hướng DHTH cho sinh viên ở trường CĐSP Thái Nguyên
3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa
Xác định các hình thức RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên ở trường CĐSP Thái Nguyên. Xác định rõ các hình thức, các bước thực hiện, phương tiện, bài tập và yêu cầu cụ thể để giảng viên hướng dẫn sinh viên rèn luyện từng kỹ năng thành phần trong kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH thông qua các hình thức hoạt động tại trường CĐSP Thái Nguyên.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
- Xác định rõ các hình thức hoạt động tổ chức cho sinh viên tham gia nhằm RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH: Dạy học, tập giảng, thi NVSP, thi “Tìm hiểu kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH”, hội thảo chia sẻ với giáo viên phổ thông về KN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH.
- Xác định các bước, các thao tác mà giảng viên cần tổ chức, hướng dẫn sinh viên rèn luyện từng kỹ năng thành phần trong kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH một cách khoa học, logic và phù hợp với trình độ sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên thông quan các hình thức hoạt động.
- Xác định các phương tiện vật chất cần thiết, các tư liệu dùng làm mẫu để sử dụng trong quá trình tổ chức cho sinh viên RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH thông qua các hình thức hoạt động.
- Xây dựng các bài tập và hướng dẫn thực hiện bài tập để sinh viên luyện tập từng kỹ năng thành phần trong kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH và là cơ sở để giảng viên đánh giá mức độ đạt được của từng kỹ năng thành phần của sinh viên.
3.2.2.3. Tổ chức thực hiện biện pháp
a. RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH thông qua hoạt động dạy học - Tổ chức thực hiện dạy học các học phần đặc biệt các học phần có ưu thế trong việc nâng cao nhận thức và RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên như học phần RLNVSPTX, Phương pháp giảng dạy bộ môn, Tâm lí giáo dục.
- Trang bị cho sinh viên những kiến thức lí luận về dạy học tích hợp: Khái niệm, các mức độ tích hợp, quy trình dạy học tích hợp.
- Chú trọng nội dung hướng dẫn sinh viên RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH trong quá trình học tập các học phần trên. Giảng viên cần hướng dẫn sinh viên RL từng KN thành phần trong KN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH. Cụ thể như sau:
* Hướng dẫn sinh viên RLKN phân tích kế hoạch, nội dung chương trình các môn học
+ Hướng dẫn sinh viên nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa của kỹ năng phân tích kế hoạch, nội dung chương trình các môn học. Yêu cầu sinh viên nhận thức đúng các yêu cầu cần đạt được của kỹ năng này.
+ Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu chương trình của môn học hiện hành trong chương trình dạy học tiểu học hiện nay phù hợp với chuyên môn.
+ Tổ chức cho sinh viên nghiên cứu giáo án mẫu, yêu cầu sinh viên chỉ rõ nội dung và mức độ tích hợp của giáo án.
+ Hướng dẫn sinh viên lựa chọn nội dung, mức độ tích hợp trong bài học, môn học hoặc các môn học.
+ Giảng viên giao bài tập 1 cho các nhóm sinh viên: Lựa chọn nội dung và xác định mức độ tích hợp cho một bài học hoặc một môn học cụ thể.
+ Giảng viên tổ chức cho sinh viên trao đổi, thảo luận sản phẩm của bài tập 1. + Yêu cầu sinh viên chỉ rõ lí do vì sao lựa chọn nội dung và mức độ tích hợp đó. + Giao bài tập về nhà cho sinh viên: Lựa chọn nội dung và mức độ tích hợp cho môn học / bài học cụ thể. Giảng viên có kế hoạch kiểm tra, đánh giá bài tập của sinh viên kịp thời, hợp lí.
* Hướng dẫn sinh viên RL KN xác định mục tiêu bài học tích hợp
+ Hướng dẫn sinh viên nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa của kỹ năng xác định mục tiêu bài học TH. Yêu cầu sinh viên nhận thức đúng các yêu cầu cần đạt được của kỹ năng này.
+ Giảng viên tổ chức cho sinh viên nghiên cứu mục tiêu bài học của một giáo án thông thường và một giáo án tích hợp, yêu cầu sinh viên chỉ rõ những điểm giống và khác nhau của mục tiêu bài học của hai giáo án trên.
