Các biện pháp xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng bưu điện liên việt chi nhánh sài gòn (Trang 33 - 37)

1.2 LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠ

1.2.3.3 Các biện pháp xử lý nợ xấu

Nợ xấu luôn tồn tại song song với hoạt động ngân hàng. Vì vậy, yêu cầu đƣợc đặt ra là phải xử lý các khoản nợ xấu sau khi đã phát sinh. Sau đây là một số biện pháp xử lý nợ xấu:

a) Yêu cầu tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp và cơ cấu lại nợ

Đối với các khoản nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp, sau khi phân tích thực trạng tài chính, tình hình SXKD, nếu xét thấy doanh nghiệp gập khó khăn chỉ là thời điểm, có khả năng phát triển để trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp tái cơ cấu doanh nghiệp.

Tái cơ cấu doanh nghiệp là quá trình tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp có hiện trạng kinh doanh, tài chính kém nhƣng có khả năng phục hồi. Việc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp đƣợc thực hiện các bên có liên quan nhƣ: nhà đầu tƣ, nhà kinh doanh, ngân hàng cho vay nợ với mục đích cao nhất là hồi sinh doanh nghiệp và tăng giá trị cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, xử lý nợ xấu theo hƣớng tái cấu trúc doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với các khoản nợ thuộc nhóm 3 và nhóm 4 và với các khách hàng đƣợc quyết định duy trì quan hệ. Sau khi thực hiện tái cấu trúc, khoản nợ sẽ đƣợc quản lý thông qua việc giám sát chặt chẽ, nhằm đảm bảo rằng bên vay thực thi các hành động cần thiết để cải thiện tình hình của họ, và sửa chữa sai sót. Đặc biệt, trong trƣờng hợp không trả đƣợc nợ lần đầu, ngân hàng cần có hành động cƣơng quyết để thuyết phục khách hàng trong việc thực thi các biện pháp cứng rắn để củng cố vị thế của khách hàng. Ngân hàng duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng để giám sát tiến trình xử lý nợ. Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể áp dụng các phƣơng pháp:  Điều chỉnh kỳ hạn nợ: việc điều chỉnh kỳ hạn nợ thông thƣờng đƣợc thực hiện

thơng qua việc hỗn hoặc/và giảm khối lƣợng nợ gốc phải thanh toán của kỳ hạn trả nợ, nhƣng không đƣợc giảm tổng số nợ phải trả. Nếu đƣợc sử dụng một cách cẩn thận, việc điều chỉnh kỳ hạn nợ là một hình thức đƣợc chấp nhận khi thực hiện cơ cấu lại nợ.

 Gia hạn nợ: đây là phƣơng án tránh áp lực trả nợ của khách hàng để hỗ trợ khách hàng tiếp tục kinh doanh. Ngân hàng cũng có thể xem xét cấp thêm tín dụng giúp khách hàng vƣợt qua khó khăn đồng thời tạo khả năng thu hồi các khoản nợ trƣớc. Đây không phải là biện pháp tốt vì nó mang tính mạo hiểm cao.

 Giảm, miễn một phần lãi phải trả: giải pháp này có thể đƣợc xem xét áp dụng tuỳ thuộc vào thiện chí trả nợ vay của khách hàng và tuân thủ theo các quy định hiện hành của Nhà nƣớc và của từng ngân hàng. Việc giảm, miễn lãi đối với khách hàng coi nhƣ sự hy sinh một phần doanh thu của ngân hàng để có thể tận thu hồi đƣợc nguồn vốn đã cho vay.

b) Xử lý TSĐB, yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

Đối với những khoản nợ xấu không thể cơ cấu lại nợ, khách hàng khơng có khả năng phát triển, chây ỳ trong việc trả nợ… thì NHTM chủ động xử lý các TSBĐ nợ vay theo các hình thức sau: tự bán công khai trên thị trƣờng, bán qua Trung tâm dịch vụ Bán đấu giá tài sản, bán cho Công ty Mua bán nợ của Nhà nƣớc. Trong trƣờng hợp khoản vay khơng đƣợc thanh tốn đầy đủ thì ngân hàng đƣợc xử lý TSBĐ theo nguyên tắc và cơ chế theo luật định.

Đối với các khoản cho vay có sự bảo lãnh của bên thứ 3: Nếu đến hạn mà bên vay khơng thực hiện nghĩa vụ thì ngân hàng yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay. Trƣờng hợp bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay, ngân hàng chủ động xử lý tài sản bảo lãnh tƣơng tự nhƣ các tài sản thế chấp cầm cố của bên vay.

Mặc dù biện pháp này là không mong muốn do việc phát mại TSBĐ hoặc đòi nợ bên bảo lãnh thƣờng rất phức tạp với nhiều thủ tục, tốn nhiều thời gian, khả năng thu hồi đầy đủ nợ thƣờng không cao, song ngân hàng vẫn buộc phải thực hiện để thu hồi vốn. Cho đến nay, đây là một trong số các biện pháp thu hồi vốn có hiệu quả nhất cho các ngân hàng, đặc biệt các khoản nợ do cơ sở pháp lý chƣa đầy đủ, khách hàng lừa đảo ngân hàng…

Biện pháp kiện khách hàng ra Tồ để địi nợ đƣợc ngân hàng lựa chọn khi các biện pháp trên khơng khả thi. Ngân hàng có thể nhờ Tồ án can thiệp buộc khách hàng trả nợ, chuyển giao TSBĐ tiền vay, phát mại tài sản của khách hàng hoặc nếu khách hàng là doanh nghiệp không trả đƣợc nợ và ngân hàng với tƣ cách là chủ nợ chính có thể làm đơn xin tồ mở thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật Phá sản.

