Xây dựng kế hoạch dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tích Hợp Nội Dung Giáo Dục Biến Đổi Khí Hậu, Phòng Tránh Và Giảm Nhẹ Thiên Tai Trong Dạy Học Địa Lý 12 Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Điện Biên​ (Trang 69)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.2. Xây dựng kế hoạch dạy học

Giáo án 1

Bài 15. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Biết được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ở nước ta: mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường (nước, khống khí, đất).

- Hiểu được một số loại thiên tai chủ yếu (bão, lũ lụt, hạn hán, động đất…) thường xuyên xảy ra gây tác hại đến đời sống và kinh tế nước ta.

- Hiểu được nội dung chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

2. Kĩ năng

- Liên hệ thực tế để giải thích nguyên nhân phát sinh và tác hại của mỗi loại thiên tai.

- Biết phòng tránh thiên tai thường xảy ra ở địa phương.

3. Thái độ, tình cảm

- Có ý thức tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và giảm thiểu BĐKH.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực đặc thù chuyên biệt được hình thành: năng lực ngôn ngữ, năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình Địa lí, năng lực nhận thức và tìm hiểu các mối quan hệ, năng lực tìm hiểu tự nhiên, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng vào thực tiễn.

II. Phương tiện và phương pháp dạy học

1. Phương tiện dạy học

- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

- Một số tranh ảnh, băng hình về tình trạng suy thoái tài nguyên, phá huỷ cảnh quan thiên nhiên và BĐKH.

2. Phương pháp dạy học

- Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp thảo luận nhóm.

III. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ

- Nêu tình trạng suy thoái tài nguyên rừng và đa dạng sinh vật ở nước ta. Các biện pháp để bảo vệ rừng và đa dạng sinh vật.

3. Bài mới.

“Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, tài nguyên phong phú, điều kiện

tự nhiên có nhiều thuận lợi song cũng có không ít khó khăn gây ra bởi các tai biến thiên nhiên. Nên vấn đề bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai là một yêu cầu rất bức thiết. Vậy bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài 15”.

Thời

gian Hoạt động của GV và HS Nội dung

8 phút

Hoạt động 1 (cá nhân)

Tìm hiểu các vấn đề lớn về môi trường trên đất nước ta.

GV: Bảo vệ môi trường là một trong những nội dung chính của phát triển bền vững.

- Em hãy nêu nguyên nhân gây ra

mất cân bằng sinh thái môi trường và các biểu hiện của các tình trạng này ở nước ta?

Do đó chúng ta phải có biện pháp và hành động kịp thời để giảm thiểu tác động của BĐKH.

- Em hãy nêu nguyên nhân gây ô

nhiễm môi trường không khí, nước, đất ở nước ta?

=> Nguyên nhân do các chất phát thải trong sản xuất và sinh hoạt đổ vào môi trường.

1. Bảo vệ môi trường.

Ở nước ta có hai vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường:

- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường. + Nguyên nhân: Do sự khai thác, tác động quá mức vào các thành phần tự nhiên. + Biểu hiện: Gia tăng các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, hạn hán, và sự biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu.

- Tình trang ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu tập trung đông dân cư và một số

- GV nhấn mạnh: Ở nhiều nơi, nồng độ các chất gây ô nhiễm vượt quá chỉ tiêu cho phép nhiều lần.

- Tích hợp kiến thức BĐKH: GV

chiếu những đoạn băng hình về tình trạng ô nhiễm môi trường và tác hại của BĐKH đối với sức khoẻ, sinh hoạt, sản xuất của con người cho HS quan sát để thấy rõ hơn về sự cần thiết của vấn đề bảo vệ môi trường và giảm thiểu BĐKH.

Hoạt động 2 (Nhóm)

Tìm hiểu về một số thiên tai và biện pháp phòng chống. GV: Chia lớp thành 4 nhóm. - Nhóm 1: bão - Nhóm 2: ngập lụt - Nhóm 3: lũ quét - Nhóm 4: hạn hán - Nhóm 5: Các thiên tai khác.

Theo các nội dung ghi trong phiếu học tập.

GV chuẩn lại kiến thức.

* Tích hợp kiến thức BĐKH:

- “Tại sao khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, thiết bị vệ tinh khí tượng ngày càng hiện đại, các dự

vùng cửa sông, ven biển.

2. Một số thiên tai chủ yếu

và biện pháp phòng chống:

(Phiếu học tập và thông tin phản hồi ghi ở phần phụ lục).

báo về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão ngày càng chính xác mà các thiệt hại do bão gây ra ngày càng lớn?”.

- BĐKH toàn cầu ngày một nghiêm trọng làm cho các cơn bão gia tang cường độ hoạt động, mức độ phá huỷ, cũng như hướng di chuyển của nó ngày càng trở nên phức tạp và thay đổi khó lường. Chính vì vậy mà thiệt hại do bão gây ra ngày càng lớn. - Tiêu biểu là trận bão lũ lịch sử năm 2008, không chỉ vùng đồng bằng mà ngay cả vùng trung du miền núi như Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai cũng thiệt hại nặng nề do lũ quét và trượt lở đất...