+ Yêu cầu sinh viên phân tích những đặc trưng của mục tiêu bài học tích hợp. + Tổ chức cho sinh viên nghiên cứu mục tiêu của một số giáo án; yêu cầu sinh viên chỉ rõ mục tiêu tích hợp của giáo án đó.
+ Giảng viên giao bài tập 2 cho các nhóm: Xác định mục tiêu của bài học tích hợp đã xây dựng ở bài tập số 1. Thảo luận sản phẩm của các nhóm, đánh giá mức độ đạt được kĩ năng này của các nhóm.
+ Giao bài tập cho các cá nhân: Xác định mục tiêu của 3 bài học tích hợp.Tổ chức, đánh giá sản phẩm của cá nhân.
* Hướng dẫn SV RLKN thiết kế các hoạt động dạy học
+ Hướng dẫn sinh viên nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa của kỹ năng thiết kế các hoạt động dạy học. Yêu cầu sinh viên nhận thức đúng các yêu cầu cần đạt được của kỹ năng này.
+ Tổ chức cho sinh viên nghiên cứu một giáo án tích hợp mẫu. Yêu cầu sinh viên phân tích, đánh giá để thấy được các hoạt động dạy học. Từ đó hướng dẫn sinh viên rút ra các kết luận cần thiết: Tên của hoạt động, mục tiêu, các bước tiến hành.
+ Giảng viên tiếp tục giao bài tập số 3 cho các nhóm: “Thiết kế các hoạt động dạy học của một bài tích hợp” (Có thể chọn chính sản phẩm của bài tập 1,2 hoặc một bài mới). Yêu cầu các nhóm thiết kế trên A0, tổ chức thảo luận, đánh giá để các nhóm thấy được tính hợp lí, sáng tạo của các hoạt động đã thiết kế, phân tích tính sự phù hợp giữa tên và nội dung, các bước của từng hoạt động; những hạn chế cần điều chỉnh. Tiếp tục hoàn thiện trên cơ sở nhận xét của giảng viên.
+ Yêu cầu mỗi sinh viên chọn một bài tích hợp và thiết kế các hoạt động dạy học cho bài học đó. Tổ chức thi sản phẩm của cá nhân trước lớp để mỗi cá nhân thể hiện tính sáng tạo và bảo vệ quan điểm của cá nhân, những cơ sở để thiết kế các hoạt động dạy học trong bài học.
+ Thường xuyên củng cố kĩ năng này trong các bài học khi tổ chức cho sinh viên thực hành soạn giáo án tích hợp.
* Hướng dẫn sinh viên RLKN lựa chọn các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức DHTH
+ Hướng dẫn sinh viên nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của KN lựa chọn các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức DHTH, nội dung của kỹ năng và cách thức rèn luyện kỹ năng này.
+ Giảng viên trang bị cho sinh viên những kiến thức về các phương pháp, hình thức tổ chức DHTH để sinh viên hiểu được quy trình tiến hành các phương pháp DHTH, thấy rõ sự khác biệt với các PPDH truyền thống, tác dụng của việc sử dụng các phương pháp DHTH đối với sự phát triển năng lực học sinh.
+ Tổ chức cho sinh viên nghiên cứu một giáo án mẫu, chỉ rõ các PPDH và quy trình thực hiện các PP đó mà giáo viên đã lựa chọn. So sánh PPDH trong giáo án đó với PPDH thông thường. Phân tích tính hiệu quả của các phương pháp đối với từng hoạt động của học sinh.
+ Giảng viên giao bài tập số 4 “Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức của một bài học tích hợp cụ thể”. Yêu cầu nhóm sinh viên lí giải lí do lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đó.
+ Giảng viên làm việc trực tiếp với từng nhóm để điều chỉnh, rút kinh nghiệm và lựa chọn những đại diện suất sắc trong các nhóm trình bày trước tập thể. Giảng viên và các sinh viên nhóm khác nhận xét.
* Hướng dẫn SV RLKN phân phối thời gian cho bài dạy tích hợp
+ Hướng dẫn sinh viên nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc phân phối thời gian, nội dung của kỹ năng và cách thức rèn luyện kỹ năng đó.
