Dạy học tích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tích Hợp Nội Dung Giáo Dục Biến Đổi Khí Hậu, Phòng Tránh Và Giảm Nhẹ Thiên Tai Trong Dạy Học Địa Lý 12 Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Điện Biên​ (Trang 29 - 33)

7. Cấu trúc của luận văn

1.1.2. Dạy học tích hợp

1.1.2.1. Khái niệm dạy học tích hợp

Dạy học tích hợp có nhiều cách hiểu khác nhau: DHTH được UNESCO định nghĩa là: “Một cách trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất bản chất của tư tưởng khoa học, tránh nhấn mạnh hoặc quá coi nhẹ giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau”. Theo Xavier Rayiers, “DHTH là một quan niệm về quá trình học tập trong đó toàn bộ quá

trình học tập góp phần hình thành những năng lực rõ ràng có dự tính trước những điều cần thiết cho HS, nhằm phục vụ cho quá trình học tập trong đó toàn bộ quá trình học tập góp phần hình thành những năng lực rõ ràng có dự tính trước những điều cần thiết cho HS, nhằm phục vụ cho quá trình học tập tương lai hoặc hòa nhập HS vào cuộc sống lao động”. Dưới góc độ lý luận dạy học, theo Nguyễn Văn Khải “DHTH tạo ra các tình huống liên kết tri thức các môn học, đó là cơ hội phát triển năng lực của HS. Khi xây dựng các tình huống vận dụng kiến thức, HS sẽ phát huy được năng lực tự lực, phát triển tư duy sáng tạo” [9].

Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động,

chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích

hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp” [17].

Theo Từ điển giáo dục học thì tích hợp là: “hành động liên kết các đối

tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch giảng dạy”. Kế hoạch giảng dạy ở đây

cần được hiểu trong một phạm vi rộng, từ kế hoạch giảng dạy của một chương trình đến kế hoạch giảng dạy của một môn học, kế hoạch giảng dạy của bài học. Cũng theo các tác giả của từ điển này thì có hai kiểu tích hợp là tích hợp dọc và tích hợp ngang với nhiều nội dung tích hợp khác nhau” [14].

Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết. DHTH là một xu hướng của lí luận dạy học và được nhiều nước trên thế giới thực hiện.

Tóm lại, DHTH là phương pháp giảng dạy kết hợp một hoặc nhiều môn học nhằm sáng tỏ cho môn học mà GV thấy sự cần thiết trong giảng dạy.

1.1.2.2. Đặc điểm dạy học tích hợp * Lấy người học làm trung tâm

Dạy học lấy người học làm trung tâm được xem là phương pháp đáp ứng yêu cầu của mục tiêu giáo dục nhất là đối với giáo dục nghề nghiệp, có

khả năng định hướng việc tổ chức quá trình dạy học thành quá trình tự học của người học. Dạy học lấy người học là trung tâm đòi hỏi người học là chủ thể của hoạt động học, họ phải tự học, tự nghiên cứu để tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình, người học không chỉ được đặt trước những kiến thức có sẵn ở trong bài giảng của GV mà phải tự đặt mình vào tình huống có vấn đề của thực tiễn, cụ thể và sinh động của nghề nghiệp rồi từ đó tự mình tìm ra cái chưa biết, cái cần khám phá học để hành, hành để học, tức là tự tìm kiếm kiến thức cho bản thân.

Dạy học tích hợp biểu hiện cách tiếp cận lấy người học là trung tâm, đây là xu hướng chung có nhiều ưu thế so với dạy học truyền thống. Giúp người học phát huy được các năng lực của bản thân [9].

* Định hướng đầu ra

Dạy học tích hợp chú ý đến kết quả học tập của người học để vận dụng vào công việc tương lai nghề nghiệp sau này, đòi hỏi quá trình học tập phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ. Từ những kết quả đầu ra đi đến xác định vai trò của người có trách nhiệm tạo ra kết quả đầu ra này. Do đó, đòi hỏi người dạy phải dạy được cả lí thuyết chuyên môn nghề nghiệp vừa phải hướng dẫn quy trình công nghệ, thao tác nghề nghiệp chuẩn xác, phổ biến được kinh nghiệm, nêu được các dạng sai lầm, hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục, biết cách tổ chức hướng dẫn luyện tập. Để sau khi học xong người học có một kiến thức va kinh nghiệm chắc chắn khi xử lí công việc [9].

