Thực trạng việc tích hợp kiến thức về giáo dục BĐKH, phòng tránh và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tích Hợp Nội Dung Giáo Dục Biến Đổi Khí Hậu, Phòng Tránh Và Giảm Nhẹ Thiên Tai Trong Dạy Học Địa Lý 12 Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Điện Biên​ (Trang 53 - 56)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.4. Thực trạng việc tích hợp kiến thức về giáo dục BĐKH, phòng tránh và

* Thực trạng

- Đối với GV: Trong những năm qua GV giảng dạy Địa lí ở trường THPT đã chú ý đưa vấn đề BĐKH vào trong bài soạn, giảng dạy, nhưng vấn đề BĐKH không phải là môn học chính, chỉ là nội dung tích hợp vào môn Địa lí nên đa số GV chỉ chú trọng nội dung của bài học, quỹ thời gian dành cho việc tích hợp BĐKH còn ít, đôi khi thiếu thời gian GV bỏ qua nội dung này.

Tình trạng GV “dạy chay” không nghiên cứu tìm hiểu số liệu, tranh ảnh, vi deo…làm cơ sở khai thác kiến thức cho bài học, chưa có sự nghiên cứu đầy đủ về phương thức thực hiện và cũng như tài liệu giảng dạy về giáo dục BĐKH. Bên cạnh đó lại chủ yếu sử dụng phương pháp đàm thoại và giảng giải, ít sử dụng các phương tiện trực quan… làm cho tiết học kém hấp dẫn và nội dung BĐKH GV trình bày chưa mang tính thuyết phục, HS nghe rồi quên, các kiến thức về BĐKH chỉ đọng lại rất ít ở các em, hiệu quả giáo dục BĐKH chưa đạt được như mong đợi.

Nhà trường còn thiếu cơ sở vật chất, các phương tiện giảng dạy, các phòng thí nghiệm, vườn trường, địa bàn thực tế… để có thể đáp ứng được yêu cầu về giảng dạy giáo dục BĐKH.

- Đối với HS: Trong cuộc sống, cũng như khi dạy học môn Địa lí các em HS chưa có ý thức bảo vệ môi trường, chưa hiểu rõ sự tác động của con người có ảnh hưởng như thế nào đối với môi trường và vấn đề BĐKH. Qua khảo sát kết quả học tập của HS chỉ có khoảng 60% các em HS hiểu chút ít về môi trường và vấn đề BĐKH, ảnh hưởng của BĐKH đến các hoạt động sản xuất và cuộc sống của con người.

* Đánh giá: - Thuận lợi:

+ Môn địa lí được chú trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, giảng dạy đầy đủ cho tất cả các khối lớp với số tiết phân phối chương trình từ 1- 1,5 tiết /tuần/lớp.

+ Có các lớp tập huấn về chuyên môn: bồi dưỡng thường xuyên, thay sách, chuẩn kiến thức kỹ năng…

+ Được quan tâm trong các kỳ thi cấp cơ sở hay quốc gia: HS giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, thi tốt nghiệp, thi đại học- cao đẳng…

+ GV đa số nhiệt tình trong giảng dạy, có đầu tư đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin khá tốt.

+ HS có cố gắng trong học tập, còn nhiều em yêu thích bộ môn.

- Khó khăn:

+ Cha mẹ HS và một số bộ môn khác thì coi đây là môn học phụ. Cho nên có sự thiên lệch trong nhận thức không khuyến khích HS học tốt môn địa lí.

+ HS nhiều em học lệch, không quan tâm nhiều đến môn học (học đối phó) nhất là HS lớp 12 thuộc ban khoa học tự nhiên.

+ Thực tế môn địa lí vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế về việc lưa chọn ngành nghề trong tương lai hoặc lựa chọn được rất ít ngành nghề.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, tác giả đã nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn của tích hợp nội dung giáo dục BĐKH, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai trong dạy học Địa lí 12-THPT, phân tích thực trạng về điều kiện tự nhiên, KT, XH, tình hình thiên tai, thực trạng dạy học môn Địa lí ở tỉnh Điện Biên. Thông qua kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn ở chương 1 sẽ giúp cho tác giả khảo sát, phân tích và vận dụng những đặc điểm của chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 12, từ đó có thể chọn ra những nội dung bài giảng phù hợp với phương pháp DHTH các kiến thức về ứng phó với BĐKH, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai trong chương trình môn Địa lí lớp 12 một cách hiệu quả.

Chương 2

QUY TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC

ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, PHÒNG TRÁNH VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI TRONG MÔN ĐỊA LÍ 12 - THPT Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tích Hợp Nội Dung Giáo Dục Biến Đổi Khí Hậu, Phòng Tránh Và Giảm Nhẹ Thiên Tai Trong Dạy Học Địa Lý 12 Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Điện Biên​ (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)