8. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV cha mẹ HSvà HSvề
KTĐG theo mô hình VNEN
a) Mục tiêu của biện pháp
Thông qua nhiều hình thức khác nhau giúp cha mẹ HS, GV, CBQL, HS hiểu biết về mục tiêu, nội dung, vai trò ý nghĩa của việc KTĐG theo mô hình VNEN, từ đó khích lệ các đối tượng tích cực tham gia phối hợp cùng nhà trường.
b) Nội dung và cách thực hiện
Để thay đổi nhận thức của đội ngũ giáo viên và phụ huynh HS trong cách đánh giá xếp loại HS theo mô hình trường học mới VNEN. Cán bộ quản lý các nhà trường tổ chức hội thảo chuyên đề về đánh giá, xếp loại HS theo mô hình trường học mới. Thông qua hội thảo giáo viên và phụ huynh được cung cấp các thông tin cần thiết về đánh giá, xếp loại HS theo mô hình trường học mới, xuất phát từ thay đối cách dạy và học theo mô hình trường học mới VNEN, nên cách đánh giá cũng thay đổi theo. Chính vì vậy việc phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh HS là rất quan trọng để cùng nhau tham gia đánh giá kết quả học tập của HS một cách toàn diện hơn.
- Muốn tổ chức thực hiện có hiệu quả KTĐG kết quả học tập của HS theo mô hình VNEN đòi hỏi CBQL phải tăng cường nâng cao nhận thức cho GV, cha mẹ HS và các tổ chức xã hội về KTĐG theo mô hình VNEN. Tổ chức cho GV, HS, cha mẹ HS học tập các văn bản cụ thể như sau:
+ Quyết định số 16/2006/QĐ-BG&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ GD&ĐT về ban hành chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
+ Công văn số 5737/BGDĐT-GDTH ngày 21/8/2013 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thí điểm đánh giá HS theo mô hình VNEN.
+ Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành qui định đánh giá HS tiểu học.
+ Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ trường tiểu học.
+ Những nội qui, qui định của nhà trường về KTĐG kết quả học tập HS và các chủ trương cụ thể khác trong từng năm học.
- Tổ chức các hội thảo chuyên đề về KTĐG theo mô hình VNEN, nhằm giúp GV, CBQL hiểu sâu hơn về bản chất của KTĐG theo mô hình VNEN, thông qua các hình thức đó giúp GV, CBQL hiểu, nắm vững các nội dung sau:
+ CBQL cần phổ biến tuyên truyền về KTĐG theo mô hình VNEN, nâng cao nhận thức của giáo viên, cán bộ, cha mẹ HS về các đặc điểm của KTĐG theo mô hình VNEN. Đồng thời phải làm rõ các trách nhiệm sau đây của từng lực lượng tham gia KTĐG theo mô hình VNEN.
+ Trách nhiệm của CBQL trong đổi mới phương thức KTĐG, tổ chức thực hiện việc KTĐG theo mô hình VNEN.
+ Trách nhiệm của GV trong đổi mới KTĐG và tổ chức hướng dẫn HS tự đánh giá, phối hợp với cộng đồng, cha mẹ HS để tham gia đánh giá.
+ Trách nhiệm của cha mẹ HS trong phối hợp với nhà trường, GV để tham gia đánh giá kết quả học tập của HS.
- Để thực hiện có hiệu quả các biện pháp này cần thực hiện như sau: + Thông qua bồi dường thường xuyên trong năm học, bồi dường hè, qua các đợt tập huấn do nhà trường và Phòng GD&ĐT tổ chức.
+ Triển khai các nội dung này vào các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần; họp hội đồng, sinh hoạt chuyên đề, hoạt động ngoại khóa.
+ Thực hiện nghiêm việc đánh giá GV theo chuẩn nghề nghiệp, có biện pháp xử lý hoặc điều chuyển làm việc khác những GV chưa đạt chuẩn, thiếu tinh thần trách nhiệm, không có tinh thần cầu thị.
c) Điều kiện thực hiện biện pháp
- CBQL phải có tầm nhìn, phải có năng lực phân tích môi trường và đánh giá đúng năng lực đội ngũ giáo viên, có những giải pháp nâng cao nhận thức cho các thành viên một cách hiệu quả, thiết thực.
- CBQL phải hiểu đúng về bản chất của KTĐG theo mô hình VNEN là giúp GV điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học.
- Cán bộ GV phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của KTĐG theo mô hình trường học mới và trách nhiệm của GV trong việc KTĐG theo mô hình VNEN.
- Nhà trường đầu tư in ấn, photo các tài liệu, văn bản, thông tư của Bộ GD&ĐT về KTĐG HS phát cho GV, HS để học tập.