8. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về KTĐG kết quả học tập theo
đánh giá kết quả học tập ở các trường tiểu học theo mô hình VNEN
2.1.2.1. Mục đích khảo sát
Nhằm đánh giá thực trạng quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập theo mô hình VNEN ở các trường tiểu học tỉnh Tuyên Quang.
2.1.2.2. Nội dung khảo sát
Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập các trường thí điểm xây dựng mô hình trường học mới tỉnh Tuyên Quang.
2.1.2.3. Đối tượng khảo sát
Tiến hành khảo sát trên 28 cán bộ quản lý và 70 GV của mười bốn trường tiểu học thực hiện thí điểm xây dựng mô hình trường học VNEN.
2.1.2.4. Phương pháp khảo sát
- Điều tra bằng phiếu hỏi - Phỏng vấn trực tiếp - Quan sát hoạt động
- Nghiên cứu hồ sơ, tổng kết kinh nghiệm
2.2. Thực trạng đánh giá kết quả học tập của HS theo mô hình VNEN ở các trường tiểu học tỉnh Tuyên Quang các trường tiểu học tỉnh Tuyên Quang
2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về KTĐG kết quả học tập theo mô hình VNEN mô hình VNEN
- KTĐG kết quả học tập của HS có vai trò vô cùng quan trọng trong việc dạy và học, đặc biệt là dạy học theo mô hình VNEN, đây là khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Trong những năm gần đây, ngành giáo dục phát động các phong trào, các cuộc vận động như: “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”; “Chống tiêu cực trong thi cử và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”; “Dạy tốt – Học tốt”; “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” ...Nhờ đó mà ý thức trách nhiệm của CBQL, GV nói chung và hoạt động KTĐG nói riêng có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt là nhận
thức về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng trong hoạt động KTĐG kết quả học tập của HS.
- Qua khảo sát 28 CBQL và 70 GV các trường thí điểm thực hiện mô hình VNEN. Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy một số lượng lớn CBGL, GV các trường đã có nhận thức đúng và đầy đủ về KTĐG kết quả học tập theo mô hình trường học VNEN.
- Để biết được mức độ hiểu biết của cán bộ quản lý tại các trường, thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo mô hình trường học VNEN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, sau đây là kết quả thăm dò ý kiến:
Bảng 2.6. Nhận thức của CBQL, GV về hoạt động KTĐG
STT Nội dung nhận thức SL Tỷ lệ
%
1
Đánh giá sự tiến bộ của HS; coi trọng động viên khuyến khích vượt khó học tập, rèn luyện đảm bảo kịp thời công bằng khách quan và toàn diện.
5 5,1
2 - Đánh giá những phẩm chất năng lực của HStheo mục tiêu
giáo dục tiểu học. 15 15,3
3
Đánh giá dựa trên thái độ hành vi, kết quả về kiến thức kỹ năng
kết quả hoàn thành nhiệm vụ của HS phù hợp với lớp học. 4 4,08
4
Kết hợp đánh giá của giáo viên với các đoàn thể tổ chức trong và ngoài nhà trường, cha mẹ HSvà tự đánh giá của HS, nhưng
đánh giá của GV là quan trọng nhất 3 3,06
5
Đánh giá sự tiến bộ của mỗi HS, không so sánh với HSkhác,
không tạo áp lự cho HS và cha mẹ HS. 1 1,02
6 Tất cả những nội dung trên 70/98 71,42
- Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy một số lượng lớn CBQL và GV của 14 trường tham gia dạy học theo mô hình trường học mới VNEN đã có nhận thức đúng và tương đối đầy đủ về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo mô hình trường học VNEN.
- Có 71,42% cán bộ giáo viên tham gia quản lý dạy học theo VNEN đã có nhận thức đúng và đầy đủ về đánh giá kết quả học tập theo mô hình VNEN. Tuy nhiên bên cạnh vẫn còn một số cán bộ, giáo viên hiểu đúng nhưng chưa đầy đủ về đánh giá kết quả học tập theo mô hình VNEN.
- Trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý, giáo viên, chúng tôi nhận thấy trong quá trình triển khai thực hiện dạy học theo mô hình VNEN, CBQL và GV các trường đã hiểu được cách đánh giá HS đã có sự thay đổi căn bản: Đánh giá quá trình học tập kết hợp định lượng (bằng cách cho điểm) và định tính (bằng nhận xét) đây cũng chính là tinh thần cơ bản của Thông tư 30 do Bộ Giáo dục đào tạo đã ban hành trong năm 2014, GV tạo mọi cơ hội để bản thân mỗi HS tự đánh giá mình, kết hợp sự đánh giá của cha mẹ HS và cộng đồng, sự đánh giá đó bao gồm cả việc đạt được mục tiêu kiến thức, sự tự giác, tự tin, ý thức, sự tương tác trong quá trình học tập. Tạo cho các em thói quen biết chia sẻ, đánh giá nhưng quan trọng hơn là biết động viên bạn tiến bộ kết hợp cả việc định tính với định lượng để kiểm soát chất lượng mang tính toàn diện hơn.
- Giáo viên nhận thức rằng từ việc đánh giá bằng điểm số được thay bằng những lời nhận xét của giáo viên, từ cách suy nghĩ học vì điểm được thay bằng học để có kiến thức, để phát triển năng lực, phẩm chất thực sự không dễ thay đổi mà phải kiên trì từng bước mới có hiệu quả. Không phải giáo viên nào cũng thực hiện được ngay việc đánh giá thường xuyên các môn học và các hoạt động giáo dục của HS trên lớp hàng ngày. Bởi khó khăn trước mắt là thay đổi tư duy của các bậc phụ huynh, tư duy của HS và ngay cả nhận thức của bản thân giáo viên. Có những giáo viên chưa tin vào điều này sẽ thành hiện thực mà cho rằng đây chỉ là dự án triển khai.
2.2.2. Thực trạng về nội dung KTĐG theo mô hình VNEN ở các trường đã triển khai thí điểm ở tỉnh Tuyên Quang
- Mô hình này coi trọng việc KTĐG trong suốt quá trình học đi đôi với việc kiểm tra kết quả học tập. Mô hình trường học mới không chỉ đánh giá HS
học được cái gì mà quan trọng đánh giá HS làm được cái gì qua bài học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn việc đánh giá HS ngay trong quá trình học để kịp thời động viên các em, phát hiện các em gặp khó khăn để giúp đỡ một cách kịp thời. Với cách làm này GV sẽ giúp đỡ riêng được từng em, phát huy được năng lực riêng của từng em khác nhau, không phải ứng xử một cách đồng loạt.
- Theo tinh thần công văn 5737/BGDĐT-GDTH ngày 21/08/2013 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thí điểm đánh giá HS tiểu học mô hình trường học mới và nay là Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT ban hành là sự hoàn chỉnh của Công văn số 5737.
- Từ năm học 2012- 2013; 2013 - 2014 công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo mô hình trường học mới VNEN thực hiện theo văn bản số 5737/BGDĐT-GDTH ngày 21/8/2013 và thông tư số 32/2009/TT- BGDĐT của Bộ GD&ĐT với cách đánh giá HS theo nội dung mô hình trường học mới VNEN, đã thu được nhiều kết quả tích cực làm tiền đề cho sự ra đời của Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về việc đánh giá HS tiểu học.
- Tìm hiểu thực trạng nội dung đánh giá chúng tôi tiến hành khảo sát trên cán bộ quản lý, giáo viên về nội dung đánh giá kết quả học tập của HS và thu được kết quả ghi ở bảng 2.7.
Bảng 2.7. Nội dung đánh giá kết quả học tập của HS
STT Nội dung đánh giá SL Tỷ lệ
%
1 Đánh giá sự tiến bộ của HS 54 55,1
2 Đánh giá phẩm chất, năng lực của HS đã đạt được. 39 39,7
3 Đánh giá kiến thức, kĩ năng, thái độ đạt được ở HS. 28/98 28,57%
4 Đánh giá kết quả đạt được của HS so với mối tương quan
với HS khác 0 0,0
5 Đánh giá quá trình tự rèn luyện, tự học, phấn đấu của HS. 3/98 3,06%
- Qua khảo sát thực tế trên 98 cán bộ giáo viên thực hiện theo mô hình VNEN, chúng tôi thu được kết quả về nội dung đánh giá kết quả học tập của sinh viên như sau: Có 68,36% cán bộ, giáo viên thực hiện đánh giá đúng, đầy đủ so với yêu cầu đánh giá kết quả học tập của mô hình VNEN.
