Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tích Hợp Nội Dung Giáo Dục Biến Đổi Khí Hậu, Phòng Tránh Và Giảm Nhẹ Thiên Tai Trong Dạy Học Địa Lý 12 Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Điện Biên​ (Trang 33 - 43)

7. Cấu trúc của luận văn

1.1.3. Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

1.1.3.1. Biến đổi khí hậu

Theo Công ước chung của Liên hiệp quốc (LHQ) về BĐKH “BĐKH là những ảnh hưởng có hại của khí hậu, là những biến đổi trong môi trương vật

lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khoẻ và phúc lợi con người” [21].

Theo Uỷ ban liên chính phủ về BĐKH của LHQ (IPPC) thì BĐKH được định nghĩa là: “Bất kỳ sự thay đổi nào của khí hậu so với thời gian do đa dạng tự nhiên hay nguyên nhân từ con người” [4].

Theo Công ước khung về BĐKH của LHQ (UNFCCC) định nghĩa như sau: “BĐKH là sự thay đổi trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động con người làm thay đổi cấu thành của khí quyển Trái Đất mà cùng với BĐKH tự nhiên đã quan sát trong một thời kỳ nhất định” [4].

Dù có rất nhiều cách hiểu và những định nghĩa khác nhau về BĐKH được đưa ra nhưng có thể hiểu một cách đơn giản nhất, BĐKH chính là sự

thay đổi hoặc biến đổi của khí hậu theo chiều hướng tiêu cực. BĐKH là sự

biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.

BĐKH tác động lên mọi thành phần của Trái Đất bao gồm cả môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và sức khỏe của con người. Tuy nhiên có thể nhận thấy hai mức độ ảnh hưởng của BĐKH (UNESCO, 2010): (1) Những tác động sơ cấp do ảnh hưởng của việc tăng nhiệt độ trong môi trường tự nhiên như: Các sông băng tan chảy nhanh hơn dự đoán. Mực nước biển toàn cầu đang tăng lên, đặc biệt là ở các vùng đồng bằng châu thổ thấp và các quốc đảo nhỏ. Số lượng các siêu bão cấp 4 và 5 tăng gần gấp đôi trong 30 năm qua. (2) Tác động thứ cấp: Cuộc sống của con người phụ thuộc rất nhiều vào môi trường tự nhiên như nước, thực phẩm, giao thông, năng lượng, công ăn việc làm…, những tác động sơ cấp kể trên trở nên trầm trọng

hơn và tạo ra những tác động thứ cấp ảnh hưởng đến những nguồn tài nguyên mà chúng ta cần như: Nguồn nước: Hạn hán, và tác động liên quan đến chất lượng nước và nguồn cung cấp nước; Thực phẩm: Năng suất và chất lượng chăn nuôi và trồng trọt bị tác động bởi thiên tai, dịch bệnh, chất lượng đất…; Hệ sinh thái: Tác động tới các khu bảo tồn quốc gia, khu bảo tồn đa dạng loài, rừng tự nhiên và rừng trồng; Sức khỏe: Các bệnh truyền nhiễm và các bệnh liên quan đến nhiệt độ.

Các hiểm họa thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên, khắc nghiệt và bất thường hơn như mưa lớn, lũ lụt, khí nóng, bão, hạn hán, hỏa hoạn, nhiễm mặn, bệnh dịch... Ảnh hưởng của chúng khó có thể kiểm soát được [4].

1.1.3.2. Ứng phó với biến đổi khí hậu

Ứng phó với BĐKH là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH [21].

Nhiệm vụ chính của việc ứng phó với BĐKH ở Việt Nam là:

- Chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước; là cơ sở, tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự tham gia, giám sát của toàn xã hội.

- Chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường phải trên cơ sở phương thức quản lý tổng hợp và thống nhất, liên ngành, liên vùng. Vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa bảo đảm lợi ích lâu dài, trong đó lợi ích lâu dài là cơ bản. Vừa bảo đảm toàn diện, vừa phải

có trọng tâm, trọng điểm; có bước đi phù hợp trong từng giai đoạn; dựa vào nội lực là chính, đồng thời phát huy hiệu quả nguồn lực hỗ trợ và kinh nghiệm quốc tế.

- BĐKH là vấn đề toàn cầu, là thách thức nghiêm trọng đối với toàn nhân loại trong thế kỷ 21. Ứng phó với BĐKH phải được đặt trong mối quan hệ toàn cầu; không chỉ là thách thức mà còn tạo cơ hội thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững. Phải tiến hành đồng thời thích ứng và giảm nhẹ, trong đó thích ứng với BĐKH, chủ động phòng, tránh thiên tai là trọng tâm.

1.1.3.3. Thiên tai

Thiên tai là hiệu ứng của một tai biến tự nhiên ví dụ lũ lụt, bão, phun trào, phun núi lửa, động đất, hay lở đất) có thể ảnh hưởng tới môi trường, và dẫn tới những thiệt hại về tài chính, môi trường và/hay con người. Thiệt hại do thảm hoạ tự nhiên phụ thuộc vào khả năng chống đỡ và phục hồi của con người với thảm hoạ. Sự hiểu biết này được tập trung trong công thức: "thảm hoạ xảy ra khi rủi ro xuất hiện cùng sự dễ bị tổn thương." Một rủi ro thiên nhiên vì thế không thể dẫn tới thảm hoạ tự nhiên tại các khu vực không dễ bị tổn thương, ví dụ những trận động đất lớn tại các khu vực không có người ở. Thuật ngữ tự nhiên do vậy đã bị tranh cãi bởi các sự kiện đơn giản không phải là rủi ro hay thảm hoạ nếu không liên quan tới con người [21].

Một số loại hình thiên tai thường xảy ra ở khu vực miền núi:

* Lũ quét: Lũ quét thường xuất hiện ở những nơi gần đồi núi, chảy tràn vào các thung lũng. Nó hình thành không chỉ từ những cơn mưa dông, bão tố, băng tuyết trên núi tan chảy một cách đột ngột; mà nó còn đến do con người: đó là khi đập ngăn nước hồ thủy điện bị vỡ, xả nước hồ thủy điện không đúng cách. Khi đó, một lượng nước khổng lồ sẽ bất ngờ đổ ập xuống với sức mạnh khủng khiếp. Sức tàn phá của những trận lũ quét chịu ảnh hưởng của độ dốc địa hình và vật cản dòng chảy. Ngày nay, khi các cánh rừng bị đốn hạ nặng

nề, thì dòng chảy của lũ quét rất nhanh và mạnh mang theo sức tàn phá ghê gớm. Nó cuốn phăng mọi trở lực trên đường, kể cả nhà cửa. Trong vòng từ 1 đến 6 giờ đồng hồ bung phá, sức nước lũ quét là hết sức nguy hiểm. Khi lũ quét xuất hiện, giao thông đình trệ, vì lúc đó rất dễ xảy ra tai nạn. Đáng chú ý, khi dòng nước mãnh liệt tuôn chảy từ trên cao xuống, gặp lực cản lớn, khối lượng nước khổng lồ với tốc độ cao sẽ bị dội ngược lại thành một vòng trước khi có thể chảy tiếp làm cho mực nước dâng nhanh hơn và trở nên nguy hiểm. Nước bị dội lại, va vào dòng nước đang đổ về tạo ra nhiều xoáy nước hút mọi thứ xung quanh, hết sức nguy hiểm [21].

* Lũ ống: Về bản chất, lũ ống cũng giống như các loại lũ khác, có nghĩa là

nước từ trên cao đổ xuống đột ngột gây tàn phá lớn cho khu vực hạ lưu. Tuy nhiên, khác với lũ quét, lũ ống xảy ra trong mùa mưa và chỉ có ở miền núi. Thường thì lũ ống chỉ xảy ra trên các lưu vực nhỏ, nơi có địa hình khép kín bởi các dãy núi cao bao quanh. Chúng thông với bên ngoài bằng các hang, khe hoặc suối nhỏ, hẹp có bờ dựng đứng (dạng ống, nên gọi là lũ ống). Địa hình này khiến nước ở trên cao đổ về sẽ bị nghẽn lại gây nguy hại cả cho phía trên và phía dưới eo thắt. Trong khi, vùng trên của lũ bị tàn phá bởi nước dâng cao và tồn đọng lâu, phần dưới thay vào đó hứng chịu những đợt nước xiết có năng lượng rất mạnh đổ tràn xuống hạ lưu cuốn phăng tất cả mọi thứ trên đường đi [4].

