Quy trình tổ chức dạy học tích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích hợp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm thái nguyên​ (Trang 28 - 30)

Từ cơ sở lý luận về dạy học tích hợp, thì quy trình tổ chức dạy học tích hợp như sau:

Hình 1. Sơ đồ biểu diễn quy trình tổ chức dạy học tích hợp

Bước 1: Lựa chọn chủ đề

Các chủ đề TH thường sẽ được đưa ra hoặc gợi ý trong chương trình. Tuy nhiên giáo viên cũng có thể tự xác định chủ đề TH cho phù hợp với hoàn cảnh địa phương, trình độ học sinh.

Bước 2: Xác định các vấn đề

Đây là bước định hướng các nội dung dạy học cần được đưa vào trong chủ đề. Các vấn đề này là các câu hỏi mà thông qua quá trình học tập chủ đề để học sinh có thể trả lời được.

Bước 3: Xác định các vấn đề cần thiết để giải quyết vấn đề

Dựa trên ý tưởng chung và việc giải quyết các vấn đề mà chủ đề đặt ra, giáo viên sẽ xác định được các kiến thức cần đưa vào trong chủ đề. Các vấn đề này có thể thuộc một môn học hoặc nhiều môn học khác nhau. Các nội dung chủ đề đưa ra cần dựa trên các mục tiêu đã đề ra, tuy nhiên cần có tính gắn kết với nhau. Để thực hiện tốt việc này, có thể phối hợp các giáo viên của bộ môn có liên quan đến chủ đề cùng xây dựng các nội dung nhằm đảm bảo tính chính xác khoa học và sự phong phú của chủ đề. Đối với nhiều chủ đề TH, việc xác định mục tiêu và xây dựng nội dung chủ đề đôi khi diễn ra đồng thời.

2. Xác định vấn đề cần giải quyết

3. Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề 4. Xác định mục tiêu dạy học Dạy học tích hợp 5. Xây dựng nội dung hoạt động dạy học 6. Lập kế hoạch dạy học 7. Tổ chức dạy học và đánh giá 1. Lựa chọn chủ đề

Bước 4: Xác định mục tiêu dạy học chủ đề

Mục tiêu dạy học chủ đề được xác định trên 3 lĩnh vực: Mục tiêu về kiến thức, mục tiêu về kĩ năng, mục tiêu về thái độ. Tùy theo mục tiêu và nội dung bài học mà mục tiêu nào chiếm vị trí trọng tâm của bài học.

Các bậc của mục tiêu dạy học có thể được mô tả tóm tắt trong sơ đồ sau:

Hình 2. Sơ đồ biểu diễn các bậc của mục tiêu dạy học

Bước 5: Xây dựng nội dung hoạt động của chủ dề

Ở bước này cần làm rõ: chủ đề có những hoạt động nào, từng hoạt động đó thực hiện vai trò gì trong việc đạt được các mục tiêu bài học.

Bước 6: Lập kế hoạch dạy học chủ đề

Trong bước này đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng các kỹ năng thiết kế bài giảng để tạo giáo án tích hợp chính là bản thiết kế chủ đề/bài dạy tích hợp.

Bài dạy tích hợp

Bài dạy tích hợp là đơn vị học tập nhỏ nhất có khả năng hình thành nơi người học cả kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để giải quyết một tình huống thực tiễn để hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho người học.

Khi xây dựng bài dạy theo quan điểm tích hợp, người GV không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà còn phải xây dựng một hệ thống hoạt động, thao tác

Mục tiêu dạy học

Mục tiêu kĩ năng

Mục tiêu kiến thức Mục tiêu thái độ

Hiểu Biết Vận dụng Giải quyết vấn đề Làm theo Luyện tập Phối hợp Giải quyết vấn đề Tiếp nhận Phản ứng Đánh giá Hình thành giá trị

lực. Bài dạy theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kiến thức, kỹ năng chuyên môn để giải quyết tình huống thực tiễn.

Trong đó, giáo án tích hợp là thành phần quan trọng nhất. Vì vậy, để tổ chức dạy học tích hợp thành công đó là GV phải biên soạn được giáo án tích hợp phù hợp với trình độ của người học, với điều kiện thực tiễn của cơ sở đào tạo, nhưng vẫn đảm bảo thời gian và nội dung theo chương trình khung đã quy định.

Giáo án tích hợp

Giáo án tích hợp không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lên lớp truyền thụ áp đặt cho người học, mà là một bản thiết kế các hoạt động, tình huống nhằm tổ chức cho người học thực hiện trong giờ lên lớp để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Việc xây dựng giáo án tích hợp phải đảm bảo các nội dung và cấu trúc đặc thù. Việc lựa chọn hoạt động của giáo viên và học sinh đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt để người học thông qua hoạt động mà tự chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, hình thành phẩm chất và năng lực.

Bước 7: Tổ chức dạy học và đánh giá

Sau khi tổ chức dạy học các chủ đề, giáo viên cần đánh giá các mặt sau: - Tính phù hợp thực tế dạy học

- Mức độ đạt được mục tiêu học tập qua đánh giá các hoạt động học tập - Sự hứng thú của học sinh với chủ đề thông qua quan sát và qua phỏng vấn. - Mức độ khả thi với điều kiện cơ sở vật chất.

Việc đánh giá tổng thể giúp giáo viên điều chỉnh, bổ sung chủ đề cho phù hợp hơn. Mặt khác, giúp giáo viên có thể đánh giá được mục tiêu dạy học đề ra có đạt được hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích hợp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm thái nguyên​ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)