Trên thực tế, việc phải sử dụng đến giải pháp này thƣờng không đem lại hiệu quả cao cho việc đòi nợ của ngân hàng vì thủ tục rắc rối, khách hàng thƣờng là khơng cịn khả năng trả nợ, TSBĐ có tranh chấp về pháp lý hoặc khơng đủ giá trị bù đắp cho khoản vay, việc xử lý tài sản hoặc thu hồi nợ thông qua cơ quan Thi hành án thƣờng mất nhiều thời gian, tốn kém về chi phí và thời gian.

d) Sử dụng DPRR

Theo thông lệ quốc tế, muốn xoá nợ tồn đọng phải có nguồn tiền nhất định. Ở Việt Nam, tiền dùng để xử lý nợ là từ quỹ DPRR của ngân hàng hoặc từ Ngân sách Nhà nƣớc.

DPRR là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. DPRR đƣợc tính theo dƣ nợ gốc và hạch tốn vào chi phí hoạt động của TCTD.

Những trƣờng hợp đƣợc xử lý từ quỹ DPRR là khi khách hàng vay vốn, bên đƣợc bảo lãnh vay vốn, bên đƣợc hƣởng dịch vụ thanh toán là những tổ chức bị giải thể, phá sản hoặc cá nhân bị chết, mất tích hoặc khơng thực hiện đƣợc các nghĩa vụ nợ do bất khả kháng và những khoản nợ thuộc nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn.

Do tính chủ động cao nên biện pháp này thƣờng đƣợc các ngân hàng vận dụng tối đa nhằm xử lý nợ xấu nhanh chóng. Thực chất của biện pháp này là ngân hàng sử dụng nội lực của mình để khắc phục gánh nặng nợ xấu nên ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Việc sử dụng quá nhiều giải pháp này làm giảm thu nhập của ngân hàng trong khi vốn cho vay vẫn không thu hồi đƣợc. Vì vậy, ngân hàng nên chú trọng vào các biện pháp thu hồi nợ có tính triệt để hơn.

Biện pháp này đƣợc ngân hàng sử dụng đối với các khoản nợ khơng có TSBĐ hoặc không muốn mất thời gian đòi nợ. Ngân hàng sẽ chuyển quyền đòi nợ cho một TCTD hoặc tổ chức hoặc cá nhân khác có chức năng theo quy định để sớm thu hồi vốn của mình. Khi bán các khoản nợ xấu, ngân hàng thƣờng chấp nhận bán với giá thấp hơn giá trị khoản nợ để thu hồi vốn nhanh và tránh ảnh hƣởng tới những khoản nợ còn lại. Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, bên cạnh việc nhanh chóng đƣa các khoản nợ xấu ra khỏi bảng tổng kết tài sản, các ngân hàng thƣờng thành lập một tổ chức có tính chun mơn hố cao gọi là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC). Công ty này sẽ tiếp nhận các khoản nợ và thực hiện mua bán tiếp theo.

f) Chứng khốn hóa các khoản nợ

Hiện nay, một phƣơng pháp mới trong công tác xử lý nợ xấu đuợc áp dụng rộng rãi trên thế giới là chứng khoán hoá các khoản nợ. Chứng khoán hoá là chuyển đổi một tập hợp có chọn lọc các khoản vay có thế chấp của ngân hàng mà trƣớc đó khơng có thị trƣờng thứ cấp để giao dịch thành các chứng khốn khả mại, có thể bán trên thị trƣờng thứ cấp. Ngân hàng có thể dùng phƣơng pháp này để xử lý các khoản nợ xấu của mình nhƣng cần có sự phát triển mạnh mẽ của thị trƣờng chứng khoán cùng giao dịch mua bán nợ.

Đối mặt với áp lực rủi ro tín dụng và yêu cầu tăng vốn chủ sở hữu, công cụ quản lý rủi ro chứng khoán hoá các khoản cho vay đã giúp ngân hàng hạn chế một cách hiệu quả rủi ro tín dụng. NHTM bắt đầu bằng cách khoanh khoản nợ xấu có thế chấp và chuyển nó ra khỏi nội bảng, hạch toán ngoại bảng để bán cho ngƣời đầu tƣ chứng khốn thơng qua trung gian là ngƣời đƣợc uỷ thác. Ngƣời đƣợc uỷ thác thƣờng là tổ chức đƣợc bảo đảm không bị phá sản và hoạt động chuyên nghiệp về phát hành chứng khoán. Đầu tƣ thơng qua hoạt động chứng khốn hố giúp ngân hàng đa dạng hố, giảm rủi ro, giảm các chi phí đối với việc giám sát các khoản cho vay.

Công nghệ chứng khoán hoá hấp dẫn nhiều ngân hàng, bởi vì thơng qua đó mà ngân hàng có thể rút ngắn đƣợc thời gian xử lý nợ xấu, tăng khả năng thanh

khoản của tài sản, cung cấp một phƣơng tiện tài trợ mới, giảm đƣợc các chi phí có tính chất thế cũng nhƣ tăng thu nhập từ thuế.

1.3 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng bưu điện liên việt chi nhánh sài gòn (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)