét con em mình và cam kết với nhà trường trong quá trình phối hợp giáo dục HS, được sử dụng tài liệu hướng dẫn học tập hướng dẫn HS học ở nhà phần hoạt động ứng dụng, ghi kết quả học tập của HS vào phiếu đánh giá. Được hướng dẫn động viên giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, phát triển kỹ năng sống, vận dụng kiến thức vào cuộc sống và tham gia các hoạt động xã hội, tìm hiểu về những sự vật, hiện tượng tự nhiên và văn hóa lịch sử, nghề truyền thống,... của địa phương. Tuy nhiên, lực lượng này thực tế chưa giúp được gì nhiều cho nhà trường trong việc KTĐG, phần vì điều kiện gia đình, trình độ nhận thức, mối quan tâm đến việc học tập của con em mình... nên chủ yếu là “trăm sự nhờ các
thầy cô” là chính, điều này diễn ra khá phổ biến ở các trường vùng sâu, xa, vùng dân tộc có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Kết quả khảo sát mới chỉ có 31,63% ý kiến đánh giá là cha mẹ đã tham gia đánh giá cùng giáo viên nhưng chưa thường xuyên còn lại 68,37% ý kiến đánh giá là cha mẹ chưa tham gia đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS.
Nhận xét chung:
- Trong quá trình tham gia đánh giá HS đối với giáo viên bước đầu đã tạo chuyển biến trong cách kiểm tra, đánh giá HS, góp phần giảm áp lực đối với HS nhưng cũng gây ra những khó khăn và trở ngại cho giáo viên, tăng "gánh nặng" cho giáo viên. Trong giờ lên lớp, thay vì chú trọng hoạt động dạy, giáo viên phải tranh thủ thời gian thực hiện ghi nhận xét.
- Trong lớp để đánh giá xếp loại HS, giáo viên hướng dẫn HS bình bầu lẫn nhau HS tiểu học vẫn còn nhỏ nên việc lựa chọn, bình bầu chưa chính xác. Việc nhận xét lẫn nhau của HS không tránh khỏi sự cảm tính. Do đó tâm lý chung là giáo viên chưa huy động được số đông HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
- Còn nhiều bậc phụ huynh trong nhà trường chưa tham gia đánh giá HS cùng giáo viên, một số phụ huynh trình độ dân trí thấp, không nắm được kiến thức chương trình, để tham gia đánh giá HS cùng giáo viên được. Một số trường phụ huynh HS ở vùng khó khăn là đồng bào dân tộc thiểu số, ít va chạm kiến thức không có, việc đánh giá xếp loại HS phó mặc hết cho các thầy cô giáo.
2.2.5. Thực trạng năng lực của GV về kiểm tra – đánh giá kết quả học tập theo mô hình VNEN đã triển khai thí điểm ở tỉnh Tuyên Quang