- Trao đổi với giáo viên về nội dung đánh giá, giáo viên cho biết khi đánh giá HS tiểu học theo các nội dung trên HS được giảm nhiều áp lực về điểm số, giảm sự so sánh điểm số của các em. Nội dung đánh giá được thực hiện ở ba mặt: Các môn học và hoạt động giáo dục; năng lực; phẩm chất và có sự phối hợp giữa thầy cô, phụ huynh và HS. Đánh giá theo mô hình trường học mới VNEN mang tính toàn diện trên các mặt và là kết quả của việc theo sát quá trình thay đổi của HS. Đánh giá tập trung nhiều vào động viên, khuyến khích, tuyên dương những thay đổi tích cực, tiến bộ của các em. Nhìn chung giáo viên không phê bình, chỉ trích HS trước tập thể và phụ huynh HS. Với những vi phạm, những điểm cần khắc phục của HS, giáo viên phải có biện pháp để nhắc nhở riêng, tạo mọi điều kiện giúp các em sửa chữa. Đánh giá bằng nhận xét bao gồm cả việc đánh giá bằng lời và nhận xét vào vở. Sau khi giáo viên đánh giá HS bằng lời nói hay ghi nhận xét vào vở, sau mỗi nhận xét là có lời tư vấn thúc đẩy để HS có động lực thực hiện học tập tốt hơn.
- Trong quá trình đánh giá, giáo viên phải chọn lọc từ ngữ cô đọng, nổi bật, sử dụng những lời nhận xét vừa phải đúng với trình độ HS, vừa phải phù hợp với từng em nhưng tránh chung chung, mơ hồ, và đảm bảo rõ ràng để phụ huynh có thể theo dõi quá trình học của con em mình. Điều này đòi hỏi giáo viên ngoài năng lực đánh giá phải tích cực, theo dõi sát sao hơn với HS trong lớp.
- Có 28,57% ý kiến của cán bộ, giáo viên cho rằng thực hiện nội dung đánh giá là đánh giá kiến thức, kĩ năng, thái độ đạt được ở HS, đây chính là cách làm truyền thống xưa nay giáo viên vẫn làm.
- Tìm hiểu thực tế qua nghiên cứu sản phẩm và trò chuyện với giáo viên, chúng tôi được biết để triển khai thực hiện KTĐG kết quả học tập theo mô hình
VNEN, cán bộ quản lý các nhà trường đã tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên về nội dung KTĐG kết quả học tâp theo mô hình trường học mới VNEN, hướng dẫn HS các nội dung các em tự đánh giá, thông qua ban đại diện cha mẹ HS để phối hợp đánh giá của cha mẹ HS và cộng đồng về kết quả giáo dục. Tổ chức dự giờ giáo viên cốt cán để học tập cách đánh giá thường xuyên, lời nhận xét của giáo viên đối với HS trong giờ học. Tuy nhiên do làm theo thói quen nên một số giáo viên chưa thực hiện đầy đủ các nội dung đánh giá trong đánh giá kết quả học tập của HS.
- Để đánh giá HS một cách tốt nhất sau mỗi tiết học, cán bộ quản lý yêu cầu đầu tiên đối với GV là phải dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ năng. Đó là lượng kiến thức mà HS cần đạt được trong giờ học. Sau đó, dùng kỹ thuật quan sát từng nhóm đối tượng HS, xem các em đã hiểu nhiệm vụ chưa, có chú tâm vào việc thực hiện nhiệm vụ hay không, có trao đổi tích cực trong nhóm hay hoàn thành hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập hay không? Giáo viên cũng cần phải quan tâm đến sản phẩm của HS- tức là mức độ hoàn thành theo yêu cầu của bài học, so sánh với mức độ thực hiện nhiệm vụ học tập của HS ở các giờ học trước. Tuy nhiên qua trao đổi với giáo viên thực hiện dự án, giáo viên cho biết giáo viên đã tiến hành các nội dung trên tuy nhiên mức độ toàn diện chưa được nhiều vì lớp học quá đông, điều kiện không gian lớp học chưa thuận lợi, giáo viên phải dạy nhiều môn và còn tham gia các hoạt động khác nên quá tải về công việc. Điều này khẳng định nếu chỉ dựa vào kết quả đánh giá tri thức, kĩ năng, thái độ để kết luận về HS chưa đủ mà cần quan tâm đến sự tiến bộ của HS trong quá trình học tập.
2.2.3. Thực trạng về hình thức, phương pháp kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của HS theo mô hình VNEN đã triển khai thí điểm ở tỉnh Tuyên Quang