Bồi dưỡng chuyên môn liên tục cho đội ngũ giảng viên trường CĐSP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích hợp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm thái nguyên​ (Trang 95 - 97)

Thái Nguyên

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa

Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giảng viên CĐSP nhằm nâng cao năng lực chuyên môn về KN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH, nâng cao năng lực tổ chức, hướng dẫn SV RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH và các năng lực cần thiết khác, góp phần nâng cao chất lượng công tác rèn luyện KNDHTH cho sinh viên trong nhà trường.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Đội ngũ giảng viên trực tiếp tổ chức, hướng dẫn sinh viên RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH chủ yếu là giảng viên bộ môn Phương pháp giảng dạy, RLNVSPTX tham gia hướng dẫn sinh viên rèn luyện kỹ năng này. Tuy nhiên do trình độ đào tạo của đội ngũ giảng viên là khác nhau (tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân), về chuyên môn sâu cũng có những khác biệt. Hơn nữa DHTH lại là một nội dung mới mà trong chương trình đào tạo trước đây nhiều giảng viên còn chưa được tiếp cận. Vì vậy việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn về rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH, trình độ nghiệp vụ về công nghệ thông tin cho đội ngũ giảng viên trường CĐSP Thái Nguyên là yêu cầu cần thiết.

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

- Tổ chức cho các giảng viên được tiếp cận, tìm hiểu và nghiên cứu nội dung chương trình dạy học ở trường tiểu học và ở trường CĐSP Thái Nguyên.

Biện pháp này có thể thực hiện dưới các hình thức như cử các giảng viên tham gia các đợt tập huấn bổ sung kiến thức do Bộ GD- ĐT tổ chức. Hình thức mời các chuyên gia, các nhà khoa học có chuyên môn sâu về tổ chức rèn luyện kĩ năng, đặc biệt là KN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH về tập huấn trực tiếp cho đội ngũ

giảng viên cũng góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho các giảng viên.

- Tổ chức tốt các hoạt động sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn

Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn nhằm mục tiêu thảo luận, thống nhất về từng nội dung, từng giai đoạn trong chương trình tổ chức rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên. Các giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy có thể trao đổi về cách làm, cách tổ chức, hướng dẫn sinh viên hay khẳng định những kết quả đã đạt được đối với từng đối tượng sinh viên cụ thể.

Đồng thời các giảng viên cũng có điều kiện để trao đổi, phát hiện những khó khăn, vướng mắc hay những điểm còn hạn chế của chương trình để cùng tìm cách giải quyết, khắc phục hay điều chỉnh phù hợp. Để nâng cao chất lượng hoạt động sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn đòi hỏi mỗi buổi sinh hoạt phải có kế hoạch cụ thể, có sự phân công chuẩn bị các nội dung thảo luận... Đồng thời mỗi giảng viên cần có ý thức phấn đấu tự hoàn thiện bản thân, thường xuyên tích lũy, cập nhật kiến thức, mạnh dạn áp dụng những cách tổ chức mới... để nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên. Tránh biến sinh hoạt chuyên môn thành các buổi giải quyết sự vụ hành chính hay sinh hoạt đối phó, hình thức...

- Tổ chức các hội thảo khoa học về công tác đào tạo nghiệp vụ sư phạm nói chung và rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH nói riêng. Các hội thảo khoa học có thể bao gồm nhiều thành phần tham gia như các nhà khoa học, các chuyên gia cấp học, các giáo viên.

- Khuyến khích các giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học về DHTH, về thiết kế bài giảng theo hướng DHTH.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Giảng viên cần nhận thức rõ về tầm quan trọng của RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH trong chương trình giáo dục phổ thông và sự cần thiết phải rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên nhằm đáp ứng yêu cầu của giáo dục phổ thông hiện nay. Mỗi giảng viên cần có kế hoạch tự bồi

dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm theo sự định hướng của nhà trường.

- Nhà trường cần có kế hoạch chỉ đạo và triển khai các nội dung nghiên cứu khoa học phục vụ thiết thực cho công tác chuyên môn, trong đó chú trọng nghiên cứu về DHTH, về RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH.

- Mở rộng phạm vi liên kết với các đơn vị đào tạo khác để giảng viên có điều kiện trao đổi nhằm cập nhật kiến thức và học hỏi nâng cao năng lực chuyên môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích hợp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm thái nguyên​ (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)