RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH
Để tìm hiểu về thực trạng nhận thức của các đối tượng khảo sát về RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH chúng tôi sử dụng các câu hỏi từ câu hỏi số 1 đến câu hỏi số 5 trong Phiếu điều tra. Cụ thể như sau:
2.3.1.1. Thực trạng nhận thức về khái niệm, các mức độ dạy học tích hợp
Để tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi sử dụng câu hỏi mở số 1 để các đối tượng khảo sát nêu hiểu biết về dạy học tích hợp và các mức độ tích hợp ở tiểu học. Kết quả cho thấy sinh viên chưa có nhận thức đầy đủ về dạy học tích hợp. Cụ thể: 17 sinh viên chiếm 11,33 % không có câu trả lời về dạy học tích hợp, 30 sinh viên (20%) chỉ kể được tên về các mức độ tích hợp tuy nhiên chưa đầy đủ, còn lại 103 (68,67%) sinh viên đã nêu được một số ý kiến về dạy học tích hợp. Trong số đó, đa số sinh viên quan niệm rằng dạy học tích hợp là quá trình dạy học trong đó có tích hợp các nội dung kiến thức. Các ý kiến đó còn phiến diện, chưa thấy được bản chất của dạy học tích hợp. Số sinh viên này bước đầu kể được tên các mức độ tích hợp. Song khi được phỏng vấn về các mức độ tích hợp, sinh viên khá lúng túng khi trình bày hiểu biết của mình về từng mức độ tích hợp trong chương trình giáo dục phổ
thông. Điều này khẳng định rằng dạy học tích hợp là một vấn đề khá mới mẻ với sinh viên nên vẫn còn sinh viên chưa có nhận thức đầy đủ, khoa học về dạy học tích hợp cũng như các mức độ tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông.
2.3.1.2. Thực trạng nhận thức về khái niệm và vai trò của kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH
* Nhận thức của sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên về khái niệm kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH
Để tìm hiểu nhận thức về khái niệm kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2, trong đó chúng tôi đưa ra 4 phương án khác nhau. Kết quả thể hiện qua biểu đồ sau đây:
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 2 3 4
Nhận thức về khái niệm kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH
Hình 3. Biểu đồ biểu diễn nhận thức của sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên về khái niệm kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH
Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên chưa nhận thức đúng và đầy đủ về khái niệm kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH. Cụ thể:
14% sinh viên cho rằng kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH là khả năng vận dụng tri thức đã học vào quá trình chế biến tài liệu học tập; 15,3 % sinh viên cho rằng kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH là quá trình soạn giáo án
(% )
trước khi lên lớp; 12,7% sinh viên cho rằng kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH là khả năng trình bày tài liệu và lập luận theo suy nghĩ của mình; 58% sinh viên đã nhận thức đúng và đầy đủ về khái niệm kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH. Họ nhận thức rõ “Kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH là khả năng vận dụng tri thức khoa học cơ bản và khoa học nghiệp vụ vào quá trình chế biến tài liệu dạy học bằng cách tích hợp các kiến thức trong một môn học hoặc các môn học thành một nội dung thống nhất, giúp học sinh biết cách huy động các kiến thức, kĩ năng tổng hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ học tập đề ra, qua đó giúp học sinh hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, phát triển năng lực cần thiết.”
Từ kết quả phân tích trên, có thể thấy rằng, nhận thức của sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên về khái niệm kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH còn hạn chế, vẫn còn tổng số 42% sinh viên chưa nhận thức đầy đủ khái niệm kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH.
* Nhận thức của sinh viên về vai trò của kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH đối với sinh viên sư phạm
Chúng tôi tiếp tục sử dụng câu hỏi số 3 để sinh viên lựa chọn các ý kiến về vai trò của kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH và có ý kiến mở để sinh viên bày tỏ quan điểm riêng của cá nhân.
Kết quả như sau:
- 123 sinh viên chiếm 82% lựa chọn cả 4 phương án trả lời. Điều này chứng tỏ rằng sinh viên có nhận thức đúng đắn về vai trò của kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích hợp: “Muốn tổ chức thành công dạy học tích hợp trên hết cần phải thiết kế được bài giảng tốt”. Đó là khâu quan trọng không thể thiếu để thực hiện dạy học tích hợp.
- Số sinh viên còn lại 27 chiếm 18% SV lựa chọn các phương án trả lời khác nhau. Số sinh viên này chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH, họ chỉ cho rằng thiết kế bài giảng tốt chỉ giúp giáo viên tự tin lên lớp mà thôi còn chưa thấy rõ những vai trò quan trọng khác.
