Định giá và tái định giá tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng bưu điện liên việt chi nhánh sài gòn (Trang 87 - 88)

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN

3.2.1.4 Định giá và tái định giá tài sản đảm bảo

Đối với tài sản thế chấp khi dùng để xử lý nợ gập phải một số vấn đề nhƣ: thiếu tính pháp lý về quyền sở hữu, việc định giá ban đầu quá cao, … cho nên khi những khoản nợ đó trở thành nợ xấu thì việc bán TSĐB không đủ thu hồi nợ. Vì vậy, cần phải có một cơ quan định giá tài sản trong khi thẩm định cho vay nhằm đảm bảo tính chính xác và trung thực. Có nhƣ thế mới có thể thu hồi đủ nợ khi khách hàng mất khả năng chi trả.

Vì giá trị tài sản liên tục thay đổi theo quan hệ thị trƣờng, do vậy khi thị trƣờng của tài sản biến động mạnh thì cơng việc tái thẩm định cần thực hiện nhằm xác định lại giá trị thực của tài sản thế chấp, là cơ sở để yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản thế chấp nhằm đảm bảo cho phần tín dụng đã vay. Trƣờng hợp khách hàng mất khả năng trả nợ thì tài sản thế chấp trƣớc đó trƣớc khi phát mại cũng cần phải tái thẩm định để nhận diện thời giá của nó.

Chi nhánh cần thận trọng khi nhận TSĐB là đất nông nghiệp, đất diện quy hoạch,... Cần thẩm định tài sản qua nhiều kênh thơng tin, trong đó có thể kiểm tra thực tế đặc biệt là các TSĐB là nhà đất nhƣng khác hiện trạng, máy móc thiết bị, phƣơng tiện giao thông vận tải đã qua sử dụng vì chất lƣợng tài sản có thể bị suy giảm nhiều hơn so với giá trị trên hồ sơ. Thực hiện định giá/định giá lại theo định kỳ đầy đủ để xác định lại giá trị thực tế, đồng thời xác định lại mức cho vay tƣơng ứng với từng loại tài sản nhằm ngăn ngừa rủi ro. Bên cạnh đó cần yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm đối với các loại tài sản bắt buộc phải mua bảo hiểm theo quy định và chuyển quyền hƣởng thụ bảo hiểm cho NHLV. Đối với các TSĐB là kho hàng, Chi nhánh cần theo dõi biến động vật tƣ hàng hóa trong kho của bên trơng giữ, liên tục cập nhật thông tin chi tiết về kho hàng, đánh giá khả năng tài chính của ngƣời trông giữ và/hoặc khả năng kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ trông giữ của pháp nhân cho thuê kho và trơng giữ vật tƣ hàng hóa. Theo dõi chặt việc tiêu thụ hàng hóa để yêu cầu khách hàng trả nợ vay đƣợc đảm bảo bằng hàng hóa trong

kho, tránh tình trạng tẩu tán tài sản trong kho làm ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng bưu điện liên việt chi nhánh sài gòn (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)