Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích hợp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm thái nguyên​ (Trang 46 - 50)

a. Giảng viên

Giảng viên là một cán bộ khoa học nắm vững các phương pháp khoa học về giảng dạy và giáo dục, biết sử dụng các phương tiện kĩ thuật dạy học thường xuyên nâng cao trình độ NVSP, tham gia tích cực vào công tác NCKH. Đó là lớp người trên tiêu biểu của xã hội.

Giảng viên trực tiếp hướng dẫn sinh viên RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH là giảng viên các bộ môn RLNVSPTX, Phương pháp giảng dạy các bộ môn. Để tổ chức RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH, đội ngũ giảng viên phải là những người được đào tạo chuyên về khoa học sư phạm, có khả năng, chuyên môn hướng dẫn và tổ chức cho sinh viên RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH theo yêu cầu đào tạo. Giảng viên cần có năng lực nghiên cứu về DHTH, năng lực tổ chức RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH, năng lực tiếp cận và thích ứng với những đổi mới của giáo dục phổ thông. Đặc biệt, phương pháp hay cách hướng dẫn thiết kế bài giảng của giảng viên hướng dẫn ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH của sinh viên. Nếu giảng viên hướng dẫn có phương pháp tốt, có định hướng đúng đắn, sinh viên sẽ thuận lợi hơn trong các

khâu, các bước của quá trình thiết kế. Giảng viên hướng dẫn nhiệt tình, tích cực, có thái độ đúng đắn, quan tâm sinh viên, sinh viên sẽ nhanh chóng hình thành được cho mình kĩ năng thiết kế bài giảng và ngược lại. Cách định hướng dẫn của giáo viên chính là mẫu để sinh viên học tập và làm theo.

Cách thức kiểm tra, đánh giá cũng ảnh hưởng tới kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH của sinh viên. Nếu việc thiết kế bài giảng tích hợp của sinh viên được tiến hành thường xuyên, có sự theo dõi, giám sát, kiểm tra kịp thời của giáo viên chắc chắn kết quả của sinh viên sẽ cao hơn. Ngược lại khi không có sự giám sát theo dõi, kiểm tra của giáo viên, sinh viên sẽ thiết kế bài giảng mang tính qua loa, đại khái hoặc chống đối. Từ đó sản phẩm thiết kế kém chất lượng, sinh viên sẽ không có hoặc thiếu nhiều kĩ năng.

b. Sinh viên

Sinh viên là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt là những người đang tích lũy tri thức nghề nghiệp để trở thành những người có chuyên môn cao hoạt động trong một lĩnh vực nhất định có ích cho xã hội. Có rất nhiều yếu tố chủ quan của sinh viên ảnh hưởng đến quá trình RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH. Đó là:

Một là: Hệ thống kiến thức của sinh viên là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới việc hình thành kĩ năng. Sinh viên cần trang bị cho mình hệ thống tri thức khoa học về nhiều lĩnh vực, về nghề nghiệp; đặc biệt sinh viên cần có tri thức về kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH như: khái niệm, mức độ DHTH, vai trò của kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH đối với sự hình thành tay nghề của người giáo viên trong giai đọng hiện nay, hệ thống các kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng TH, nội dung, yêu cầu đối với việc thiết kế bài giảng theo hướng DHTH…

Như vậy, hệ thống tri thức là yếu tố đầu tiên, trực tiếp ảnh hưởng đến kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH của sinh viên. Vì nếu, người sinh viên có đủ kiến thức chuyên môn sâu rộng sẽ giúp cho sinh viên vững vàng bước vào nghề với một tâm trạng thoải mái, tự tin…Trên cơ sở đó sinh viên sẽ nắm chắc được quy trình hình thành kĩ năng, kĩ năng sẽ được hình thành nhanh chóng.

Hai là: Biện pháp, phương tiện RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH của sinh viên để thiết kế bài giảng cũng là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp

đến kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH của sinh viên. Mỗi biện pháp tập luyện khác nhau sẽ đưa đến một hiệu quả khác nhau về trình độ kĩ năng của sinh viên. Chính vì vậy, muốn nâng cao chất lượng thiết kế bài giảng của sinh viên phải cải tiến biện pháp và phương tiện thiết kế, lựa chọn những phương pháp và phương tiện hiệu quả để tiến hành thiết kế bài giảng.

Ba là: Động cơ RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH của sinh viên: có rất nhiều động cơ thúc đẩy SV RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH, trong đó có thể kể đến một số động cơ như động cơ nhận thức, động cơ nghề nghiệp, động cơ tự khẳng định, động cơ vụ lơi. Động cơ rèn luyện có ý nghĩa quan trọng trong quá trình RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH Nếu việc RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH xuất phát từ động cơ tích cực sẽ là nguồn động lực thúc đẩy sinh viên vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công khi thiết kế bài giảng theo hướng DHTH và ngược lại.

Bốn là: Tính tích cực của bản thân sinh viên là yếu tố quyết định trực tiếp kết quả kĩ năng thiết kế bài giảng. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy sinh viên nào có ý thức luyện tập, tinh thần thái độ luyện tập tích cực, đúng đắn thì thiết kế bài giảng tốt, đạt chất lượng, yêu cầu.

Như vậy quá trình RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho SV chịu sự chi phối của nhiều yếu tố. Đó là định hướng đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung, đổi mới trong giáo dục phổ thông nói riêng, đổi mới về mục tiêu và phương thức đào tạo của trường, chương trình đào tạo NVSP, trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy của giảng viên, động cơ học tập và rèn luyện của sinh viên và các nhân tố khách quan khác. Mỗi nhân tố có ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho SV, đồng thời giữa các nhân tố cũng có mối quan hệ tác động qua lại mật thiết với nhau. Nếu có các biện pháp hợp lí để phát huy thế mạnh của từng nhân tố sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao chất lượng RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho SV sư phạm.

Kết luận chương 1

DHTH là một quan điểm sư phạm, ở đó người học cần huy động mọi nguồn lực để giải quyết một tình huống phức hợp – có vấn đề nhằm phát triển các năng lực và phẩm chất cá nhân. Tổ chức dạy học tích hợp sẽ hướng vào hình thành và phát triển năng lực của học sinh. Chính vì vậy, hiện nay các trường phổ thông đã và đang tổ chức thực hiện dạy học tích hợp các nội dung dạy học với nhiều mức độ tích hợp khác nhau.

Muốn tổ chức thành công dạy học tích hợp sinh viên cần hình thành và rèn luyện một hệ thống các kĩ năng dạy học tích hợp trong đó không thể không kể đến kĩ năng thiết kế bài giảng.

Nội dung RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH chính là RL cho sinh viên các KN thành phần trong KN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH như KN phân tích nội dung, chương trình các môn học; KN xác định mục tiêu bài học tích hợp, KN thiết kế hoạt động dạy học; KN lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích hợp, KN phân phối thời gian cho từng hoạt động……

Hình thức tổ chức RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH rất phong phú, đa dạng. Các hình thức ấy không chỉ tổ chức trong nhà trường CĐSP mà còn tổ chức gắn liền với thực tiễn nhà trường phổ thông.

Quá trình RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH của sinh viên chịu sự chi, phối ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó, các yếu tố chủ quan là các yếu tố ảnh hưởng quyết định đến kết quả kĩ năng thiết kế bài giảng của sinh viên.

Chương 2

THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG

SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích hợp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm thái nguyên​ (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)