Các hình thức KTĐG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo mô hình trường học mới ở các trường tiểu học tỉnh tuyên quang​ (Trang 32 - 34)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.5. Các hình thức KTĐG

1.3.5.1. KTĐG thường xuyên

- Là hoạt động của giáo viên sử dụng các kỹ thuật đánh giá khác nhau trong các hình thức tổ chức thực hiện giờ dạy (lí thuyết, thảo luận, thực hành, thí nghiệm, hoạt động theo nhóm, tự học, tự nghiên cứu, ...) như một bộ phận của phương pháp dạy học nhằm rèn luyện và kiểm tra việc rèn luyện các kiến thức, kỹ năng đã được xác định trong mục tiêu của môn học.

- Đánh giá thường xuyên quá trình học tập, rèn luyện được thực hiện trên lớp học theo tiến trình các bài học, các hoạt động giáo dục ở nhà trường và trong cuộc sống hàng ngày của HS ở gia đình và ở cộng đồng.

1.3.5.2. KTĐG định kì kết quả học tập

- Là hoạt động của GV vào những thời điểm đã được qui định trong chương trình môn học, gắn các mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn với những phương pháp KTĐG tương ứng nhằm đánh giá, định hướng việc đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tương ứng của HS. Kết quả KTĐG định kì được xem là kết quả học tập môn học của HS và là cơ sở để đánh giá chất khi kết thúc môn học.

- Đánh giá định kì kết quả học tập các môn Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí được tiến hành vào cuối học kì I và cuối năm học bằng bài kiểm tra định kì.

- Đề kiểm tra định kì gồm các câu hỏi/bài tập được thiết kế theo các mức độ: + Mức 1: HS nhận biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiến thức đã học khi được yêu cầu; diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình và áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

+ Mức 2: HS kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống/vấn đề mới, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Mức 3: HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống/vấn đề mới, không giống với những tình huống/vấn đề đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống/vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.

- Kết quả kiểm tra định kì phản ánh mức độ đạt được kiến thức, kĩ năng và năng lực môn học của HS, được đánh giá thông qua hình thức cho điểm (thang điểm 10) kết hợp với sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm, hạn chế và góp ý cho HS.

- Kiểm tra đánh giá tổng kết: là sử dụng các hình thức thi học kỳ, thi hết môn, thi kết thúc năm học nhằm đánh giá kết quả học tập của HS sau một quá trình học tập nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo mô hình trường học mới ở các trường tiểu học tỉnh tuyên quang​ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)