Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 50 - 55)

Chúng ta xem xét các thông số thống kê của biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình. Các giá trị trung bình, trung vị, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn tổng số quan sát của từng chuỗi dữ liệu các biến được mô tả cụ thể ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Thống kê mô tả dữ liệu

Chỉ tiêu CASH CF LIQ LEV GRT SIZE INV DIV

Trung bình 0.102 0.100 0.510 0.508 0.063 11.697 0.004 0.657 Trung vị 0.060 0.082 0.537 0.538 0.057 11.653 -0.003 1.000 Lớn nhất 0.961 1.020 0.982 0.971 2.488 13.864 1.375 1.000 Nhỏ nhất 0.000 -0.647 0.009 0.003 -5.310 10.111 -2.297 0.000 Độ lệch chuẩn 0.117 0.103 0.226 0.222 0.382 0.633 0.120 0.475 Số quan sát 2664 2664 2664 2664 2664 2664 2664 2664

Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu nghiên cứu với phần mềm Stata

Bảng 4.1 mô tả tóm tắt các biến trong mô hình. Dữ liệu của 444 công ty niêm yết trên sàn HOSE và HNX trong giai đoạn từ 2011 – 2016. Trong đó, CASH đo bằng tỷ lệ tiền và tương đương tiền trên tổng tài sản, CF là tỷ lệ dòng tiền trên tổng tài sản, LIQ là tỷ lệ tài sản thanh khoản không bao gồm tiền trên tổng tài sản, LEV là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, GRT là tốc độ tăng trưởng doanh thu, SIZE là logarith tự nhiên của tổng tài sản, INV là thay đổi trong đầu tư vào tài sản cố định trên tổng tài sản, DIV đại diện tỷ lệ chi trả cổ tức nhận giá trị 1 nếu công ty có chi trả cổ tức và nhận giá trị 0 trong trường hợp ngược lại.

Tỷ lệ tiền và tương đương tiền trên tổng tài sản có giá trị trung bình 10.2% với trung vị là 6%. Tỷ lệ này thấp hơn không nhiều so với tỷ lệ nắm giữ tiền và tương đương

tiền trên tổng tài sản của các công ty tại Anh trong nghiên cứu của Guney và các cộng sự (2003), 10.3%. Tuy nhiên, so với các công ty Mỹ (8.1%) trong nghiên cứu của Kim và các cộng sự (1998), thì tỷ lệ tiền và tương đương tiền trên tổng tài sản của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoánViệt Nam là cao hơn đáng kể. Điều này cũng ủng hộ quan điểm cho rằng, các doanh nghiệp ở các quốc gia đang phát triển nên có tỷ lệ nắm giữ các tài sản thanh khoản cao hơn so với các quốc gia phát triển. Một trong những lý do giải thích cho quan điểm này là vì tại các quốc gia phát triển hệ thống tư pháp ổn định, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với các nước đang phát triển. Do đó những nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ giảm nỗ lực đầu tư của họ vào công ty vì lý do nếu có tranh chấp trong việc trả nợ xảy ra thì việc giải quyết khó khăn và phức tạp.

Bảng 4.2 mô tả chi tiết về tỷ lệ tiền và tương đương tiền trên tổng tài sản của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE và HNX từ ngày 31/12/2011 tới ngày 31/12/2016 bao gồm các thông số: trung bình, trung vị, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn và số quan sát.

Bảng mô tả 4.2 cho ta thấy xu hướng nắm giữ tiền mặt của các công ty giảm từ ở giai đoạn 2011-2012 và tăng liên tục ở giai đoạn 2013-2015, sau đó giảm vào năm 2016.