Hoạt động 3 (cả lớp)

Tìm hiểu chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường nước ta. GV: Chiến lược của nước ta được xây dựng dựa trên những nguyên tắc chung của chiến lược bảo vệ toàn cầu (WSC) do Liên hợp quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN) đề xuất.

- Dựa vào nội dung SGK và sự hiểu

biết của mình em hãy nêu các nhiệm

3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Duy trì môi trường sống và các quá trình sinh thái chủ yếu.

- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại. - Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài

vụ chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường nước ta?

- Tích hợp kiến thức BĐKH:

người dân Việt Nam, mỗi chúng ta phải có ý thức cùng với Đảng và nhà nước bảo vệ môi trường và phòng chống BĐKH.

nguyên thiên nhiên, điều khiển sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được. - Đảm bảo chất lượng môi trường.

- Ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên. - Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường

IV. Hoạt động luyện tập - vận dụng

Câu 1: Bão gây hại rất lớn đến sản xuất và đời sống là do:

A. Thường xảy ra trong thời gian dài. B. Thường có gió mạnh kèm theo mưa lớn. C. Đổ bộ vào sâu trong đất liền.

D. Không thể phòng chống được.

Câu 2: Nguyên nhân khiến Đồng bằng sông Hồng là vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất nước ta là:

A. Không có rừng ven biển. B. Ảnh hưởng của triều cường.

C. Địa hình thấp, lũ tập trung, có hệ thống đê bao bọc, mức độ đô thị hoá cao.

C. Còn nhiều ô trũng chưa được bồi lấp.

V. Hoạt động tìm tòi - mở rộng

- Học sinh tiếp tục sưu tầm tài liệu về đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta.

VI. Phụ lục

1. Phiếu học tập số 1

Loại thiên tai Thời gian

xảy ra Nơi hay xảy ra Hậu quả

Biện pháp phòng chống

Bão

2. Phiếu học tập số 2

Loại thiên tai Thời gian

xảy ra Nơi hay xảy ra Hậu quả

Biện pháp phòng chống

Ngập lụt

3. Phiếu học tập số 3

Loại thiên tai Thời gian

xảy ra Nơi hay xảy ra Hậu quả

Biện pháp phòng chống

Lũ quét

4. Phiếu học tập số 4

Loại thiên tai Thời gian

xảy ra Nơi hay xảy ra Hậu quả

Biện pháp phòng chống Hạn hán 5. Phiếu học tập số 5. Loại thiên tai khác Thời gian

xảy ra Nơi hay xảy ra Hậu quả

Biện pháp phòng chống + Động đất + Lốc + Mưa đá + Sương muối

6. Bảng thông tin phản hồi. Loại thiên tai Thời gian xảy ra Nơi hay

xảy ra Hậu quả

Biện pháp phòng chống Bão - Bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11. - Vùng bờ biển nước ta.

- Bão kèm theo sóng lớn gây thiệt hại lớn về người, tài sản và hoạt động sản xuất… - Dự báo sớm chính xác. - tránh bão, sơ tán dân cư khi cần thiết. Ngập lụt Vào mùa mưa bão. - Hạ lưu các hệ thống sông.

- Gây thiệt hại đời sống và mùa màng. - Xây dựng các công trình thoát lũ, nạo vét dòng chảy.

Lũ quét Vào mùa

mưa bão. - Xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi - Thiệt hại về người và tài sản: Phá hại nhà cửa và các công trình xây dựng khác, làm mất đất sản xuất. - Quy hoạch các điểm dân cư tránh lũ. - Trồng rừng, hạn chế dòng chảy trên mặt và chống xói mòn đất.

Hạn hán Vào mùa khô ở nước ta. - Miền Bắc - Đồng bằng Nam Bộ, Tây Nguyên, ven biển cực Nam Trung Bộ. - Gây thiệt hại cho cây trồng, cháy rừng, ảnh hưởng tới sinh hoạt và đời sống nhân dân. - Xây dựng các công trình thuỷ lợi + Động đất + Lốc, mưa đá + Sương muối Quanh năm - Mùa hè - Mùa đông Tây bắc, Đông bắc, miền trung… Cả nước Miền bắc - Gây thiệt hại lớn cho người, động vật, cây trồng, cơ sở hạ tầng,.... Khó phòng tránh. - Khó phòng tránh. - Khó phòng tránh.

Giáo án 2

Tiết 49, Bài 44: TÌM HIỂU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG (ĐỊA LÍ TỈNH ĐIỆN BIÊN)

I. Mục tiêu 1. Kiến thức:

- Biết tìm hiểu địa lí tỉnh Điện Biên theo chủ đề để nắm vững kiến thức; tìm hiểu về thiên tai và các biện pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.

- Biết được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính; đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cảu tỉnh Điện Biên;

- Biết được đặc điểm dân cư và lao động; địa lí kinh tế của tỉnh Điện Biên.

