Nguyên tắc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tích Hợp Nội Dung Giáo Dục Biến Đổi Khí Hậu, Phòng Tránh Và Giảm Nhẹ Thiên Tai Trong Dạy Học Địa Lý 12 Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Điện Biên​ (Trang 56 - 58)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Nguyên tắc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và

giảm nhẹ thiên tai cho học sinh Trung học phổ thông ở tỉnh Điện Biên

Ngoài các nguyên tắc chung của việc thiết kế kế hoạch dạy học theo hình thức tích hợp như: nguyên tắc thống nhất giữa tích hợp và phân hóa, nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, nguyên tắc đảm bảo tính khả thi,…, còn cần bảo đảm các nguyên tắc riêng sau đây:

2.1.1. Kiến thức tích hợp về giáo dục ứng phó với BĐKH, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai phải phù hợp chương trình môn Địa lí, phù hợp với thực tế của địa phương

Kiến thức cơ bản của chương trình môn Địa lí là những nội dung kiến thức có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo đức và phát triển tư duy, năng lực thực hành của HS. Kiến thức cơ bản trong môn Địa lí bao gồm nhiều yếu tố: các yếu tố tự nhiên (khí hậu, đất, nguồn nước, khoáng sản, địa hình, địa chất…), các yếu tố KT- XH (dân cư, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế…), các mối quan hệ địa lí.

Việc xác định được kiến thức tích hợp về giáo dục ứng phó với BĐKH, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai vào kiến thức cơ bản về Địa lí là yêu cầu quan trọng để vừa bảo đảm dạy học Địa lí đạt hiệu quả, vừa đạt được mục tiêu của đề tài. Lượng kiến thức về giáo dục ứng phó với BĐKH, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai tích hợp phải vừa đủ để không làm ảnh hưởng đến nội dung về Địa lí, vừa phải phù hợp với nội dung bài học, tránh khiên cưỡng.

Các nội dung tích hợp về BĐKH, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai phải là những kiến thức thực tế xuất phát từ diễn biến thiên tai của địa phương, phù hợp và đáp ứng được hoàn cảnh và yêu cầu của địa phương.

2.1.2. Bảo đảm tính khoa học, chính xác và tính sư phạm.

Dù tiến hành giáo dục kiến thức về ứng phó BĐKH, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho HS theo hình thức và bằng phương pháp nào thì một yêu cầu quan trọng, cần thiết phải đảm bảo tính khoa học, tính chính xác trong việc lựa chọn nội dung kiến thức để giáo dục. Bởi vì chỉ có trên cơ sở lựa chọn, cung cấp cho các em kiến thức khoa học chính xác thì GV mới có cơ sở để giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS.

Tính khoa học được thể hiện qua việc lựa chọn những kiến thức cơ bản nhất, chính xác nhất, cốt lõi nhất để vừa hình thành những kiến thức địa lí cho HS, vừa giáo dục được về giáo dục ứng phó với BĐKH, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, từ đó giáo dục cho các em về thế giới quan khoa học, đúng đắn, xây dựng cho các em niềm tin, ý thức trách nhiệm đối với những vấn đề BĐKH toàn cầu của quá khứ, hiện tại và tương lai.

Bên cạnh yêu cầu đảm bảo tính khoa học thì việc giáo dục kiến thức về ứng phó BĐKH, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho HS phải đảm bảo tính sư phạm trong dạy học. Đảm bảo tính sư phạm thể hiện ở một số mặt:

+ Thời gian tổ chức giáo dục kiến thức về ứng phó BĐKH, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho HS phải nằm trong quy định khuôn khổ của chương trình và kế hoạch dạy học.

+ Chỉ nên giáo dục các kiến thức về ứng phó BĐKH, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai phù hợp với trình độ, yêu cầu của HS từng khối, lớp.

+ Lựa chọn các kiến thức về ứng phó BĐKH, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai cho phù hợp với mục đích và nhiệm vụ của từng bài học.

+ Dù dạy nội khóa hay ngoại khóa đều phải tuôn thủ những quy định về tiến trình của một bài học Địa lí ở trường THPT.

+ Việc giáo dục kiến thức về ứng phó BĐKH, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai trong dạy học Địa lí đòi hỏi GV phải có kiến thức sâu rộng về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực tri thức có liên quan.

2.1.3. Phát huy được tính tích cực của HS

Phát huy tính tích cực, độc lập và sang tạo của HS trong quá trình học tập là một nguyên tắc dạy học. Tính tích cực học tập của HS biểu hiện ở những dấu hiệu như: hang hái, chủ động, tự giác tham gia các hoạt động học tập, thích tìm tòi khám phá những điều chưa biết dựa trên những cái đã biết, sang tạo vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tích Hợp Nội Dung Giáo Dục Biến Đổi Khí Hậu, Phòng Tránh Và Giảm Nhẹ Thiên Tai Trong Dạy Học Địa Lý 12 Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Điện Biên​ (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)