hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên
Thực trạng RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên nhìn chung đạt được ở mức độ thấp, quá trình RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên tiến hành chưa thực sự đạt được hiệu quả cao. Từ việc nghiên cứu tìm hiểu thực trạng RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên trên kết hợp với việc trao đổi, phỏng vấn ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến thực trạng trên. Trong đó, chúng tôi nhận thấy có các nguyên nhân cơ bản sau:
- Khó khăn trong việc chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ. Khi đề cập đến khó khăn này, các đối tượng cho biết: Việc chuyển đổi phương thức đạo tạo từ niên chế sang tín chỉ là một khâu chuyển đổi vô cùng to lớn của nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành Giáo dục và Đào tạo. Điều đáng chú ý là sinh viên được tăng cường các giờ thảo luận, thực hành trong quá trình học tập các học phần. Song trong quá trình chuyển đổi như vậy, giảng viên và nhà trường phải tiến hành cùng một lúc khá nhiều công việc vất vả như vấn đề xây dựng chương trình, xây dựng đề cương chi tiết, xây dựng lại toàn bộ ngân hàng đề thi…Vì vậy, việc tiếp cận với các vấn đề mới như dạy học tích hợp cũng bị ảnh hưởng đáng kế, quỹ thời gian dành cho hướng dẫn SV RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH bị thu nhỏ, việc tổ chức đa dạng các hoạt động để RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên bị ảnh hưởng làm cho kết quả KN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH của sinh viên chưa đạt yêu cầu. Mặt khác, đào tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải có khả năng tự học, tự nghiên cứu cao nhưng khả năng này của sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên lại bị hạn chế, khiến các em khó theo kịp được những yêu cầu của giảng viên, làm cho quá trình học tập và rèn luyện kĩ năng của các em trở nên chập chạm hơn.
- Sinh viên ít có thời gian thâm nhập vào thực tế dạy học ở trường phổ thông, cơ hội tìm tòi, học hỏi, mở mang nhận thức về dạy học tích hợp và các KNDHTH bị thu hẹp. Trong quá trình học tập, sinh viên duy nhất được tham gia vào hai đợt TTSP. Trong khi đó, đòi hỏi nghề nghiệp cần phải gắn liền giữa lí luận và thực tiễn, tăng cường trải nghiệm trong môi trường nghề nghiệp thì SV lại không hoặc ít có cơ hội và thời gian được thực tế phổ thông. Đây cũng là nguyên nhân chính làm cho kết quả RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH của sinh viên đạt được ở mức độ thấp.
- Lối tư duy thụ động của sinh viên. Sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên đa số xuất phát từ con em nông thôn nên hầu hết các em thường hay thụ động. Giảng viên phải giao nhiệm vụ, phải hướng dẫn, giám sát thường xuyên các em mới RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH còn nếu không các em cũng không chủ động tìm kiếm thông, không chủ động nghiên cứu giáo án tích hợp. Trong quá trình RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH, các em thường chỉ hay bắt chước máy móc theo mẫu mà chưa phát huy tính sáng tạo của mình. Đó là lối tư duy cần thay đổi trong nhận thức của các em, làm cho các em trở thành những người năng động, tự tin, sáng tạo trong RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cũng như trong các hoạt động của nhà trường.
- Sự hạn chế, tư duy ngại thay đổi của một bộ phận giảng viên trong nhà trường. Đổi mới là cả một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có sự nỗ lực, cố gắng của tất cả giảng viên trong nhà trường. Hiện nay, xu thế của giáo dục phổ thông là đổi mới theo hướng DHTH. Nhà trường, trong đó, trực tiếp nhất là giảng viên cần kịp thời bồi dưỡng chuyên môn, năng lực về DHTH nói chung, về RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH nói riêng. Song một bộ phận giảng viên lại có tâm lí ngại thay đổi, họ cho rằng bao nhiêu năm nay nhà trường vẫn dạy như vậy, sinh viên vẫn ra trường bình thường nên không cần đổi mới. Họ vẫn quen dạy cái họ đang có nên tiếp thu nội dung mới là vấn đề rất khó khăn. Chính vì vậy, việc RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi lối tư duy của những giảng viên này.
- Cuối cùng là cơ sở vật chất đáp ứng cho hoạt động RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH còn hạn chế. Rèn luyện kĩ năng chuyên biệt đòi hỏi cơ sở vật chất phải đáp ứng kịp thời với phòng học có đầy đủ các phương tiện, thiết bị, đặc biệt các thiết bị có kết nối Internet là những thiết bị hữu ích giúp nâng cao hiệu quả RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy cơ sở vật chất của nhà trường còn tồn tại nhiều hạn chế. Hệ thống máy tính, máy chiếu của nhà trường đôi khi vẫn còn xảy ra trục trặc. Các phòng học chuyên biệt cho sinh viên thiết kế bài giảng theo hướng DHTH chưa đáp ứng yêu cầu, sinh viên chủ yếu vẫn sử dụng phòng học trên giảng đường để thiết kế bài giảng. Hơn nữa, các nguồn tài liệu về DHTH, về KN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH rất ít, sinh viên khó thu thập, tìm hiểu được các thông tin từ các nguồn sách, kết hợp với tính thụ động làm cho các em càng thụ động hơn.
Để nâng cao kết quả RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên cần tìm ra những biện pháp tác động để khắc phục những nguyên nhân ảnh hưởng trên.
Kết luận chương 2
Qua phân tích thực trạng quá trình RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên, chúng tôi có nhận xét như sau:
Thứ nhất, qua việc tìm hiểu nhận thức của sinh viên về một số vấn đề về kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH, cụ thể là về khái niệm, mức độ DHTH, nội dung và hình thức RLKN thiết kế bài giảng, chúng tôi thấy rằng:.
- Nhìn chung, nhận thức của sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên về DHTH còn rất mơ hồ.
- Đa số sinh viên đã nhận thức được nội dung và hình thức RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH. Tuy nhiên sự nhận thức đó còn chưa đầy đủ, toàn diện.
Thứ hai, thông qua việc tìm hiểu thực trạng quá trình rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên, chúng tôi thấy:
- Rèn luyện KN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH là một nội dung được thực hiện trong một số học phần chủ yếu thuộc các học phần Phương pháp giảng dạy bộ môn, học phần RLNVSPTX song thời lượng dành cho nội dung này không
đánh kể. Giảng viên đã thực hiện rèn luyện các kĩ năng thảnh phần trong hệ thống kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH song mức độ thực hiện việc rèn luyện các kĩ năng này lại rất thấp.
- Giảng viên đã sử dụng một số hình thức để RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên. Tuy nhiên mức độ sử dụng các hình thức này còn thấp nên hiệu quả rèn luyện chưa cao.
- Qua ý kiến đánh giá của giảng viên, giáo viên và tự đánh giá của sinh viên về mức độ đạt được các KN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH, chúng tôi thấy sinh viên đã hình thành và rèn luyện được một số kĩ năng thiết kế bài giảng. Tuy nhiên mức độ đạt được các kĩ năng chưa cao, chủ yếu đạt mức TB, một số kĩ năng chưa đạt. Sinh viên đã bước đầu biết cách thiết kế bài giảng TH theo mẫu và có cấu trúc nhất định.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến KN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH của sinh viên. Trong đó các yếu tố chủ quan ảnh hưởng nhiều nhất, bên cạnh đó các yếu tố khách quan cũng có những ảnh hưởng nhất định.
- Có rất nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến thực trạng RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên.
Chương 3
BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN