3.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên 3.3.1. Mục đích khảo nghiệm
Khảo nghiệm nhằm mục đích lấy ý kiến đóng góp của các đối tượng khảo nghiệm về mức cần thiết và tính khả thi của các biện pháp luận văn đã xây dựng. Từ đó khẳng định tính khoa học và tiếp tục hoàn thiện hệ thống các biện pháp RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên được hoàn thiện hơn.
3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm
Khảo nghiệm được tiến hành trên các đối tượng sau: - Giảng viên trường CĐSP Thái Nguyên: 20 giảng viên
- Cán bộ quản lí đào tạo: 5 cán bộ
3.3.3. Tiêu chí đánh giá
Để đánh giá về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên, chúng tôi yêu cầu các đối tượng khảo nghiệm đánh giá theo 4 mức độ:
- Rất cần thiết (rất khả thi): 4 điểm; Cần thiết (khả thi): 3 điểm; Bình thường: 2 điểm; Không cần thiết (không khả thi): 1 điểm
Chúng tôi sử dụng cách tính tỉ lệ %, điểm trung bình và xếp thứ bậc để phân tích kết quả khảo nghiệm.
3.3.4. Kết quả khảo nghiệm
Các đối tượng khảo nghiệm đã tham gia đóng góp ý kiến và cho nhận xét về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên. Kết quả thu được như sau:
* Kết quả tổng hợp ý kiến về mức độ cần thiết của các biện pháp rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên
STT Các biện pháp Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết TS % TS % TS % TS %
1 Xây dựng nội dung RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên
14 35 19 47,5 7 17,5 0 0
2 Đa dạng hóa các hình thức RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH ở trường CĐSP Thái Nguyên
17 42,5 22 55 1 2,5 0 0
3 Đổi mới chương trình thực tế, thực tập tại trường phổ thông theo hướng chú trọng RLKN DHTH cho SV
15 37,5 20 50 5 12,5 0 0
4 Bồi dưỡng chuyên môn liên
tục cho đội ngũ giảng viên 14 35 18 45 8 20 0 0 5 Tăng cường cơ sở vật chất kỹ
thuật trong quá trình rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH
11 27,5 17 42,5 12 30 0 0
Tồng 71 35,5 96 48 33 16,5 0 0
Kết quả thống kê trong bảng 3.1 cho thấy các đối tượng khảo nghiệm mặc dù khác nhau về tuổi tác, trình độ, vị trí công tác và góc nhìn khác nhau về quá trình rèn luyện kỹ năng dạy học tích hợp nói chung, rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên nói riêng nhưng đa số đều có ý kiến khẳng định về tính cần thiết của các giải pháp. Mức độ đồng thuận về tính cần thiết chiếm tỷ lệ 48%, rất cần thiết chiếm tỷ lệ 35,5% và không có ý kiến bác bỏ biện pháp nào. Trong 5 biện pháp được khảo nghiệm, biện pháp: Đa dạng hóa các hình thức RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường
đạt tỷ lệ cao nhất (42,5 % và 55%). Điều đó chứng tỏ các đối tượng khảo nghiệm đã đánh giá rất cao tính cần thiết của việc tổ chức đa dạng các hình thức hoạt động để hướng dẫn sinh viên rèn luyện kỹ năng DHTH nói chung và kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên nói riêng.
Kết quả đó tiếp tục khẳng định các biện pháp rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên là cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng RLKN thiết kế bào giảng theo hướng DHTH cho sinh viên.
* Kết quả tổng hợp ý kiến về tính khả thi của các biện pháp rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên
Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên
STT Các biện pháp Rất khả thi Khả thi Bình thường Không khả thi TS % TS % TS % TS % 1
Xây dựng nội dung RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên
13 35,5 23 57,5 4 10 0 0
2
Đa dạng hóa các hình thức RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH ở trường CĐSP Thái Nguyên
15 37,5 24 60 1 2,5 0 0
3
Đổi mới chương trình thực tế, thực tập tại trường phổ thông theo hướng chú trọng RLKN DHTH cho SV
11 27,5 22 55 7 17,5 0 0
4 Bồi dưỡng chuyên môn liên
tục cho đội ngũ giảng viên 12 30 19 47,5 9 22,5 0 0 5
Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật trong quá trình rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH
9 22,5 21 52,5 10 25 0 0
Kết quả thống kê trong bảng 3.2 cho thấy các biện pháp đều được đối tượng khảo nghiệm đánh giá có tính khả thi cao. Mức độ đồng thuận về tính khả thi chiếm tỷ lệ 54,5% tổng số ý kiến, rất khả thi chiếm tỷ lệ 30 % tổng số ý kiến. Ý kiến đánh giá các biện pháp ở mức độ bình thường là 15,5 % và không có ý kiến bác bỏ.
