Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tích Hợp Nội Dung Giáo Dục Biến Đổi Khí Hậu, Phòng Tránh Và Giảm Nhẹ Thiên Tai Trong Dạy Học Địa Lý 12 Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Điện Biên​ (Trang 25 - 27)

6.1. Quan điểm nghiên cứu

* Quan điểm lịch sử

Quan điểm này được vận dụng nghiên cứu vào việc DHTH nội dung BĐKH ứng dụng trong dạy học môn Địa lí THPT nói chung và trong dạy học Địa lí 12 nói riêng. Nhằm đánh giá một cách khách quan, dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn dạy học thông qua đó đưa ra những nhận xét, đánh giá, giải thích những vấn đề còn tồn tại trong quá trình DHTH nội dung BĐKH ứng dụng trong dạy học môn Địa lí THPT. Qua đó thấy được tính cấp thiết của việc DHTH nội dung BĐKH ứng dụng trong dạy học trong môn Địa lí THPT đáp ứng xu thế phát triển của xã hội trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay.

* Quan điểm hệ thống

Quan điểm này được vận dụng trong việc nghiên cứu cấu trúc, nội dung chương trình sách giáo khoa Địa lí THPT. Đồng thời cho phép tác giả nghiên cứu sâu vào chương trình Địa lí lớp 12 - THPT để hiểu rõ hơn và định hướng những bài học có thể tích hợp nội dung kiến thức về BĐKH ứng dụng trong dạy học môn Địa lí lớp 12-THPT ở tỉnh Điện Biên.

* Quan điểm tổng hợp

Trong nghiên cứu Địa lí, việc vận dụng quan điểm tổng hợp vai trò quan trọng quan điểm bắt nguồn từ chính đối tượng nghiên cứu khoa học. Các hiện tượng tự nhiên và KT- XH rất đa dạng, phong phú, chúng có quá trình hình thành trong mối quan hệ nhiều chiều giữa bản thân và các đối tượng.

Vận dụng quan điểm này trong việc nghiên cứu các phương pháp dạy học cụ thể và áp dụng vào thiết kế một số giáo án tích hợp kiến thức về BĐKH ứng dụng trong dạy học môn Địa lí lớp 12-THPT ở tỉnh Điện Biên.

* Quan điểm lãnh thổ

Do đặc điểm tự nhiên, dân cư, dân tộc, phát triển kinh tế có nhiều điểm khác biệt với các tỉnh khác, với các khu vực khác của đất nước nên việc giáo dục BĐKH, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho HS THPT phải gắn chặt với lãnh thổ.

6.2. Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu tổng quan các tài liệu trong nước và ngoài nước về lý luận dạy học liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó tiếp thu có chọn lọc các vấn đề đã và đang nghiên cứu. Cụ thể trong đề tài nghiên cứu lý luận về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, dạy học tích hợp nội dung BĐKH, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai trong môn Địa lí 12-THPT.

* Phương pháp thu thập, hệ thống hóa, phân tích tài liệu

Căn cứ vào mục đích nhiệm vụ của đề tài, tác giả đã tiến hành thu thập, phân tích tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như trong các sách báo, tạp chí, các luận văn, các công trình đề tài nghiên cứu khoa học, … có liên quan.

Để việc thiết kế bài giảng đảm bảo tính khoa học và tính giáo dục, tác giả chú ý đến việc nghiên cứu tài liệu chuẩn cho việc thiết kế bài giảng là SGK Địa lí 12-THPT hiện hành thuộc ban cơ bản, các tài liệu về tâm lí học đại cương, tâm lí học sư phạm, tâm lí học lứa tuổi để đảm bảo cho việc thiết kế bài giảng đạt hiệu quả cao nhất.

* Phương pháp điều tra quan sát, tổng kết kinh nghiệm

Việc áp dụng các phương pháp dạy học cho phù hợp với khả năng của HS là một quá trình thử nghiệm lâu dài, đòi hỏi người GV phải có nhiều kinh nghiệm. Để đạt hiệu quả trong cần phải tìm hiểu kĩ về thái độ tiếp nhận của GV và HS, tìm hiểu thực tế việc dạy học Địa lí và thiết kế bài giảng Địa lí 12-THPT.

Tiến hành dự giờ một số giờ ở các trường THPT để từ đó rút ra kinh nghiệm và bổ sung những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

* Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tiến hành dạy học thực nghiệm (TN) nội dung giáo dục BĐKH, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho HS THPT tại tỉnh Điện Biên theo các nguyên tắc bảo đảm độ tin cậy, tính chính xác, rút ra được giá trinh định tính và định lượng để đánh giá được giá trị của nội dung nghiên cứu của đề tài một cách khách quan, trung thực.

* Phương pháp toán thống kê

Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong việc tính toán, xử lí kết quả kiểm tra đánh giá việc TN các kế hoạch dạy học cụ thể về DHTH nội dung giáo dục BĐKH, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho HS THPT tại tỉnh Điện Biên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tích Hợp Nội Dung Giáo Dục Biến Đổi Khí Hậu, Phòng Tránh Và Giảm Nhẹ Thiên Tai Trong Dạy Học Địa Lý 12 Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Điện Biên​ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)