+ Xây dựng nội dung RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên.
+ Đa dạng hóa các hình thức RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH ở trường CĐSP Thái Nguyên.
+ Đổi mới chương trình thực tế, thực tập tại trường phổ thông theo hướng chú trọng RLKN DHTH cho SV
+ Bồi dưỡng chuyên môn liên tục cho đội ngũ giảng viên trường CĐSP Thái Nguyên.
+ Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật trong quá trình RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH.
3.2.1. Xây dựng nội dung rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên
3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa
Xác định nội dung và các yêu cầu cụ thể của từng kỹ năng thành phần trong kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH nhằm giúp giảng viên, sinh viên nhận thấy rõ những công việc cần làm và yêu cầu cần đạt được để hình thành từng kỹ năng đó.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
- Xác định KN thành phần trong KN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH. - Cụ thể hóa nội dung của từng KN thành phần thành các công việc hay các thao tác cụ thể để làm căn cứ hướng dẫn sinh viên rèn luyện từng KN thành phần đó.
- Xác định các yêu cầu cần đạt cho mỗi KN thành phần để sinh viên xác định được mục tiêu phấn đấu. Đồng thời đó cũng là tiêu chí đánh giá mức độ đạt được của từng kỹ năng thành phần trong KN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH của sinh viên.
3.2.1.3. Tổ chức thực hiện biện pháp
Để xây dựng nội dung RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên, chúng tôi đề xuất các bước thực hiện như sau:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về DHTH ở trường phổ thông, các vấn đề lý luận về kỹ năng dạy học nói chung và KN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH.
- Nghiên cứu quá trình giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bài học tích hợp để xác định những công việc cụ thể người giáo viên phải thực hiện và trình tự thực hiện những công việc đó. Từ đó xác định những KN cần thiết để tổ chức tốt DHTH.
- So sánh các KN đó với hệ thống các KN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH mà sinh viên đã được rèn luyện để xác định những KN nào sinh viên đã có và những KN nào còn thiếu để đề xuất các KN thành phần trong KN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cần rèn luyện cho sinh viên.
- Khảo sát ý kiến đánh giá của giảng viên, sinh viên, giáo viên và các chuyên gia về DHTH để các đối tượng đánh giá về mức độ cần thiết của từng KN thành phần trong KN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH của sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên.
- Xây dựng nội dung RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên dựa trên hệ thống các KN thành phần đã xác định. Nội dung rèn luyện được xây dựng cụ thể như sau:
a. Nội dung và yêu cầu RLKN phân tích cấu trúc, nội dung chương trình các môn học:
Sinh viên cần có khả năng nghiên cứu về chương trình dạy học phổ thông hiện nay, về các nội dung và các mức độ tích hợp; nghiên cứu, phân tích để thấy rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa các khoa học và các kiến thức trong nội bộ môn học từ đó xác định các chủ đề, nội dung và mức độ tích hợp trong các bài học, môn học cụ thể, trả lời các câu hỏi:
+ Tại sao phải tích hợp?
+ TH nội dung nào cho hợp lý? Các nội dung cụ thể đó là gì? Thuộc các môn học, bài học nào trong chương trình? Sau đó sinh viên hoàn thành vào bảng sau:
Tên bài Nội dung tích hợp Mức độ tích hơp
b. Nội dung và yêu cầu RLKN xác định mục tiêu bài học TH:
Xác định mục tiêu bài học TH có tác dụng định hướng cho việc tổ chức DHTH. Xác định chính xác mục tiêu bài học tích hợp giúp sinh viên có cơ sở để xây dựng nội dung và lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp, giúp sinh viên dự kiến trước kết quả hoạt động cần đạt được và có căn cứ để điều chỉnh hoạt động sao cho đúng hướng.
Đối với các bài học tích hợp, mục tiêu cần xác định bao gồm 3 thành phần: Mục tiêu kiến thức, mục tiêu kỹ năng và mục tiêu thái độ, trong đó cần thể hiện rõ mục tiêu tích hợp. Yêu cầu đặt ra là sinh viên cần vận dụng lý thuyết về mục tiêu bài học TH để xác định mục tiêu từng hoạt động dạy học cụ thể sẽ tổ chức cho học sinh trong quá trình lên lớp. Mục tiêu bài học TH cần được mô tả bằng các động từ; có thể đo và đánh giá được.
c. Nội dung và yêu cầu RLKN thiết kế các hoạt động dạy học:
Thiết kế các hoạt động dạy và học là công việc chủ yếu thể hiện được đầy đủ công việc. nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong quá trình lên lớp. Sinh viên cần bám sát vào mục tiêu bài học tích hợp để thiết kế các hoạt động dạy học.