Điều đó chứng tỏ các đối tượng tham gia khảo nghiệm đã đánh giá các biện pháp luận văn đề ra là phù hợp với điều kiện đào tạo hiện nay ở trường CĐSP Thái Nguyên. Tuy nhiên so với tính cần thiết thì tỷ lệ đồng thuận về tính khả thi thấp hơn tỷ lệ đồng thuận về tính cần thiết.
Chúng tôi thống kê điểm trung bình về mức độ cần thiết và mức độ khả thi cho các biện pháp rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên
Kết quả được thể hiện trong bảng 3.3:
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp RLKN thiết kế bài giảng DHTH cho sinh viên trường CĐSP
Thái Nguyên
STT Các biện pháp Mức độ cần thiết Tính khả thi
ĐTB TB ĐTB TB
1
Xây dựng nội dung RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên
3,12 4 3,23 2
2
Đa dạng hóa các hình thức RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH ở trường CĐSP Thái Nguyên
3,4 1 3,35 1
3
Đổi mới chương trình thực tế, thực tập tại trường phổ thông theo hướng chú trọng RLKN DHTH cho SV
3,25 2 3,1 3
4 Bồi dưỡng chuyên môn liên tục
cho đội ngũ giảng viên 3,15 3 3,08 4
5
Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật trong quá trình rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH
Kết quả nghiên cứu trong bảng 3.3 cho thấy biện pháp “Đa dạng hóa các hình thức RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH ở trường CĐSP Thái Nguyên” được các đối tượng khảo sát đánh giá cao nhất về cả tính cần thiết và tính khả thi (Điểm trung bình đạt 3,4 điểm và 3,35 điểm). Các biện pháp còn lại mặc dù xếp ở các thứ bậc thấp hơn nhưng cũng không có sự chêch lệch quá lớn về điểm trung bình. Điều đó chứng tỏ các biện pháp đề ra trong luận văn nhận được sự ủng hộ nhất trí cao của các đối tượng khảo sát.
Chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test phụ thuộc (T-test theo cặp) để so sánh giá trị của mức độ đồng thuận về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp do các đối tượng khảo nghiệm thực hiện. Kết quả giá trị p = 0,346 < 0,05 là sự chệnh lệch có ý nghĩa. Điều đó cho thấy mức độ đồng thuận về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp do các đối tượng khảo nghiệm đánh giá có tương quan thuận với nhau.
Phân tích kết quả khảo nghiệm cho phép khẳng định các biện pháp mà luận văn xây dựng là phù hợp, cần thiết và có thể thực hiện được để rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH là một trong những khâu vô cùng quan trọng để người giáo viên có thể tiến hành dạy học tích hợp có hiệu quả. Vì vậy, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác RLKN thiết kế bài giảng cho sinh viên sư phạm là một việc làm thiết yếu, đáp ứng yêu cầu thực tiễn nghề nghiệp.
Trường CĐSP Thái Nguyên đã tiến hành một số biện pháp nhằm rèn luyện KNDHTH nói chung, kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên nói riêng. Song quá trình này chưa thực sự được tiến hành thường xuyên có hiệu quả.
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên, luận văn đã đề xuất năm biện pháp, đó là: Xây dựng nội dung RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH
cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên; Đa dạng hóa các hình thức RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên tại trường CĐSP Thái Nguyên; Đổi mới chương trình thực tế, thực tập sư phạm tại trường phổ thông theo hướng chú trọng rèn luyện kĩ năng dạy học tích hợp cho sinh viên; Bồi dưỡng chuyên môn liên tục cho đội ngũ giảng viên; Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật trong quá trình rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH.
Mỗi biện pháp đưa ra đều có căn cứ lí luận và thực tiễn rõ ràng, mỗi biện pháp có chức năng nhất trọng song chúng đều góp phần hình thành và nâng cao năng lực thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên.
Quá trình thực hiện các biện pháp RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, linh hoạt, phù hợp với mục tiêu đào tạo và đặc điểm từng sinh viên.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu của luận văn, chúng tôi rút ra những kết luận sau:
- RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong chương trình đào tạo giáo viên, giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực tổ chức DHTH, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông.
- Qua phân tích, tìm hiểu chúng tôi đã làm sáng tỏ các vấn đề về lí luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu như khái niệm, mục tiêu, quy trình DHTH; khái niệm kĩ năng, kĩ năng dạy học, kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH, nội dung, hình thức, các yếu tố ảnh hưởng đến RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH.