* Sạt lở đất: Sạt lở đất là sự dịch chuyển của đất đá xuống bên dưới sườn

dốc. Hiện tượng sạt lở đất có thể là hậu quả của sự xuất hiện các chấn động địa chất tự nhiên, do hiện tượng phong hóa hoặc do sự thay đổi độ ẩm trong đất, hoặc do sự dịch chuyển của kết cấu bảo vệ của phần chân của mái dốc, hoặc do xây dựng công trình trên sườn dốc hoặc do hiện tượng phong hóa bề mặt sườn dốc và do các tác động của con người làm thay đổi. Ngoài ra còn do:

- Kết quả của những chấn động tự nhiên làm mất sự liên kết của đất, đá trên sườn đồi và núi ở vùng có địa hình dốc lớn, địa chất yếu có độ rỗng lớn, vùng đất pha cát/đá và vùng rừng thưa;

- Rừng bị chặt phá nhiều;

- Địa hình đồi núi cao, dốc lớn, xây dựng công trình thiếu nghiên cứu các yếu tố địa chất.

- Do quá trình sản xuất lúa nước một vụ ở ruộng bậc thang nước ngấm sâu vào lòng đất làm đất tơi xốp. Khi trổ nước vào ruộng làm cho đất mềm, gặp mưa to gây ra sạt lở;

- Nắng nóng kéo dài gây ra nứt đất, khi có mưa to sẽ tạo thành đường trượt gây sụt đất hay sạt lở đất, đá trượt nhanh từ sườn dốc, mái dốc xuống gây ra sạt cả mảng đồi trượt xa hàng km [21].

* Lốc: Lốc là luồng gió xoáy có sức gió mạnh tương đương với sức gió

của bão nhưng được hình thành và tan trong thời gian ngắn, phạm vi hoạt động hẹp từ vài km2 đến vài chục km2. Nguyên nhân chủ yếu từ các yếu tố sau:

- Do nhiễu động mạnh của không khí. - Hình thành từ rìa các cơn bão.

- Khi mây đối lưu phát triển mạnh.

Sự hình thành lốc và vòi rồng có cùng nguyên nhân, chỉ khác nhau lốc xuất hiện trên mặt đất, còn vòi rồng thì xuất hiện ở biển hoặc ven biển. Lốc và vòi rồng xuất hiện khi có sự chênh lệch quá lớn khí áp giữa đám mây dày hình đe và mặt đất hoặc biển. Không khí ở các vùng áp cao hơn vị cuốn đến vùng áp thấp theo hình xoáy cuộn với vận tốc rất lớn lên đến 200km/h và hạ thấp xuống mặt đất cuốn đi các vật chất trên đường di chuyển. Vòi rồng và lốc thường xuất hiện bất ngờ, rất khó dự báo trước [21].

* Mưa đá: Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có

hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng chục cm, thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối. Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút, lâu nhất cho cả một vệt mưa cũng chỉ 20 - 30 phút.

Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn. Vì vậy ở Việt Nam mưa đá có thể xảy ra ở khắp các vùng miền. và cả trong mùa hè. Riêng ở vùng núi phía bắc Việt Nam, từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm thường có mưa đá, nhiều nhất là từ tháng 3 đến tháng 5, mà nguyên nhân chủ yếu là các đợt front lạnh cực mạnh tràn về nhanh [21].

1.1.3.4. Mối liên hệ giữa thiên tai và biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu có liên quan chặt chẽ với thiên tai bởi vì nguyên nhân chính gây nên BĐKH là sự gia tăng của các chất khí nhà kính làm thay đổi thành phần hóa học của các chất khí trong khí quyển. Từ đó làm thay đổi nhiều quá trình tự nhiên diễn ra trong khí quyển cũng như trong lớp vỏ địa lí như thạch quyển, thủy quyển và sinh quyển và điều đó dẫn đến các thiên tai là điều hiển nhiên.