+ Giao cho sinh viên một số giáo án nhất định nhưng chưa có sự phân phối thời gian giữa các hoạt động, các nội dung và yêu cầu sinh viên phân phối thời gian cho giáo án đó.
+ Sử dụng sản phẩm của bài tập số 3 và thực hành phân phối thời gian.
+ Tổ chức cho sinh viên trải nghiệm: Tập giảng một phần nội dung của giáo án, đánh giá giữa thời gian dự kiến trong giáo án và thời gian thực giảng. Từ đó, giúp sinh viên nhận thức được khả năng phân phối thời gian cho bài giảng của bản thân.
* Hướng dẫn SV RLKN dự kiến tình huống sư phạm trong DHTH
+ Hướng dẫn sinh viên nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của dự kiến tình huống sư phạm, nội dung của kỹ năng và cách thức rèn luyện kỹ năng này.
+ Giảng viên nêu một tình huống điển hình và yêu cầu cả lớp nêu ra tất cả các giải pháp có thể để giải quyết tình huống. Giảng viên hướng dẫn sinh viên phân tích từng giải pháp, đánh giá hiệu quả và tính khả thi để mỗi sinh viên tự lựa chọn một phương án giải quyết phù hợp với suy nghĩ của bản thân. Bước luyện tập này có thể lặp lại nhiều lần với các tình huống khác nhau tùy theo điều kiện thời gian cụ thể.
+ Giảng viên yêu cầu sinh viên giải quyết các bài tập tình huống theo các bước đã được hướng dẫn. Giảng viên cùng sinh viên phân tích cụ thể từng phương án nhưng không áp đặt cho sinh viên phải lựa chọn phương án nào là tối ưu.
+ Giảng viên yêu cầu sinh viên tự xây dựng tình huống nảy sinh trong quá trình tổ chức DHTH. Hướng dẫn sinh viên áp dụng kỹ thuật “3 lần 3” trong thảo luận nhóm – đó là yêu cầu mỗi nhóm sinh viên tự xây dựng 3 tình huống sư phạm, mỗi tình huống nêu ra 3 phương án giải quyết, mỗi phương án đưa ra được 3 nhận xét về hiệu quả giáo dục, tính khả thi hoặc 3 lí giải mang tính khoa học.
+ Giảng viên tổ chức cho các nhóm thi đố vui dự kiến tình huống sư phạm trong DHTH theo hình thức đối kháng. Hướng dẫn sinh viên áp dụng kĩ thuật ổ bi hay thi đố vòng tròn. Sau mỗi lượt thi đấu, giảng viên rút ngắn dần thời gian thảo luận của các nhóm để tăng dần độ khó nhưng vẫn đảm bảo thời gian thảo luận của nhóm tối thiểu là 1 phút. Bước luyện tập này cũng cần được lặp lại nhiều lần.
+ Yêu cầu mỗi nhóm sinh viên lựa chọn một tình huống, chọn một phương án giải quyết mà nhóm đánh giá là tối ưu. Yêu cầu nhóm sinh viên tập diễn lại tình huống đó và thể hiện trước lớp. Các nhóm sinh viên khác nhận xét và đóng góp ý kiến để lựa chọn được giải pháp tối ưu.
+ Giảng viên giao bài tập số 4: “Xây dựng một tình huống sư phạm nảy sinh trong quá trình tổ chức DHTH, nêu phương án giải quyết và lý giải cơ sở khoa học của phương án đó”. Giảng viên nhận xét và đánh giá.
* Hướng dẫn SV RLKN trình bày giáo án (bài giảng).
+ Hướng dẫn sinh viên nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của trình bày giáo án TH, nội dung của kỹ năng và cách thức rèn luyện kỹ năng đó.
+ Yêu cầu sinh viên nhận xét về cấu trúc, cách thức trình bày 2 giáo án: một giáo án tích hợp, một giáo án thông thường, sự khác nhau của 2 giáo án.
+ Tổ chức cho nhóm sinh viên hoàn thiện giáo án qua sự kết hợp sản phẩm của các hoạt động trên. Giảng viên có kế hoạch làm việc với từng nhóm sinh viên để hướng dẫn, đóng góp ý kiến và điều chỉnh kịp thời những sai lầm sinh viên có thể gặp.