2.3.1.3. Thực trạng nhận thức của sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên về nội dung rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên sư phạm
Để tìm hiểu nhận thức của sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên về nội dung rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH, chúng tôi yêu cầu sinh viên lựa chọn các đáp án trong câu hỏi số 4. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1. Nhận thức của sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên về nội dung rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH
STT Nội dung rèn luyện Số lượng Tỷ lệ (%)
1 KN phân tích kế hoạch nội dung, chương trình các
môn học 41 27,3
2 KN xác định mục tiêu bài học TH 135 90
3 KN thiết kế các hoạt động dạy học 150 100
4 Kĩ năng lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình
thức tổ chức dạy học sử dụng trong bài học TH 67 44,7 5 KN phân phối thời gian cho từng công việc, từng
phần bài giảng TH 123 82
6 KN dự kiến tình huống sư phạm trong DHTH 13 8,7
7 KN trình bày bài dạy TH 30 20
8 KN rút kinh nghiệm sau khi thiết kế bài giảng TH 91 60,7 Dựa vào bảng số liệu trên chúng tôi thấy:
- KN phân tích kế hoạch nội dung, chương trình các môn học: chỉ có 41 SV chiếm 27,3 % cho rằng đây là nội dung rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH trong khi đó đây lại là một trong những kĩ năng đặc trưng không thể thiếu. SV cho rằng giáo viên chỉ cần căn cứ và kế hoạch, chương trình mà thiết kế bài giảng cần gì phải phân tích nữa. Cách hiểu này chỉ phù hợp với các bài giảng thông thường. Điều này phản ánh sự nhận thức còn chủ quan, xa dời với thực tiễn vì muốn thiết kế được bài dạy tích hợp, giáo viên cần phải lựa chọn nội dung, xác định mức độ tích hợp để xây dựng bài dạy tích hợp. Chính sự nhận thức như vậy đã làm cho sinh viên đánh giá thấp vai trò của kĩ năng này trong hệ thống kĩ năng dạy học.
- KN xác định mục tiêu bài học TH: có 135 sinh viên (chiếm 90%) đã nhận thức được rằng đây là nội dung rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH. Tuy nhiên trong quá trình đàm thoại với sinh viên chúng tôi nhận thấy rằng sinh viên mới chỉ biết đây là một nội dung rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH nhưng chưa hiểu được đặc trưng của kĩ năng xác định mục tiêu trong DHTH.
- 100% SV cho rằng KN thiết kế các hoạt động dạy học là một nội dung rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH. Trong quá trình đàm thoại với sinh viên, chúng tôi có hỏi “Theo em, thiết kế các hoạt động dạy học trong dạy học tích hợp khác gì với các bài học thông thường?”. Chúng tôi nhận được nhiều câu trả lời khác nhau từ phía sinh viên, nhìn chung các ý kiến sinh viên giải thích chưa rõ được đặc trưng cho các hoạt động trong dạy học tích hợp, chưa thấy được việc thiết kế các hoạt động dạy học tích hợp phải giúp học sinh huy động được kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các vấn đề trong học tập để từ đó chủ động chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng cho bản thân.
- Kĩ năng lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học sử dụng trong bài học TH; có 67 sinh viên (chiếm 44,7%) cho rằng đó là nội dung rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH, số sinh viên còn lại khẳng định đó không phải là nội dung rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH. Khi được hỏi thì số sinh viên này cho rằng việc lựa chọn phương pháp, phương tiện; hình thức tổ chức dạy học là tuỳ thuộc vào mỗi giáo viên, khi thiết kế bài giảng không phải ai cũng xác định được mình sẽ sử dụng phương pháp, phương tiện; hình thức tổ chức dạy học nào, do đó đây không phải là kĩ năng thiết kế bài giảng TH. Đó là sự hạn chế trong nhận thức ở số sinh viên này.
- KN phân phối thời gian cho từng công việc, từng phần bài giảng, KN rút kinh nghiệm sau khi thiết kế bài giảng TH được sinh viên nhận thức với số lượng khá cao.
- KN dự kiến các tình huống có thể xảy ra trong quá trình lên lớp: chỉ có 13 sinh viên (chiếm 8,7 %) cho rằng đây là nội dung rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH. Như vậy số lượng sinh viên nhận thức được kĩ năng này còn rất hạn chế. Khi được hỏi, sinh viên lí giải rằng, tình huống dạy học chỉ diễn ra
khi lên lớp thôi, còn thiết kế bài giảng thì chỉ cần xác định đầy đủ mục tiêu, hoạt động, phương pháp dạy học theo quy trình các bước lên lớp.
Từ kết quả phân tích trên cho thấy sự nhận thức của sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên về nội dung RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH còn chưa toàn diện, vẫn còn một số nội dung mà sinh viên chưa nhận thức đầy đủ.
2.3.1.4. Thực trạng nhận thức của sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên về hình thức rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên sư phạm
Trong câu hỏi số 5, chúng tôi nêu lên một số hình thức tổ chức cho sinh viên rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH. Chúng tôi yêu cầu các đối tượng khảo sát lựa chọn các hình thức. Kết quả nghiên cứu như sau:
Chúng tôi nhận thấy sinh viên có nhận thức tương đối đầy đủ về các hình thức tổ chức rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH mà chúng tôi đã đề cập tới.
