ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng bưu điện liên việt chi nhánh sài gòn (Trang 75 - 80)

2.5.1 Những mặt đạt đƣợc

Các biện pháp xử lý nợ xấu đƣợc NHLV-CNSG áp dụng cả đối với các món nợ chƣa bị phân loại thành nợ xấu theo quy định nhƣng có dấu hiệu nhận thấy khơng thu hồi đƣợc gốc/lãi theo hợp đồng tín dụng. Việc xử lý sẽ đƣợc tiến hành sớm ngay khi nhận thấy khoản vay có vấn đề, đảm bảo chất lƣợng tín dụng, hạn chế nợ xấu phát sinh trong hệ thống.

Áp dụng nhiều biện pháp thu hồi nợ, trên cơ sở phân tích tình hình thực tế của khách hàng, tùy từng trƣờng hợp mà Chi nhánh có thể linh động quyết định xem áp dụng biện pháp nào là phù hợp nhất.

Chi nhánh đƣợc ủy quyền thực hiện các biện pháp xử lý nợ (trừ các biện pháp phải trình Hội sở) nên tiến trình thực hiện nhanh, khơng gây mất nhiều thời gian và chi phí. Đối với các món nợ có vấn đề có giá trị lớn và phức tạp, Phịng Quản lý nợ có vấn đề trực thuộc Hội sở sẽ hỗ trợ việc thu hồi nợ, sau đó sẽ có văn bản hƣớng dẫn cụ thể trực tiếp đối với các khoản nợ này. Điều này giúp tiến trình xử lý nợ của Chi nhánh đƣợc thuận lợi hơn, do các cán bộ này có nhiều kinh nghiệm trong xử lý nợ.

Chi nhánh thực hiện đánh giá, phân loại nợ hàng tháng theo đúng Quyết định 493/2005/NHNN của NHNN từ đó đẩy mạnh cơng tác đơn đốc thu hồi nợ đến hạn, phản ánh đúng thực trạng nợ quá hạn tại đơn vị để giải quyết tận gốc vấn đề nợ quá hạn.

Thực hiện chuyển đổi mơ hình cấp tín dụng để tăng tính khách quan trong việc cấp tín dụng đối với khách hàng, hạn chế phần nào rủi ro đạo đức của cán bộ. Qua đó, NHLV ủy quyền mức kiểm sốt tín dụng nhất định tùy thuộc vào năng lực, trình độ của Ban lãnh đạo Chi nhánh, các khoản tín dụng cịn lại đều phải trình qua Phòng Đánh giá xếp hạng và Phê duyệt giới hạn tín dụng và Phịng Kiểm sốt giải ngân trực thuộc Hội sở để thẩm định và kiểm sốt giải ngân. Các phịng này tuy

khơng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nhƣng có tiếng nói quyết định trong việc cấp tín dụng đối với khách hàng, kiểm soát việc giản ngân và rà soát việc thực hiện các điều kiện đặt ra khi cấp tín dụng, mục đích nhằm hạn chế kịp thời các rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp ngăn chặn, khắc phục kịp thời.

Chi nhánh đã có quy chế rõ ràng trong việc kiểm soát và xác định rõ trách nhiệm trong quản lý, phòng ngừa và phát hiện rủi ro cũng nhƣ xử lý nợ xấu. NHLV đã xây dựng quy chế rõ ràng và có hình thức kỷ luật phù hợp đối với CBTD cũng nhƣ lãnh đạo phụ trách để phát sinh nợ xấu từ mức trừ điểm lƣơng kinh doanh, hạ bậc lƣơng đến hình thức sa thải và bồi thƣờng tổn thất cho ngân hàng cũng nhƣ chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật nếu không thu hồi đƣợc nợ xấu do nguyên nhân chủ quan.

2.5.2 Những hạn chế

Công tác quản lý nợ xấu nhìn chung đã đƣợc quan tâm xử lý khá tốt. Tuy nhiên, tổng số nợ xấu giai đoạn 2011-2014 vẫn cịn có xu hƣớng gia tăng cả về số lƣợng khách hàng và số dƣ nợ, do đó đã ảnh hƣởng nhất định tới kết quả kinh doanh của Chi nhánh.