Các yếu tố vĩ mô đã ảnh hưởng tới quyết định nắm giữ của các công ty niêm yết tại

HOSE và HNX. Theo báo cáo thường niên của Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách

(VEPR) giai đoạn 2011-2016, năm 2011, nền kinh tế Việt Nam đối diện với thách thức

tái cơ cấu kinh tế trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng suy giảm và các yếu tố hỗ trợ tăng trưởng ngày càng yếu đi, thì sự do dự về chính sách trong cả năm 2012 đã đặt nền kinh tế vào tình trạng trì trệ chưa từng có. Toàn bộ nền kinh tế ngày càng lún sâu vào khó khăn khi cả hai thành tố chính trong tổng cầu là đầu tư và tiêu dùng cá nhân tiếp tục tăng trưởng chậm chạp, còn Chính phủ chỉ đưa ra các chính sách hỗ trợ tổng cầu và sử dụng giải pháp hành chính trong khi trì hoãn các giải pháp mang tính nền tảng (cơ cấu). Sự suy yếu của môi trường kinh doanh đi liền với sự đóng băng tín dụng đã buộc hơn năm vạn doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Doanh nghiệp rơi vào tình thế khó khăn về vốn vay và đối mặt với các khoản nợ. Chính vì thế, trong năm 2012 tỷ lệ nắm giữ tiền mặt và tương đương tiền ở mức 10%.

Bảng 4.2: Mô tả tỷ lệ tiền và tương đương tiền qua các năm

Thời gian Trung

bình Trung vị Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn Số quan sát 31/12/2011 0.102 0.057 0.944 0.002 0.120 444 31/12/2012 0.010 0.546 0.840 0.001 0.121 444 31/12/2013 0.103 0.063 0.778 0.003 0.113 444 31/12/2014 0.104 0.065 0.961 0.002 0.119 444 31/12/2015 0.107 0.674 0.695 0.001 0.119 444 31/12/2016 0.093 0.551 0.606 0.001 0.108 444

Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu nghiên cứu với phần mềm Stata

Năm 2013 đặc trưng bởi trạng thái ổn định ở cấp vĩ mô và những nỗ lực thoát khỏi trạng thái trì trệ ở cấp vi mô. Các chỉ báo gợi ý nền kinh tế đã lấy lại cân bằng từ cú sốc lạm phát cao năm 2011 và suy giảm kinh tế năm 2012. Môi trường vĩ mô đang xúc tiến các hoạt động kinh tế quay trở lại cùng với các điều chỉnh cơ cấu. Tiếp nối tín hiệu tích cực từ năm 2013, kinh tế Việt Nam trong năm 2014 và năm 2015 đã tiếp tục xu thế phục hồi với ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì vững chắc, thị trường tài chính có những chuyển biến tích cực, cân đối ngân sách được cải thiện. Đặc biệt, năm 2015, Việt Nam có sự cải thiện rõ rệt khu vực doanh nghiệp trong nước cả về số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới; số vốn đăng ký và số vốn tăng thêm và số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, khó khăn của doanh nghiệp và hộ gia đình cũng giảm bớt. Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động giảm, thể hiện sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và hiệu quả của các giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như làm tăng sức mua thị trường trong nước, giảm nhẹ chi phí kinh doanh, giảm thuế, giảm mặt bằng lãi suất cho vay và xóa bỏ hơn 6.700 điều kiện kinh doanh, 420 giờ nộp thuế của doanh nghiệp. Sau các kết quả tích cực của nền kinh tế, doanh nghiệp tại Việt Nam đã gia tăng tích lũy tiền mặt với mục đích thực hiện những dự án đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh, tỷ lệ nắm giữ tiền của các doanh nghiệp cũng chính vì thế mà tăng

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn chứa đựng nhiều thách thức khi ổn định kinh tế chưa bền vững, phục hồi không đều. Năm 2016, tăng trưởng kinh tế chậm lại, thấp hơn năm 2015, giá năng lượng tăng, giá dịch vụ công được chủ động điều chỉnh mạnh hơn, năng suất chậm cải thiện, tăng trưởng thương mại tiếp tục xu hướng giảm, khu vực nông nghiệp, khai khoáng và rất nhiều lĩnh vực dịch vụ khác đang có dấu hiệu đi xuống. Mặc dù ghi nhận con số doanh nghiệp thành lập mới tăng cao, song theo báo cáo của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch đầu tư), năm 2016 có số lượng lớn doanh nghiệp rời bỏ thị trường tăng cao bất thường và doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động vẫn rất lớn. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và giải thể do nhiều nguyên nhân trong đó có thiếu vốn, mất thị trường và nguồn nguyên liệu. Bên cạnh đó, khả năng cạnh tranh quyết liệt đã đẩy nhiều doanh nghiệp nhỏ gặp nhiều khó khăn hơn trước. Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và tác động đến tỷ lệ tiền mặt tại doanh nghiệp, chính vì vậy mà tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản của các doanh nghiệp năm 2016 chỉ ở mức 9.3%.

