Biện pháp tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật trong quá trình rèn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích hợp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm thái nguyên​ (Trang 97 - 99)

kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Biện pháp tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật trong quá trình rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH nhằm tận dụng điều kiện cơ sở vật chất đã có của nhà trường, của cá nhân để bố trí hợp lý, khoa học, nâng cao hiệu quả sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên và sinh viên trong quá trình học tập và rèn luyện kĩ năng

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố không thể thiếu trong quá trình đào tạo cao đẳng đại học vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục đào tạo. Cơ sở vật chất kỹ thuật là cầu nối để giảng viên và sinh viên cùng hoạt động, tương tác với nhau trong quá trình chiếm lĩnh tri thức khoa học, rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ, giúp phát hiện và giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn nảy sinh nhằm đạt đến mục tiêu đào tạo của bậc cao đẳng đại học. Cơ sở vật chất kỹ thuật là công cụ, là phương tiện để giảng viên và sinh viên giữ vững vai trò chủ đạo trong học tập và rèn luyện, là sự cụ thể hóa nội dung nghiên cứu, là sự vật chất hóa phương pháp đaò tạo. Sẽ không có sự đổi mới trong đào tạo nói chung, đổi mới trong phương pháp đào tạo nói riêng trên nền một cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn và lạc hậu. Hay nói khác đi muốn áp dụng bất cứ phương pháp, hình thức đào tạo mới nào đều gắn liền với những điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học tương ứng.

Vì vậy cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố đảm bảo sự tiến bộ của trường cao đẳng, đại học, đảm bảo sự đổi mới nội dung trong chương trình đào

tạo hoặc sẽ kìm hãm kéo lùi sự phát triển đó nên việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật là một yêu cầu tất yếu.

Để phục vụ cho quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học nói chung, rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH nói riêng, trường CĐSP Thái Nguyên cần chú trọng đầu tư các loại cơ sở vật chất bao gồm:

- Giảng đường, phòng học, bàn ghế có khả năng sắp xếp linh hoạt phù hợp với yêu cầu học tập.

- Thư viện, trung tâm học liệu đảm bảo cho sinh viên có thể tra cứu tài liệu học tập, trao đổi thảo luận nhóm, làm việc cá nhân tại thư viện.

- Hội trường sân tập không gian rộng, yên tĩnh để sinh viên tập luyện các kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể.

- Các thiết bị nghe nhìn, thiết bị trình chiếu như đầu video, tivi, máy chiếu, máy chiếu vật thể, bảng từ, bảng thông minh, máy ghi âm, máy chụp ảnh, máy quay camera …và các thiết bị vật chất kỹ thuật khác.

3.2.5.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

- Tổ chức triển khai sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của nhà trường một cách khoa học, hợp lý, gắn với quá trình rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH.

Tận dụng những điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường đã có để bố trí sắp xếp lại một cách khoa học. Kết hợp các phòng học, địa điểm tập luyện với các trang thiết bị kỹ thuật hợp lý, tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên làm việc hiệu quả.

Bố trí địa điểm học tập, rèn luyện cho các lớp các khoa sao cho tận dụng tối đa công suất sử dụng của các cơ sở vật chất kỹ thuật đã có. Có kế hoạch triển khai sử dụng những cơ sở vật chất kỹ thuật đã được trang bị, lắp đặt tránh gây lãng phí cơ sở vật chất đã có.

- Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa bộ phận trực tiếp đào tạo với bộ phận phục vụ đào tạo để phát huy hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường.

- Huy động cơ sở vật chất kỹ thuật từ chính đội ngũ giảng viên và sinh viên trong quá trình RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH như máy tính, các thiết bị có kết nối Iternet, máy ghi âm…

Giảng viên cũng có thể kiểm tra quá trình luyện tập của sinh viên thông qua các video clip sinh viên đã thực hiện mà không nhất thiết phải có mặt trực tiếp. Vì vậy cần nâng cao nhận thức của giảng viên và sinh viên về vai trò của cở sở vật chất kỹ thuật để cả giảng viên và sinh viên cùng có ý thức tận dụng tối đa những phương tiện thiết bị điện tử cá nhân. Đây cũng là một giải pháp để làm giảm gánh nặng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nhà trường.

Các giảng viên cũng có thể sử dụng giải pháp tận dụng lại những sản phẩm của sinh viên khóa trước để sinh viên các khóa sau tham khảo và sử dụng lại. Giải pháp này cũng góp phần làm giảm chi phí trong quá trình rèn luyện, đồng thời giáo dục ý thức tiết kiệm, sự quan tâm học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau giữa sinh viên khác lớp, khác khóa.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Nhà trường cần được đầu tư những cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, đáp ứng yêu cầu học tập và nghiên cứu ở bậc cao đẳng và đại học.

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong nhà trường để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của giảng viên và sinh viên.

- Giảng viên và sinh viên cùng có ý thức và năng lực tận dụng tối đa các phương tiện của cá nhân trong quá trình học tập để nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích hợp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm thái nguyên​ (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)