- Bước 2: SV được quan sát một mẫu thực tế để phân tích, so sánh, đối chiếu những điều đã nhận thức được ở bước 1 và cần tạo ra được sản phẩm như thế nào.
- Bước 3: SV được hướng dẫn thực hành ở mức độ đơn giản với những điều kiện giống hoặc gần giống với mẫu để ghi nhớ và nhận thấy rõ ý nghĩa của sự vận dụng tri thức về thiết kế bài giảng theo hướng DHTH vào hình thành từng KN thành phần trong Kn thiết kế bài giảng theo hướng DHTH.
- Bước 4: Giáo viên cần kiểm tra kịp thời để điều chỉnh những sai lầm hoặc củng cố những điều chưa vững chắc trong quá trình sinh viên thực hiện các bước trên. - Bước 5: Sinh viên được hướng dẫn luyện tập nâng cao trong những điều kiện khác nhau hoặc luyện tập phối hợp các KN thành phần trong cùng nhóm KN để củng cố tính vững chắc của KN đã được rèn luyện.
- Bước 6: Giáo viên và sinh viên cùng đánh giá để ghi nhận kết quả đạt được của KN và xây dựng kế hoạch tiếp tục RL và phát triển KN như thế nào.
Quy trình RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH trên chính là một trong những cơ sở khoa học để xây dựng các bước hướng dẫn RL từng KN thành phần trong KN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho SV trường CĐSP Thái Nguyên.
1.4.5. Những yêu cầu sư phạm đối với RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên DHTH cho sinh viên
Quá trình RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho SV sư phạm chỉ đạt được hiệu quả nếu thực hiện được các yêu cầu sau:
- Xác định mục tiêu RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên phù hợp với yêu cầu đào tạo và thực tiễn giáo dục phổ thông.
- Xây dựng nội dung trình RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH phù hợp với mục tiêu đào tạo hệ CĐSP. Chương trình cần bám sát và phù hợp với chương trình dạy học ở phổ thông, phù hợp với trình độ đào tạo Cao đẳng và phương thức đào tạo tín chỉ hiện nay.
- Hướng dẫn SV RL từng KN thành phần trong hệ thống KN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH theo một quy trình khoa học với việc sử dụng đa dạng các phương pháp và hình thức tổ chức. Trật tự các bước trong quy trình sẽ được giảng viên điều chỉnh sao cho phù hợp với từng trình độ của từng đối tượng SV và điều kiện học tập cụ thể.
- Chú trọng nâng cao ý thức và năng lực tự học, tự rèn luyện của SV trên cơ sở có hướng dẫn, chỉ đạo của GV giàu kinh nghiệm. Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của SV trong quá trình RL.
- Từng công đoạn trong quá trình RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH của SV đều đòi hỏi tạo ra các sản phẩm cụ thể, SV có thể so sánh với các sản phẩm của SV khác hay nhóm khác để rút kinh nghiệm. Đồng thời khuyến khích SVchia sẻ các sản phẩm với các cá nhân khác để hiệu quả RL được nâng cao.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá đảm bảo tính khách quan, đánh giá đúng theo định hướng mục tiêu đào tạo đề ra. Sử dụng các kênh đánh giá từ tập thể và cá nhân SV để việc đánh giá được toàn diện. Chú trọng việc đánh giá trong suốt quá trình RLKN chứ không chỉ tập trung vào đánh giá kết quả cuối cùng như đối với các nội dung học tập khác.
Những yêu cầu trên là căn cứ để giảng viên xác định những hoạt động cụ thể