Việc xử lý TSĐB tại Chi nhánh còn gập nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian do NHTM không thể tự xử lý, phát mãi TSĐB mà phụ thuộc vào các cơ quan chức năng dẫn đến công tác thu hồi nợ bị chậm trễ.

Việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu tại Chi nhánh chƣa thực sự đa dạng. Các biện pháp thu hồi nợ tại Chi nhánh đa phần là biện pháp truyền thống nhƣ thu nợ trực tiếp, xử lý TSĐB, sử dụng hệ thống pháp luật, dùng quỹ DPRR… Các biện pháp mới nhƣ mua bán nợ, chứng khốn hóa các khoản nợ xấu chƣa đƣợc thực hiện.

Đội ngũ cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực xử lý nợ xấu hầu hết tuyển chọn đầu vào có chuyên ngành kinh tế nên chƣa nắm sâu các quy định về pháp luật. Vì

vậy trong thực tế xử lý nợ xấu tại Chi nhánh, với những trƣờng hợp đặc thù đơi lúc cịn bỡ ngỡ, q trình xử lý nợ kéo dài và không triệt để.

2.5.3 Nguyên nhân tồn tại

Thứ nhất, hệ thống luật pháp, các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động

xử lý nợ xấu của ngân hàng tuy đã đƣợc ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho các NHTM chủ động trong xử lý nợ xấu. Tuy nhiên hệ thống này vẫn chƣa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và chƣa bao quát đƣợc hết các tình huống đa dạng có khả năng phát sinh trên thực tế.

Ví dụ nhƣ quyền sở hữu, quyền sử dụng, cơ chế chuyển nhƣợng phát mại tài sản, những nguyên tắc về định giá, đấu giá tài sản. Mặt khác, một số quy định, hƣớng dẫn của Chính phủ, NHNN, các Bộ, Ngành về vấn đề trên còn chƣa sát với thực tế, có những yêu cầu khó có thể thực hiện đƣợc hoặc để thực hiện sẽ mất thời gian, làm chậm tiến độ xử lý nợ xấu của các NHTM, làm giảm bớt tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của NHTM. Những hạn chế này đã ảnh hƣởng rất lớn tới công tác xử lý nợ xấu của các ngân hàng, góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Theo quy định hiện hành, khi khách hàng khơng cịn khả năng trả nợ vốn vay, NHTM đƣợc toàn quyền bán TSĐB nợ vay của khách hàng tại NHTM để xử lý. Nội dung này cũng đƣợc quy định cụ thể trong hợp đồng vay vốn và hợp đồng đảm bảo tiền vay. Trƣờng hợp bên bảo đảm không tự nguyện thực hiện giao tài sản thì NHTM có quyền u cầu các cơ quan hữu quan trên địa bàn phối hợp cƣỡng chế, thậm chí khởi kiện ra Tịa án. Khi đã khởi kiện ra Tịa thì thời gian lại kéo dài, vừa tốn kém thời gian vừa tốn kém chi phí. Ngay cả khi bản án của Tịa án có hiệu lực pháp luật thì việc thi hành án cịn nhiều vấn đề nan giải có liên quan.

Theo quy định hiện hành về việc sử dụng quỹ DPRR để XLRR: các NHTM phải phát mại TSĐB nợ vay, áp dụng hết các biện pháp mà vẫn khơng thu hồi đƣợc nợ thì mới đƣợc sử dụng quỹ DPRR để xử lý. Quy định này tuy chặt chẽ, hạn chế

trong quá trình áp dụng. Cụ thể, tuy hƣớng dẫn điều kiện nhƣng quy định không chỉ ra thế nào là biện pháp xử lý nợ cuối cùng. Mặt khác, theo hƣớng dẫn giá bán các TSĐB nợ vay có thể cao hoặc thấp hơn giá trị tồn đọng, phần chênh lệch đƣợc xử lý bằng nguồn DPRR của các NHTM. Trên thực tế, nợ xấu của nhiều NHTM Việt Nam tồn tại quá lâu, giá trị lớn, không đƣợc xử lý, trong khi nguồn dự phòng của các NHTM lại hạn hẹp thì việc thực hiện quy định trên là rất khó khăn.