- Qua kết quả khảo sát của đề tài, chúng tôi nhận thấy, nhận thức của sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên về RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH còn nhiều hạn chế; quá trình RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên chưa thực sự đạt kết quả tốt. Nguyên nhân của thực trạng này do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau.
- Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất 5 biện pháp nhằm nâng cao kết quả kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên. Các biện pháp đưa ra với mức độ cần thiết và tính khả thi được đánh giá ở mức độ cao. Tuy nhiên, đó chỉ là các gợi ý cơ bản, quá trình thực hiện các biện pháp cần phải linh hoạt.
Khuyến nghị
Đối với nhà trường
- Cần quan tâm hơn nữa đến việc hình thành và rèn luyện kĩ năng dạy học nói chung, kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH nói riêng.
- Nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên. Nhà trường cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với các trường phổ thông, tăng cường tổ chức nhiều hoạt động thực tế ở trường phổ thông hơn để sinh viên tiếp xúc với công việc của người giáo viên phổ
thông và tiếp xúc với học sinh. Cần lựa chọn các trường có nề nếp tốt, học sinh ngoan cho sinh viên thực hành, thực tập sư phạm. Đồng thời nhà trường cần liên hệ với các trường phổ thông đạt chuẩn, có nhiều giáo viên dạy giỏi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên rèn nghề.
- Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động rèn luyện NVSP, rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên.
- Nhà trường cần xây dựng đội ngũ giảng viên có tinh thần, trách nhiệm, có tâm huyết với nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao để hướng dẫn sinh viên rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH.
Đối với giảng viên
- Không ngừng bồi dưỡng nâng cao năng lực hướng dẫn sinh viên RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH.
- Xây dựng kế hoạch hướng dẫn RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH một cách khoa học, phù hợp chuyên ngành và với từng đối tượng sinh viên.
- Đổi mới, tích cực hóa các phương pháp, hình thức tổ chức hướng dẫn sinh viên RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH.
- Tăng cường thực tế tại các trường phổ thông.
- Giáo viên nên kịp thời phát hiện những nguyên nhân, những thuận lợi và khó khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình thiết kế bài giảng theo hướng DHTH, từ đó có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
Đối với sinh viên
- Dành nhiều thời gian hơn nữa để tiến hành thiết kế bài giảng theo hướng DHTH, nên tiến hành thiết kế bài giảng một cách thường xuyên và tự giác hơn.
- Trong quá trình học tập, rèn luyện sinh viên nên tích cực, chủ động lĩnh hội các tri thức, tích cực rèn luyện các kĩ năng kể cả những kĩ năng đơn giản và kĩ năng phức tạp.
- Chủ động, tăng cường thực tế tại các trường phổ thông
- Cần tích cực học hỏi, trao đổi với sinh viên, với thầy cô để có được những bài soạn hay và hiệu quả.
- Bản thân mỗi sinh viên cần lập kế hoạch học tập, rèn luyện một cách khoa học, hợp lí và phải thực hiện tốt kế hoạch mình đã xây dựng, tránh trường hợp lập kế hoạch xong nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không theo kế hoạch. Trong quá trình thực hiện nên tự đặt ra những yêu cầu riêng cho bản thân, có gắng thực hiện tốt những yêu cầu đó.
- Tập thể lớp, các nhóm sinh viên có thể tổ chức các hoạt động nhóm, trao đổi, bàn bạc về các bài soạn, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Cần tích cực tìm tòi, đọc tài liệu, giáo trình để có được vốn tri thức đầy đủ, cần thiết.
- Biết cách tự kiểm tra, đánh giá các bài soạn của mình để phát hiện, khắc phục những hạn chế còn mắc phải.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cuzomina (NV), 1996, Hình thành kỹ năng sư phạm, NXB Tổng hợp Lêningrat
2. Gonobolin (P.H.N), 1976, “Những phẩm chất tâm lí của người giáo viên”, tập 1, NXBQG Hà Nội
3. Platonop, Tâm lý học, Giáo dục học, NXB Giáo dục Hà Nội 4. Paul Hersay, Kan Blan, Quản lý nguồn nhân lực, 1995
5. Nguyễn Như An, 1993, Hệ thống kỹ năng giảng dạy trên lớp và quy trình rèn luyện kỹ năng cho sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục, Luận án tiến sĩ giáo dục học, trường ĐHSP Hà Nội
6. Nguyễn Đình Chỉnh, Hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho giáo sinh. Một yêu