Biến đổi khí hậu được biểu hiện và những tác động rõ nét nhất là sự xuất hiện của các hiện tượng thời tiết cực đoan với tần suất xảy ra lớn hơn, cường độ mạnh hơn và có những diễn biến trái với quy luật thông thường tạo nên những thiên tai gây ra những thiệt hại to lớn cho con người như hạn hán, mưa lớn gây lụt lội, bão tố với sức tàn phá khủng khiếp. Trong số các thiên tai xảy ra trên thế giới cũng như ở nước ta thì các thiên tai có nguồn gốc khí hậu thường xảy ra nhiều hơn, có quy mô rộng lớn hơn và những thiệt hại gây ra cũng to lớn hơn. Khi có BĐKH trên phạm vi toàn cầu, các thiên tai này càng diễn ra ác liệt hơn.

Việc ứng phó với BĐKH vì thế có liên quan chặt chẽ với việc phòng tránh thiên tai. Có những thiên tai hầu như không có liên quan đến BĐKH như động đất, núi lửa, sóng thần, nhưng phần lớn các thiên tai khác có liên quan với BĐKH. Việc ứng phó với BĐKH có hiệu quả thực chất cũng là thiết thực phòng, chống thiên tai, giảm nhẹ những thiệt hại của chúng gây ra. Việc PCTT là những việc làm cụ thể trong những thời điểm nhất định. Tuy vậy các

thiên tai có liên quan đến khí hậu ở nước ta thường xuyên xảy ra hàng năm cho nên việc PCTT đòi hỏi phải giải quyết những vấn đề có tính chất chiến lược, cơ bản, lâu dài; Điều này rất phù hợp với việc ứng phó với BĐKH phải có tầm nhìn chiến lược, lâu dài, phù hợp với đặc điểm tình hình của cả nước, tình hình cụ thể ở mỗi địa phương, mỗi vùng miền khác nhau trên đất nước.

1.1.3.5. Phòng tránh thiên tai

Phòng tránh thiên tai là các biện pháp của con người phòng tránh, chống chọi, làm giảm đến mức thấp nhất các thiệt hại do thiên tai gây ra về con người, tài sản, hoa màu,…

Một số biện pháp dễ áp dụng trong phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai đối với người dân miền núi:

* Trong thời gian không có thiên tai:

- Trồng cây mới tại những nơi cây đã chết hoặc bị chặt, không chặt cây, tỉa bớt cành hoặc chặt phần cây đã chết, không được róc vỏ thân cây.

- Tìm hiểu xem khu vực nơi ở đã từng xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất chưa; gia đình các em không nên xây nhà ở những khu vực như dưới sườn dốc, vùng ven sông suối.

- Thường xuyên quan sát đất quanh nhà và nơi ở để phát hiện các dấu hiệu của sạt lở đất như cây cối đang bị nghiêng dần, những vết nứt trên tường nhà hoặc sườn đồi, các vết lún trên mặt đất hoặc trên đường;

- Trao đổi và phân công những việc cần phải làm cho từng người trong gia đình nếu thiên tai xảy ra.

* Khi trời mưa to và kéo dài:

- Nếu sống trong khu vực thường xuyên có sạt lở đất, lũ ống, lũ quét,… đi sơ tán ngay nếu được yêu cầu; cần hết sức cảnh giác nếu gia đình sống ở gần sông suối.

- Chú ý lắng nghe dự báo thời tiết và thông tin cảnh báo từ vô tuyến, đài về các đợt mưa lớn.

- Cần tỉnh ngủ và sẵn sàng rời khỏi nhà để di chuyển đến nơi an toàn. Lắng nghe bất kì tiếng động không bình thường nào có thể do đất đá chuyển động gây ra như tiếng cây gãy hoặc đá va vào nhau.

Chú ý sự thay đổi của màu nước từ trong thành đục bởi vì những thay đổi như vậy là do có sạt lở đất ở phía đầu nguồn và sẵn sàng rời khỏi nhà, không được chậm trễ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tích Hợp Nội Dung Giáo Dục Biến Đổi Khí Hậu, Phòng Tránh Và Giảm Nhẹ Thiên Tai Trong Dạy Học Địa Lý 12 Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Điện Biên​ (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)