Khó khăn từ thi hành án cũng ảnh hƣởng rất lớn tới hiệu quả xử lý nợ xấu của các NHTM. Khi đã có bản án của Tòa, ngân hàng làm đơn đề nghị thi hành án thì cơ quan thi hành án lại đình chỉ việc kê biên, định giá, phát mại tài sản thế chấp với lý do là TSĐB là tài sản hình thành trong tƣơng lai chƣa hợp thức hóa đƣợc chủ quyền (chƣa có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở) trong khi công ty chủ dự án ngƣng hoạt động, giám đốc công ty thƣờng xun khơng có mặt tại địa phƣơng thì việc chờ hợp thức hóa tài sản thế chấp là khơng khả thi.

Thứ hai, thiếu sự phối hợp hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, chính quyền địa

phƣơng các cấp trong quá trình xử lý nợ xấu của ngân hàng, thậm chí các cơ quan này cịn gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý, thu hồi nợ xấu.

Một số DNNN làm ăn thua lỗ, ngừng sản xuất nhƣng các Bộ, Ngành, địa phƣơng chần chừ không thực hiện sắp xếp lại do nhiều lý do gây nên khó khăn trong việc thu nợ. Cũng có doanh nghiệp đã có quyết định phá sản, giải thể nhƣng tài sản khơng thể thanh lý đƣợc do khơng có đủ giấy tờ hoặc tài sản khơng cịn giá trị. Do vậy, việc bán tài sản công khai trên thị trƣờng và qua trung tâm bán đấu giá tốn kém rất nhiều thời gian để xác định tính pháp lý của tài sản.

Việc xử lý nợ xấu liên quan đến nhiều đối tƣợng khách hàng (cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân…), nhiều lĩnh vực (sắp xếp lại doanh nghiệp, xử lý tài chính cho doanh nghiệp, xử lý TSĐB…), nhiều thủ tục hành chính (đơn từ, xác nhận, chứng thực, đăng ký, thẩm định, quy hoạch, phê duyệt, giải trình…) trong khi các văn bản quy định về các vấn đề này chƣa đồng bộ, rõ ràng. Một số cơ quan chính quyền địa

phƣơng lại không tạo điều kiện cho ngân hàng trong giải quyết các cơng việc có liên quan nên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến tiến độ xử lý nợ xấu.

Thứ ba, việc bán các khoản nợ xấu nội bảng hiện vẫn đạt kết quả rất thấp.

Biện pháp xử lý thơng qua con đƣờng chứng khốn hóa các khoản nợ xấu cho đến nay cũng chƣa thực hiện đƣợc do môi trƣờng kinh tế, điều kiện pháp lý chƣa cho phép.

Thứ tư, các cán bộ cũng nhƣ lãnh đạo đƣợc phân công thu hồi nợ chỉ lo chạy

theo các chỉ tiêu kinh doanh hiện hành, chƣa có sự quan tâm đúng mức đối với nhiệm vụ xử lý nợ xấu. Thậm chí một số cán bộ đƣợc phân cơng thu hồi nợ cịn có nhận thức rằng: nợ xấu do ngƣời khác gây ra, bây giờ mình lại phải gánh chịu việc giải quyết hậu quả nên thiếu nhiệt tình, năng động trong cơng tác thu hồi nợ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2:

Qua phân tích thực trạng hoạt động xử lý nợ xấu tại NHLV-CNSG bằng những số liệu thực tế, nguyên nhân dẫn đến những thành cơng cũng nhƣ những mặt cịn hạn chế của ngân hàng đã đƣợc làm rõ.

Các phƣơng thức mà NHLV-CNSG hiện đang áp dụng để xử lý nợ xấu cũng nhƣ những nhân tố tác động đến cơng tác quản lý nợ xấu ln có những ƣu điểm và nhƣợc điểm riêng. Phát huy những ƣu điểm và khắc phục những mặt còn hạn chế là mục đích hƣớng tới của luận văn.

Việc đánh giá những mặt đạt đƣợc cũng nhƣ những mặt cịn hạn chế có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ sở đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý nợ xấu tại NHLV-CNSG trình bày tại Chƣơng 3.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng bưu điện liên việt chi nhánh sài gòn (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)