Nhìn vào sự chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất qua các năm ta có thể thấy mức độ nắm giữ tiền giữa các công ty là khá khác nhau, có công ty tỷ lệ nắm giữ tiền và tương đương tiền trên tổng tài sản lên tới 96.12%, trong khi đó có công ty tỷ lệ nắm giữ tiền mặt chỉ đạt 0.01%. Để có cái nhìn chi tiết hơn về mức độ nắm giữ tiền mặt khác nhau giữa các công ty, xem xét biểu đồ tỷ lệ tiền và tương đương tiền trên tổng tài sản từ năm 2014 – 2016 của 8 ngành: công nghệ (TECHNO), công nghiệp (INDUSTR), năng lượng (ENERGY), dịch vụ tiêu dùng (CONSSERV), y tế (HEALTH), hàng tiêu dùng (CONSGOODS), nguyên vật liệu (MATERIAL), dịch vụ tiện ích (ULTILITIES). Tỷ lệ tiền và tương đương tiền/ Tổng tài sản trên đầu cột biểu thị cho giá trị năm 2016.

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ tiền và tương đương tiền trên tổng tài sản giữa các ngành

Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu nghiên cứu với phần mềm Excel

Biểu đồ 4.1 cho chúng ta thấy rõ các doanh nghiệp ngành năng lượng (ENERGY), dẫn đầu trong tỷ lệ nắm giữ tiền mặt. Hiện nay, đây là lĩnh vực có lượng tiền mặt lớn nhất. Việc nắm giữ nhiều tiền mặt tạo lợi thế chủ động đặc biệt cho các doanh nghiệp này trong phục vụ sản xuất, đầu tư, mở rộng kinh doanh cũng như phòng vệ rủi ro, tạo niềm tin về khả năng hoạt động ổn định, chi trả cổ tức cho các nhà đầu tư. Lượng tiền mặt dồi dào này sẽ được các doanh nghiệp gửi ngân hàng có kỳ hạn. Đây được xem như cách thức sinh lời tạm thời trong lúc chờ đợi các cơ hội đầu tư tốt hơn và là khoản đảm bảo cho doanh nghiệp trong những tình huống khó khăn, những biến động tiêu cực từ nền kinh tế và sự suy giảm trong kinh doanh.

Trái lại, ngành vật liệu là lĩnh vực có mức độ nắm giữ tiền mặt thấp nhất trong tất cả các lĩnh vực (7.16% năm 2016). Với đặc thù hoạt động kinh doanh của đa số các doanh nghiệp trong ngành là thâm dụng vốn và nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Đây là ngành đầu vào của các ngành khác. Vì vậy, các doanh nghiệp ngành vật liệu phải sản xuất ở quy mô lớn, chi phí cố định rất cao và có cạnh tranh mạnh mẽ về giá cả. Do đứng trên giác độ của người sử dụng khi mua vật liệu, đa số họ có tâm lý quan tâm nhiều đến giá cả, sự biến động về giá có thể làm cho chi phí mua hàng của khách hàng tăng đáng kể. Chính vì thế, nhu cầu hay khách hàng trong ngành này rất nhạy

000% 005% 010% 015% 020% 025% 011% 008% 012% 015% 010% 009% 007% 012% 2014 2015 2016

cảm trong các biến động giá cả. Do vậy, các doanh nghiệp này không nắm giữ quá nhiều tiền mặt để đảm bảo quá trình tái sản xuất trong chu kỳ kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)