- Hiểu được các loại hình thiên tai và nguyên nhân gây ra thiên tai ở tỉnh Điện Biên.

- Biết được các biện pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.

2. Kĩ năng:

- Biết cách phân tích, lựa chọn số liệu, nhận xét và viết báo cáo. - Biết các biện pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho bản thân.

3. Thái độ, tình cảm

- Từ những hiểu biết về địa phương mình, hình thành tình yêu quê hương đất nước, tự hào về địa phương mình.

- Có ý thức trách nhiệm vươn lên trong học tập để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, có ý thức bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù chuyên biệt được hình thành: năng lực ngôn ngữ, năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình Địa lí, năng lực nhận thức và tìm hiểu các mối quan hệ, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công

nghệ, năng lực tin học, năng lực thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng vào thực tiễn, năng lực tính toán, làm việc với bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu.

I. Phương pháp, phương tiện dạy học 1. Phương tiện dạy học

a. Giáo viên

- Máy vi tính, máy chiếu; - Bản đồ tư duy;

- Giấy A0, bút dạ để học sinh thảo luận;

- Các tài liệu cần thiết để giới thiệu cho học sinh; - Các phiếu đánh giá dự án;

b. Học sinh

- Bút màu, giấy A0 để vẽ bản đồ tư duy;

- Bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, sổ theo dõi dự án;

- Tranh ảnh có liên quan đến nội dung của dự án là về biển đảo Việt Nam; - Máy vi tính, máy quay;

c. Các phần mềm ứng dụng CNTT

- Phần mềm Microsoft Word; - Phần mềm Microsoft PowerPoint;

- Phần mềm vẽ bản đồ tư duy (Mindmap);

2. Phương pháp

- Phương pháp dạy học nêu vấn đề; - Phương pháp thảo luận nhóm; - Phương pháp WebQuest; - Phương pháp dạy học dự án;

III. Tiến trình bài học. 1. Tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ 3. Giảng bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* Hoạt động 1: Nhóm

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một vấn đề: + N 1: Chủ đề 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính; Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh. + N2: Chủ đề 2: Đặc điểm dân cư và lao động; địa lí kinh tế của tỉnh Điện Biên.

+ N3: Chủ đề 3: Tìm hiểu về loại hình và nguyên nhân gây ra thiên tai ở tỉnh Điện Biên.

+ N4: Chủ đề 4: Các biện pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. * Hoạt động 2: Cả lớp

- GV hướng dẫn học sinh thu thập, xử lí số liệu.

- HS đọc SGK kết hợp với nghe GV hướng dẫn.

1. Chuẩn bị và viết báo cáo về địa lí tỉnh

a. Phân nhóm chuẩn bị nghiên cứu:

+ N 1: Chủ đề 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính; Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh.

+ N2: Chủ đề 2: Đặc điểm dân cư và lao động; địa lí kinh tế của tỉnh Điện Biên. + N3: Chủ đề 3: Tìm hiểu về loại hình và nguyên nhân gây ra thiên tai ở tỉnh Điện Biên.

+ N4: Chủ đề 4: Các biện pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.

2. Thu thập và xử lí tài liệu a. Thu thập tài liệu

- Phác thảo đề cương.

- Xác định các nguồn thu thập tài liệu + Sách, báo, tạp chí... trong đó quan trọng là tài liệu của địa phương.

+ Niên giám thống kê.

+ Các kết quả điều tra về tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội.

* Hoạt động 3: Cả lớp

GV chia lớp thành 4 nhóm và hướng dẫn, gợi ý nội dung viết báo cáo. HS ghi chép và phân công cho từng các nhân trong nhóm

- Phân công trách nhiệm cho từng nhóm chuẩn bị tài liệu

b. Xử lí tài liệu.

- Đối chiếu, so sánh, xử lí các tài liệu thu thập được từ nguồn đã chọn.

- Tính toán các số liệu thống kê, chuẩn hóa tài liệu để lập sơ đồ, hồ sơ.

3. Viết báo cáo

a, Các bước tiến hành

- Xây dựng đề cương chi tiết.

- Viết báo cáo theo đề cương, chú ý làm rõ các vấn đề

b. Gợi ý nội dưng viết báo cáo;

+ N 1: Chủ đề 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính; Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh.

+ N2: Chủ đề 2: Đặc điểm dân cư và lao động; địa lí kinh tế của tỉnh Điện Biên. + N3: Chủ đề 3: Tìm hiểu về loại hình và nguyên nhân gây ra thiên tai ở tỉnh Điện Biên.

+ N4: Chủ đề 4: Các biện pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.

IV. Hoạt động luyện tập - vận dụng. V. Hoạt động tìm tòi- mở rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tích Hợp Nội Dung Giáo Dục Biến Đổi Khí Hậu, Phòng Tránh Và Giảm Nhẹ Thiên Tai Trong Dạy Học Địa Lý 12 Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Điện Biên​ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)