* Dạy và học các năng lực thực hiện

Dạy học tích hợp có thể hiểu là một hình thức dạy học kết hợp giữa dạy lí thuyết và dạy thực hành, qua đó ở người học hình thành một năng lực nào đó hay kỹ năng hành nghề nhằm đáp ứng được mục tiêu. Do đó, việc dạy kiến thức lí thuyết không phải ở mức độ hàn lâm mà chỉ ở mức độ cần thiết nhằm hỗ trợ cho sự phát triển các năng lực thực hành ở mỗi người học. Trong DHTH, lí thuyết là hệ thống tri thức khoa học chuyên ngành về những vấn đề cơ bản, về

những quy luật chung của lĩnh vực chuyên ngành đó. Hơn nữa, việc dạy lí thuyết thuần túy sẽ dẫn đến tình trạng lí thuyết suông, kiến thức sách vở không mang lại lợi ích thực tiễn. Do đó, cần gắn lí thuyết với thực hành trong quá trình dạy học. Thực hành là hình thức luyện tập để trau dồi kỹ năng, kỹ xảo hoạt động giúp cho người học hiểu rõ và nắm vững kiến thức lí thuyết. Trong DHTH, người học được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, họ phải trực tiếp quan sát, thảo luận, làm bài tập, giải quyết nhiệm vụ đặt ra theo cách nghĩ của mình, tự lực tìm kiếm nhằm khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp xếp. Người học cần phải tiếp nhận đối tượng qua các phương tiện nghe, nhìn,...và phân tích đối tượng nhằm làm bộc lộ và phát hiện ra các mối quan hệ bản chất, tất yếu của sự vật, hiện tượng. Từ đó, người học vừa nắm được kiến thức vừa nắm được phương pháp thực hành. Như vậy, người dạy không chỉ đơn thuần truyền đạt kiến thức mà còn hướng dẫn các thao tác thực hành [24].

1.1.2.3. Phân loại dạy học tích hợp * Dạy học tích hợp đơn môn

Còn gọi là tích hợp trong nội bộ môn học. Ở dạng hình thức này, GV tập hợp các nội dung kiến thức ở các phần khác nhau, các bài khác nhau trong cùng một môn học để xây dựng thành chủ đề. Những nội dung này được tập hợp dựa trên chức năng hoặc ý nghĩa bản chất, khi mà chúng giúp giải quyết tương đối trọn vẹn một lớp các vấn đề có liên quan tới nhau [9].

* Kết hợp, lồng ghép

Các môn học được dạy học một cách riêng rẽ nhưng GV có thể tìm thấy mối quan hệ giữa kiến thức của môn học mình đảm nhận với nội dung các môn học khác. Dấu hiệu nhận biết dạng thức tích hợp này là GV vẫn sử dụng tên bài, tên tiết theo phân phối chương trình môn học, chỉ lồng ghép thêm một số kiến thức liên quan đến bài dạy hoặc liên hệ kiến thức bài học sang môn khác [9].

* Vận dụng kiến thức liên môn (chủ đề hội tụ)

Dạy học tích hợp mức độ liên môn tạo ra kết nối giữa các môn học. Trong dạng thức tích hợp này các nội dung dạy học xoay quanh một chủ đề, một vấn đề mà ở đó HS vận dụng một cách rõ ràng những kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học khác nhau để tìm hiểu, làm rõ vấn đề đó. Dấu hiệu quan trọng để nhận ra dạng hình thức này là trong quá trình dạy học đòi hỏi HS vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ. Các kiến thức trong loại hình này hầu hết đã được học ở các môn học riêng rẽ sau đó mới vận dụng trong chủ đề hội tụ liên môn, các môn học sẽ không bị tách bạch mà hòa trộn vào với nhau [9].

Từ góc độ quan điểm tích hợp, có thể chia thành 3 mức độ trong DHTH:

Mức độ 1: Tích hợp (Intergration): Kiến thức giáo dục và kiến thứ môn

học ở mức độ này được kết hợp một cách có hệ thống, chặt chẽ với nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong bài học.

Mức độ 2: Kết hợp (Infusion): Kết hợp còn có nghĩa là lồng ghép giáo

dục trong nội dung môn học. Ở mức độ này, nội dung môn học được giữ nguyên, các vấn đề giáo dục được lựa chọn rồi lồng ghép với nội dung của môn học ở chỗ thích hợp sau mỗi phần, mỗi bài, hay mỗi chương. Mỗi nội dung của bài học hay một phần của môn học sẽ liên quan trực tiếp đến nội dung giáo dục.

Mức độ 3: Liên hệ (Application): Ở mức độ này, các kiến thức giáo dục

không được nêu rõ trong sách giáo khoa, nhưng ở những nội dung phù hợp GV có thể đưa ra nội dung phù hợp để liên hệ một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tích Hợp Nội Dung Giáo Dục Biến Đổi Khí Hậu, Phòng Tránh Và Giảm Nhẹ Thiên Tai Trong Dạy Học Địa Lý 12 Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Điện Biên​ (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)