+ Trưng bày giáo án của các nhóm, tổ chức cho các nhóm đánh giá cách trình bày giáo án, chỉ rõ nhóm trình khoa học hợp lý, thẩm mĩ nhất.
+ Tổ chức cho sinh viên tranh luận về một số giáo án: Cấu trúc, nội dung, cách trình bày.
+ Yêu cầu mỗi sinh viên tự trình bày giáo án của một bài học tích hợp cụ thể. Giảng viên tổ chức cho sinh viên trong nhóm đánh giá chéo và đóng góp ý kiến để cá nhân sinh viên tự hoàn thiện giáo án.
* Hướng dẫn SV RLKN rút kinh nghiệm sau khi thiết kế giáo án TH
+ Hướng dẫn sinh viên nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của rút kinh nghiệm sau khi thực hiện giáo án, nội dung của kỹ năng và cách thức rèn luyện kỹ năng đó.
+ Giảng viên giao bài tập đánh giá: “Bài học kinh nghiệm của bản thân trong quá trình thiết kế bài giảng theo hướng DHTH”. Giảng viên trực tiếp đánh giá và cho điểm
+ Giảng viên tổ chức cho các nhóm sinh viên thảo luận để rút kinh nghiệm chính giáo án tích hợp mà các nhóm sinh viên đã thực hiện. Nhấn mạnh việc phân tích các ưu điểm, nhược điểm và các nguyên nhân dẫn đến những thuận lợi và khó khăn đó.
+ Giảng viên hướng dẫn sinh viên dựa vào các loại nguyên nhân để đề xuất giải pháp phù hợp. Đối với những nguyên nhân khách quan tạo điều kiện thuận lợi cần được ghi nhận để tiếp tục phát huy trong những lần tổ chức sau. Đối với những nguyên nhân chủ quan tạo nên thành công cần được tích lũy, lặp lại nhiều lần để trở thành thế mạnh riêng của bản thân. Còn đối với những nguyên nhân dù là khách quan hay chủ quan nhưng gây cản trở quá trình hoạt động thì phải phân tích rõ và đề xuất phương hướng giải quyết, tháo gỡ, khắc phục tình trạng đó, giúp cho việc thiết kế bài giảng tích hợp sau được tổ chức hiệu quả hơn.
+ Giảng viên khuyến khích sinh viên chia sẻ bài học kinh nghiệm của cá nhân với các sinh viên khác bằng nhiều hình thức như trao đổi trong nhóm, trình bày trước lớp hay gửi ý kiến qua hộp thư điện tử dùng chung. Khuyến khích các sinh viên khác đưa ra các ý kiến phản hồi để từ bài học kinh nghiệm của một cá nhân có thể được nhân rộng trở thành kinh nghiệm của nhiều cá nhân khác.
- Tăng cường tổ chức tập giảng các bài dạy tích hợp cho sinh viên. Giáo viên cần xây dựng kế hoạch tổ chức tập giảng cho sinh viên. Trong quá trình tập giảng cần yêu cầu sinh viên cụ thể từng khâu, từng bước. Đánh giá quá trình tập giảng của sinh viên từ thiết kế bài giảng tích hợp đến tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá.
b. RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH thông qua tổ chức Hội thi NVSP
- Xây dựng chương trình Hội thi trong đó có nội dung thi thiết kế bài giảng theo hướng DHTH.
- Phổ biến nội dung thi thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho đông đảo sinh viên các khóa, ngành.
- Thu hút sinh viên tham gia hội thi bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Xây dựng tiêu chí đánh giá nội dung thi thiết kế bài giảng theo hướng DHTH một cách tỉ mỉ, khoa học.
- Tổ chức đánh giá các sản phẩm của sinh viên một cách khách quan, công bằng.
c. RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH thông qua tổ chức cuộc thi “tìm hiểu kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH”
- Xây dựng chương trình cuộc thi phù hợp với các đối tượng sinh viên. Cuộc thi “Tìm hiểu kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH” có thể tổ chức trong phạm vi toàn trường, trong khoa, trong từng lớp.
- Phổ biến đầy đủ, kịp thời nội dung, thể lệ, thời gian tham gia và các yêu cầu của cuộc thi tới sinh viên.
- GV có biện pháp động viên, khuyến khích, thu hút đông đảo các đối tượng