Các hoạt động cần hướng vào mục tiêu chung của bài học, trong đó phản ánh được mục tiêu tích hợp, tên các hoạt động phải thể hiện được nội dung và hình thức của hoạt động. Thiết kế các hoạt động, sinh viên cần căn cứ vào nhu cầu, sở thích, trình độ nhận thức của học sinh; thu hút học sinh tham gia vào các hoạt động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
Khi thiết kế các hoạt động, sinh viên cần thể hiện đầy đủ tên, mục tiêu của hoạt động, các bước tiến hành hoạt động. Các hoạt động cần logic và có sự chuyển tiếp một cách tự nhiên, tránh sự rời rạc.
d. Nội dung và yêu cầu RLKN lựa chọn các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức DHTH:
Để tổ chức DHTH thành công, một trong những yêu cầu vô cùng quan trọng đó là năng lực của giáo viên đặc biệt là năng lực tổ chức thực hiện các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức. Muốn vậy, giáo viên cần phải có chuyên môn, nắm vững lí luận về phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức DHTH. Do đó, trong
giáo án TH, sinh viên khi thiết kế cũng cần thể hiện rõ phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức DHTH lựa chọn trong bài học đó. Khi lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức DHTH, sinh viên cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung TH. Các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức thường được vận dụng trong DHTH là dự án, tình huống, thảo luận…SV cần thể hiện được cụ thể quy trình tổ chức các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức trong bài học TH.
Khi lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức DHTH cần xác định các điều kiện cụ thể của nhà trường, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh, phù hợp với năng lực của bản thân.
e. Nội dung và yêu cầu RLKN phân phối thời gian cho bài học TH:
Việc phân phối thời gian có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ tiến trình DHTH. Vì vậy, trong quá trình thiết kế bài giảng TH, SV cần dự kiến sự phân bố thời gian cho từng phần, từng nội dung hoạt động của bài học TH. Sự phân phối thời gian cần được cụ thể hóa trong giáo án. Khi phân phối thời gian, SV cần căn cứ vào mục tiêu bài học TH, căn cứ vào các hoạt động đã thiết kế. Hoạt động nào là hoạt động chính, hoạt động nào là hoạt động chuyển tiếp để có sự căn chỉnh thời gian hợp lý cho các hoạt động, đảm bảo tiến trình lên lớp.
f. Nội dung và yêu cầu RLKN dự kiến các tình huống sư phạm xảy ra trong DHTH:
Trong quá trình tổ chức DHTH, tiết dạy có thể diễn ra rất nhiều tình huống đòi hỏi giáo viên cần có cách xử lý kịp thời, hiệu quả. Để có thể chủ động ngay trong quá trình thiết kế bài giảng TH , SV cần dự kiến trước những tình huống có thể xảy ra với bài học TH, nguyên nhân nảy sinh tình huống. SV cần đề xuất được một số giải pháp cho tình huống có thể xảy ra và đánh giá các giải pháp đó. Khi đánh giá từng giải pháp phải chú ý trả lời các câu hỏi: Giải pháp có khả thi không? Có phù hợp với đối tượng không? Có đảm bảo các nguyên tắc dạy học không? Trên cơ sở đánh giá, SV cần lựa chọn giải pháp tối ưu nhất cho tình huống có thể xảy ra.
g. Nội dung và yêu cầu RLKN trình bày bài giảng TH
Trên cơ sở thực hiện các thao tác để hình thành các kĩ năng trên, sinh viên cần hoàn thiện sản phẩm của mình chính là giáo án (bản thiết kế bài giảng TH). Sinh
viên cần trình bày giáo án một cách khoa học, hợp lí, đảm bảo đúng cấu trúc. Các nội dung trong giáo án cần trình bày một cách tường minh, rõ ràng, cụ thể đảm bảo các yêu cầu văn phong ngôn ngữ, tránh trình bày những nội dung lan man hoặc trình bày lộn xộn các nội dung.
h. Nội dung và yêu cầu RLKN rút kinh nghiệm sau khi thiết kế giáo án TH
Rút kinh nghiệm là kĩ năng cần thiết đối với mỗi cá nhân khi tiến hành hoạt động. Biết tự đánh giá, rút kinh nghiệm cho bản thân chính là biểu hiện của năng lực tự hoàn thiện, ý thức phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Vì vậy, KN rút kinh nghiệm sau khi thực hiện giáo án tích hợp là rất cần thiết.
Rút kinh nghiệm sau khi thực hiện giáo án bắt đầu từ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thiết kế bài giảng TH. Từ đó phân tích những nguyên nhân dẫn đến những thuận lợi và khó khăn đó. Từ việc phân tích đúng nguyên nhân khách quan và chủ quan sẽ giúp sinh viên đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao năng lực thiết kế bài giảng TH của bản thân.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Nội dung rèn luyện nêu trên là những kỹ năng thành phần cơ bản trong kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH của sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên. Khi sử dụng nội dung này, giảng viên và sinh viên cần vận dụng linh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện thực tế như trình độ và khả năng của sinh viên, thời lượng của chương trình, điều kiện học tập của nhà trường... Giảng viên có thể bổ sung thêm các kỹ năng khác nếu sinh viên chưa đáp ứng được các yêu cầu trên hoặc giảm bớt một số kỹ năng nếu sinh viên đã được luyện tập thành thạo trong các nội dung rèn luyện nghiệp vụ sư phạm khác.