Biến độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40 - 42)

- Dòng tiền tự do: Dòng tiền tự do được đo lường bằng tỷ lệ dòng tiền trên tổng tài sản (Ozkan và Ozkan, 2004). Trong đó, dòng tiền được xác định là lợi nhuận trước thuế cộng khấu hao.

- Tính thanh khoản: Vốn hoạt động ròng được xem như đại diện cho tài sản thanh khoản có thể thay thế cho tiền mặt của công ty (Ferreira và Vilela, 2004). Vốn

hoạt động ròng được tính toán không bao gồm tiền mặt (Opler và các cộng sự, 1999). Trong bài tác giả xác định biến thanh khoản bằng cách lấy tỷ lệ tài sản ngắn hạn không bao gồm tiền trừ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (Ozkan và Ozkan, 2004).

- Đòn bẩy tài chính: Đòn bẩy tài chính được định nghĩa là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản. Cũng theo cách này, tác giả xác định tỷ lệ đòn bẩy tài chính theo cách Ozkan và Ozkan (2004) sử dụng, bằng tỷ lệ nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trên tổng tài sản. - Tốc độ tăng trưởng: Trong các nghiên cứu trước đây như của Opler và các cộng

sự (1999), Ferreia và Vilela (2004), tốc độ tăng trưởng được đo bằng (giá trị sổ sách tổng tài sản – giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu + giá trị thị trường vốn chủ sở hữu)/ Tổng tài sản. Theo nghiên cứu của Shah (2011), giá trị thị trường của các công ty không phản ánh đúng tốc độ tăng trưởng công ty trong những trường hợp giá cổ phiếu tăng bất thường trong một số giai đoạn. Thêm vào đó, nghiên cứu của Đinh Phạm Anh Thiều (2011) tại thị trường Việt Nam cũng cho thấy tỷ lệ MV/BV không có ý nghĩa tác động tới mức độ nắm giữ tiền mặt. Do đó trong nội dung nghiên cứu này, tác giả sử dụng tốc độ tăng trưởng doanh thu để đại diện cho yếu tố tốc độ tăng trưởng công ty.

- Quy mô công ty: Theo nhiều nghiên cứu trước đây, quy mô công ty được xác định bằng logarith tự nhiên của tổng tài sản. Bằng cách lấy logarith tự nhiên của tổng tài sản chúng ta có thể nhìn thấy tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của các công ty qua mỗi năm. Trong bài này tác giả cũng tính toán biến quy mô công ty bằng cách lấy logarith tự nhiên của tổng tài sản.

- Đầu tư vào tài sản cố định: Được đo lường bằng sự thay đổi trong đầu tư tài sản cố định (bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và tài sản cho thuê tài chính trên bảng cân đối kế toán) năm hiện tại trừ cho năm trước.

- Chi trả cổ tức: Trong bài tỷ lệ chi trả cổ tức được đại diện bởi biến giả, nhận giá trị 1 nếu công ty có chi trả cổ tức và nhận giá trị 0 nếu công ty không chi trả cổ tức.

Dựa vào các lý thuyết và các nghiên cứu trước, kỳ vọng dấu và cách xác định biến trong mô hình được tác giả mô tả ở bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1: Phương pháp xác định và kỳ vọng dấu các biến trong mô hình

Biến Phương pháp đo lường Kỳ

vọng

Biến phụ thuộc

Tỷ lệ tiền (CASH) Tiền và tương đương tiền/Tổng tài sản

Biến độc lập

Tỷ số dòng tiền (CF) (Lợi nhuận trước thuế + Khấu hao)/Tổng tài

sản +

Tỷ lệ thanh khoản (LIQ) (TSNH – Tiền và tương đương tiền)/Tổng tài

sản -

Đòn bẩy tài chính (LEV) Tổng nợ/ Tổng tài sản -

Tốc độ tăng trưởng (GRT) (Doanh thu nămt - Doanh thu nămt-1)/ Tổng

tài sản +

Quy mô công ty (SIZE) Logarit tự nhiên tổng tài sản -

Đầu tư vào tài sản cố định (INV)

Thay đổi trong đầu tư vào tài sản cố

định/Tổng tài sản -

Chi trả cổ tức(DIV) Là 1 nếu công ty chi trả cổ tức

Là 0 nếu công ty không chi trả cổ tức -

Nguồn: Tác giả xác định và dự đoán dựa trên các lý thuyết và nghiên cứu đi trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)