8. Cấu trúc luận văn
2.4. Đánh giá chung về thực trạng
- Đánh giá kết quả học tập của HS theo mô hình trường học mới VNEN, không phải chỉ giáo viên trực tiếp tham gia đánh giá, mà còn phải có sự phối kết hợp giữa các đoàn thể trong nhà trường, giáo viên bộ môn, cha mẹ HS,... cùng tham giá đánh giá. Cán bộ quản lý các trường tiểu học thực hiện thí điểm mô hình trường học VNEN của tỉnh Tuyên Quang bước đầu tạo được mối quan hệ gắn kết các lực lượng tham gia đánh giá HS theo mô hình trường học mới VNEN, tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm bất cập trong công tác lập kế hoạch, trong tổ chức và trong chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá.
- Về nhận thức đa số cán bộ quản lý, giáo viên đã có nhận thức đúng và tương đối đầy đủ về đánh giá kết quả học tập theo mô hình VNEN.
- Về công tác lập kế hoạch đánh giá đã được tiến hành trên cơ sở pháp lý và đặc trưng của mô hình dạy học VNEN, tuy nhiên cần mở rộng những căn cứ như tính đặc thù của hoạt động đánh giá theo mô hình VNEN, cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong đánh giá, Quy chế đánh giá theo mô hình VNEN.
- Công tác tổ chức cần có những biện pháp tăng cường để huy động cha mẹ HS, HS tham gia đánh giá, xây dựng cơ chế giám sát hoạt động đánh giá.
- Công tác chỉ đạo cần tăng cường các biện pháp giám sát hoạt động đánh giá, chỉ đạo xây dựng công cụ đánh giá, chỉ đạo huy động HS, cha mẹ HS tham gia đánh giá.
- Công tác kiểm tra, đánh giá cần tiến hành thường xuyên và giám sát được hoạt động đánh giá của giáo viên, HS.
Kết luận chương 2
Bước đầu các trường tiểu học thí điểm thực hiện mô hình trường học VNEN của tỉnh Tuyên Quang đã quản lý được hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, các nội dung đánh giá, phương pháp, hình thức tổ chức đánh giá, lực lượng tham gia đánh giá đã theo sát những quy định của mô hình VNEN.
Qua nghiên cứu thực tế tại các trường tham gia VNEN, việc KTĐG kết quả học tập của học sinh còn nhiều lúng túng, chưa phản ánh được chất lượng dạy và học, vẫn còn tồn tại bệnh thành tích. Trước mỗi năm học, các trường đều tổ chức khảo sát, bàn giao chất lượng từ lớp dưới lên lớp trên, những học sinh chưa đạt chuẩn thì các nhà trường bù đắp kiến thức cho các em. Tuy nhiên thực tế việc KTĐG vẫn còn nhiều bất cập từ khâu tổ chức đến thực thi. Kết quả kiểm tra đôi khi chưa kịp thời, chưa giúp cho việc điều chỉnh kế hoạch, nội dung, phương pháp dạy học dẫn đến chất lượng chưa phản ánh trung thực.
Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về nội dung, hình thức KTĐG một số trường chưa thống nhất, chưa đầy đủ. đặc biệt về sự phối hợp giữa cha mẹ HS với giáo viên trong việc đánh giá chưa hiệu quả, còn mang tính hình thức. Công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đã được tiến hành bài bản tuy nhiên vẫn còn một số điểm cần phải khắc phục và tăng cường trong công tác quản lý.
Từ thực trạng trên của các trường thực hiện thí điểm mô hình VNEN tỉnh Tuyên Quang, để công tác quản lý KTĐG kết quả học tập có hiệu quả hơn cần phải đưa ra các biện pháp mang tính khả thi cao, phù hợp với đặc điểm tình hình của tỉnh Tuyên Quang nhằm nâng cao hiệu quả KTĐG góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO MÔ HÌNH VNEN
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH TUYÊN QUANG