- Hình thức “Thông qua hoạt động tự rèn luyện” được lựa chọn cao nhất với 91,89 %. Điều đó cho thấy rằng các đối tượng đều rất đề cao tầm quan trọng của hoạt động tự rèn luyện của sinh viên trong việc hình thành các kĩ năng.
- Hình thức “Thông qua tổ chức hoạt động dạy học” được lựa chọn với tỷ lệ cao thứ 2 với 81,62%.
- Hình thức “Thông qua hoạt động thực tế, thực tập sư phạm” được lựa chọn với 70,81. Mặc dù đây đều là những hình thức tổ chức cơ bản để RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên sư phạm nhưng vẫn còn một bộ phận nhỏ không nhận thức được điều này.
- Đặc biệt trong hình thức “Thông qua tổ chức hội thi NVSP” chỉ có 43,78% lựa chọn, số còn lại khá đông (56,22%) chưa nhận thức được đây là hình thức tổ chức RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH. Thực tiễn nhận thức này là cơ sở để tăng cường các hình thức tổ chức RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên.
Sau đây là biểu đồ minh họa nhận thức của sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên về các hình thức tổ chức RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 2 3 4
Hình 4. Biểu đồ biểu diễn nhận thức của sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên về các hình thức tổ chức RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH 2.3.2. Thực trạng rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích hợp cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên
2.3.2.1. Thực trạng thực hiện nội dung rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích hợp cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên
Trước khi tìm hiểu về thực trạng thực hiện nội dung rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích hợp cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên, chúng tôi yêu cầu các đối tượng khảo sát cho biết về chương trình, thời gian RLKN thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích hợp cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên qua câu hỏi số 6. Chúng tôi nhận thấy trong chương trình đào tạo của trường CĐSP Thái Nguyên có nội dung hướng dẫn sinh viên RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH nhưng không tách thành môn học độc lập mà được thực hiện trong quá trình học tập các học phần thuộc bộ môn Tâm lí giáo dục, Phương pháp giảng dạy các bộ môn, RLNVSPTX. Cô: V.T.H tổ Tâm lí – giáo dục cho biết:
“Trong quá trình giảng dạy học phần RLNVSPTX 1, chúng tôi mới chỉ đề cập được một số quan điểm dạy học trong đó có phân tích về dạy học tích hợp chứ chưa có thời gian hướng dẫn các em cụ thể về quy trình dạy học tích hợp, về cách thức thiết kế bài giảng theo quan điểm dạy học tích hợp hiện nay do điều kiện chương trình còn hạn chế.
Khi trao đổi với các giảng viên phụ trách giảng dạy các học phần thuộc bộ môn PPDH, RLNVSPTX của khoa Giáo dục tiểu học – mầm non chúng tôi cũng nhận thấy, trong quá trình hướng dẫn sinh viên rèn luyện các kĩ năng dạy học, giảng viên chú trọng đến việc tổ chức cho các em soạn giáo án, tập giảng, giảng viên chú trọng sửa nội dung giáo án, quy trình thực hiện bài học của các môn học nói chung song rất ít bài học có tích hợp. Khi sinh viên nhận được nhiệm vụ thiết kế và tập giảng bài dạy tích hợp thì giảng viên mới nhận xét, điều chỉnh, hướng dẫn các em nếu không cũng không đề cập gì đến. Giảng viên còn cho biết số lượng sinh viên khá đông nên cũng không có nhiều thời gian để hướng dẫn chi tiết cho các em. Vì vậy đòi hỏi sinh viên cần có ý thức tự rèn luyện rất cao.
Chúng tôi tiếp tục sử dụng câu hỏi số 7 để các đối tượng khảo sát tiếp tục đánh giá về mức độ thực hiện từng kĩ năng thành phần trong hệ thống kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH. Kết quả tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 2.2. Tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện nội dung RLKN thiết kế bài giảng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên
STT Nội dung rèn luyện
Mức độ thực hiện
Giảng viên Sinh viên GV Tổng
ĐTB MĐ ĐTB MĐ ĐTB MĐ ĐTB TB
1 KN phân tích kế hoạch nội dung, chương trình các môn học 1,35 1 1,27 1 1,47 1 1,31 1 2 KN xác định mục tiêu bài học TH 1,54 2 1,59 2 1,68 2 1,61 3 3 KN thiết kế các hoạt động dạy học 1,86 2 1,76 2 1,91 2 1,82 4 4 Kĩ năng lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học sử dụng trong bài học TH 1,97 2 1,86 2 2,0 2 1,91 5
5 KN phân phối thời gian cho từng công việc, từng phần bài giảng TH